Túi tiền quốc gia và tâm tư đại biểu Quốc hội
Giữa kỳ vọng và hiện thực khi sửa Luật Ngân sách còn khoảng cách không hề nhỏ
Không có đủ thời gian để nghiên cứu và tham vấn, bấm nút rồi mà vẫn băn khoăn... là tâm tư của không ít vị đại biểu tại Quốc hội - cơ quan thay mặt dân quyết định việc chi tiêu ngân sách Nhà nước, không chỉ riêng khóa 13 này.
Với việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành đang đi gần hết chặng đường, những bất cập nói trên được kỳ vọng sẽ khắc phục được cơ bản.
Nhưng, xem ra giữa kỳ vọng và hiện thực còn khoảng cách không hề nhỏ.
Đúng quy định thì khó cho địa phương
Một trong những “chiếc khóa” được kỳ vọng sẽ kiểm soát cánh cửa ngân sách còn khá rộng cho sự tùy tiện hiện nay chính là hiến định “các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước phải được dự toán”.
Hiến định này được cụ thể hóa tại dự thảo luật, theo góp ý của đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) ở hội nghị đại biểu chuyên trách ngày 17/4 vừa qua là rất chặt chẽ, nhằm xiết chặt kỷ cương trong quản lý ngân sách của Nhà nước.
Nhưng, vị đại biểu này cũng băn khoăn khi trong thực tiễn ở địa phương có những vấn đề phát sinh chưa có hoặc không có trong dự toán. Như ngân sách đối ứng công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, hay chi phí đền bù, giải tỏa các công trình xây dựng cơ bản mà ngân sách địa phương bỏ ra.
Nếu cứ căn cứ vào hiến định nói trên thì theo đại biểu Lâm là rất khó xử lý, vì nếu có tạm ứng ngân sách năm sau như dự thảo quy định cũng chỉ được không quá 20% dự toán của năm sau.
Việc này rất khó cho địa phương, đại biểu Lâm nhấn mạnh.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cũng băn khoăn bởi việc quản lý thu chi theo dự toán được coi như một bảo bối lại chính là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí ngân sách rất lớn.
"Việc quản lý đồng tiền của chúng ta không gắn với hiệu quả, hồ sơ rất đẹp, cứ miễn đến cuối năm thanh quyết toán đẹp là được, hết chương trình, dự án quyết toán đẹp là được", ông Nam bình luận.
Theo đại biểu Nam thì cần bổ sung nguyên tắc chịu trách nhiệm của chủ tài khoản vào dự thảo luật.
Cũng thừa nhận quy định toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán là cần thiết, song đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại băn khoăn khi bấy lâu nay có một tình trạng có rất nhiều khoản chi cả lớn và nhỏ không hoặc chưa thực sự theo kịp và chưa phù hợp với thực tiễn.
Có những trường hợp cứ đúng như theo quy định của tài chính mà chi thì lại không được việc, cho nên có chuyện đôi khi cứ phải "vẽ" ra, phải "biến báo" để cho đúng, đây là thực tế, ông Cương khẳng định.
Từ thực tế này, đại biểu Cương đề nghị bổ sung nguyên tắc để đảm bảo việc chi các khoản chi ngân sách Nhà nước đúng và phù hợp với thực tiễn.
Cử tri hỏi, không biết lý giải kiểu gì
"Cử tri hỏi tôi tại sao Tp.HCM để lại nội địa 23% mà Hà Nội 41%, tôi không biết lý giải kiểu gì", Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch “than thở”.
Khó trả lời, theo đại biểu Lịch là vì tính minh bạch, nếu minh bạch thì không ai so bì.
Liên quan đến thưởng vượt thu ngân sách - vấn đề đang còn gây tranh luận sôi nổi - đại biểu Lịch nêu chính kiến: “Bộ máy Nhà nước không nên đặt vấn đề thưởng hay không thưởng”.
Bởi vì, nhiệm vụ của lãnh đạo tỉnh là phải thu thuế cho Chính phủ, phần nào của Trung ương là anh phải thu, không thu đủ là không hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng quan điểm không thưởng và đang công tác tại địa bàn một tỉnh chưa tự túc được ngân sách là Thanh Hóa, nhưng quan điểm của ông Lê Nam là đối với những tỉnh có nhiều khoản thu lớn, đóng góp cho trung ương thì nên có cơ chế phân chia, cho họ được hưởng thì mới khuyến khích được họ.
Nên tính toán để cho người ta được thụ hưởng theo một cách chủ động ngay từ khi lập dự toán, lập cơ chế hoặc xem xét ngay từ đầu, cơ chế thưởng không hay bằng cơ chế chủ động, ông Nam góp ý.
Trước đó, tại phiên thảo luận về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng "không thể không thưởng cho địa phương” nhưng để tránh tình trạng “ông nào cũng đòi thưởng” thì phải có mức khống chế.
Với việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành đang đi gần hết chặng đường, những bất cập nói trên được kỳ vọng sẽ khắc phục được cơ bản.
Nhưng, xem ra giữa kỳ vọng và hiện thực còn khoảng cách không hề nhỏ.
Đúng quy định thì khó cho địa phương
Một trong những “chiếc khóa” được kỳ vọng sẽ kiểm soát cánh cửa ngân sách còn khá rộng cho sự tùy tiện hiện nay chính là hiến định “các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước phải được dự toán”.
Hiến định này được cụ thể hóa tại dự thảo luật, theo góp ý của đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) ở hội nghị đại biểu chuyên trách ngày 17/4 vừa qua là rất chặt chẽ, nhằm xiết chặt kỷ cương trong quản lý ngân sách của Nhà nước.
Nhưng, vị đại biểu này cũng băn khoăn khi trong thực tiễn ở địa phương có những vấn đề phát sinh chưa có hoặc không có trong dự toán. Như ngân sách đối ứng công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, hay chi phí đền bù, giải tỏa các công trình xây dựng cơ bản mà ngân sách địa phương bỏ ra.
Nếu cứ căn cứ vào hiến định nói trên thì theo đại biểu Lâm là rất khó xử lý, vì nếu có tạm ứng ngân sách năm sau như dự thảo quy định cũng chỉ được không quá 20% dự toán của năm sau.
Việc này rất khó cho địa phương, đại biểu Lâm nhấn mạnh.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cũng băn khoăn bởi việc quản lý thu chi theo dự toán được coi như một bảo bối lại chính là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí ngân sách rất lớn.
"Việc quản lý đồng tiền của chúng ta không gắn với hiệu quả, hồ sơ rất đẹp, cứ miễn đến cuối năm thanh quyết toán đẹp là được, hết chương trình, dự án quyết toán đẹp là được", ông Nam bình luận.
Theo đại biểu Nam thì cần bổ sung nguyên tắc chịu trách nhiệm của chủ tài khoản vào dự thảo luật.
Cũng thừa nhận quy định toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán là cần thiết, song đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại băn khoăn khi bấy lâu nay có một tình trạng có rất nhiều khoản chi cả lớn và nhỏ không hoặc chưa thực sự theo kịp và chưa phù hợp với thực tiễn.
Có những trường hợp cứ đúng như theo quy định của tài chính mà chi thì lại không được việc, cho nên có chuyện đôi khi cứ phải "vẽ" ra, phải "biến báo" để cho đúng, đây là thực tế, ông Cương khẳng định.
Từ thực tế này, đại biểu Cương đề nghị bổ sung nguyên tắc để đảm bảo việc chi các khoản chi ngân sách Nhà nước đúng và phù hợp với thực tiễn.
Cử tri hỏi, không biết lý giải kiểu gì
"Cử tri hỏi tôi tại sao Tp.HCM để lại nội địa 23% mà Hà Nội 41%, tôi không biết lý giải kiểu gì", Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch “than thở”.
Khó trả lời, theo đại biểu Lịch là vì tính minh bạch, nếu minh bạch thì không ai so bì.
Liên quan đến thưởng vượt thu ngân sách - vấn đề đang còn gây tranh luận sôi nổi - đại biểu Lịch nêu chính kiến: “Bộ máy Nhà nước không nên đặt vấn đề thưởng hay không thưởng”.
Bởi vì, nhiệm vụ của lãnh đạo tỉnh là phải thu thuế cho Chính phủ, phần nào của Trung ương là anh phải thu, không thu đủ là không hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng quan điểm không thưởng và đang công tác tại địa bàn một tỉnh chưa tự túc được ngân sách là Thanh Hóa, nhưng quan điểm của ông Lê Nam là đối với những tỉnh có nhiều khoản thu lớn, đóng góp cho trung ương thì nên có cơ chế phân chia, cho họ được hưởng thì mới khuyến khích được họ.
Nên tính toán để cho người ta được thụ hưởng theo một cách chủ động ngay từ khi lập dự toán, lập cơ chế hoặc xem xét ngay từ đầu, cơ chế thưởng không hay bằng cơ chế chủ động, ông Nam góp ý.
Trước đó, tại phiên thảo luận về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng "không thể không thưởng cho địa phương” nhưng để tránh tình trạng “ông nào cũng đòi thưởng” thì phải có mức khống chế.