Ngân sách: Làm sao tránh “ông nào cũng đòi thưởng”?
"Không thể không thưởng cho địa phương được..., tôi làm bộ trưởng mãi tôi biết"
"Đừng nên căng thẳng với địa phương, nhưng phải rất chặt chẽ với bội chi", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi, tại phiên họp chiều 8/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Liên quan đến quy trình quyết định ngân sách - vấn đề từng gây tranh cãi ở nhiều phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Phùng Quốc Hiển cho biết cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất giữ nguyên như quy trình hiện hành. Nhưng thời gian lập dự toán sớm hơn, bắt đầu từ 1/5 thay vì 15/5 như dự thảo luật đã trình Quốc hội.
Vẫn phân vân về điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lo nếu dự toán gửi trước 20 ngày trước khai mạc kỳ họp Quốc hội thì cũng khó khăn, nếu bắt đầu từ 15/5 thì đỡ hơn và cũng phù hợp với Luật Đầu tư công.
Một trong những vấn đề cơ quan thẩm tra xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra là thưởng vượt thu ngân sách.
Cơ quan thẩm tra đề nghị bên cạnh giữ như quy định của luật hiện hành, tức là tính thưởng trên số thu các khoản phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương thì có thêm phương án quy định mức thưởng không quá 20% các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, trừ thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.
Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách chọn phương án hai, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.
"Không thể không thưởng cho địa phương được, nếu không có cấp ủy và chính quyền địa phương thì bộ trưởng tài mấy cũng không hoàn thành nhiệm vụ được, tôi làm bộ trưởng mãi tôi biết", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bình luận.
"Tuy nhiên, để tránh tình trạng “ông nào cũng đòi thưởng” thì phải có mức khống chế. Phần vượt mà ông ấy được thưởng 20% thì xứng đáng quá còn gì nữa, tôi nghĩ phải hơn nữa, 30% (như quy định hiện hành - PV) là hợp tình hợp lý không nên bớt đi, đừng nên căng thẳng với địa phương", Chủ tịch Quốc hội góp ý.
Nội dung khác khiến Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chưa yên tâm là quy định về bội chi ngân sách Nhà nước.
Dự thảo luật quy định, bội chi ngân sách Nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan thẩm tra và ban soạn thảo tính thêm xem luật ban hành thì bội chi sẽ lên bao nhiêu, có cao hơn mức 5% GDP không rồi từ đó mới tính ra mức cho địa phương.
"Giờ bội chi khoảng 5% GDP rồi, tính thêm nợ công thì lên 6 -7% , làm cục bội chi địa phương nữa thì ra 10% à?", Chủ tịch lo lắng và yêu cầu, "lúc này làm ngân sách phải rất chặt chẽ với bội chi chứ chỉ nói áng chừng thôi là không được".
Liên quan đến quy trình quyết định ngân sách - vấn đề từng gây tranh cãi ở nhiều phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Phùng Quốc Hiển cho biết cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất giữ nguyên như quy trình hiện hành. Nhưng thời gian lập dự toán sớm hơn, bắt đầu từ 1/5 thay vì 15/5 như dự thảo luật đã trình Quốc hội.
Vẫn phân vân về điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lo nếu dự toán gửi trước 20 ngày trước khai mạc kỳ họp Quốc hội thì cũng khó khăn, nếu bắt đầu từ 15/5 thì đỡ hơn và cũng phù hợp với Luật Đầu tư công.
Một trong những vấn đề cơ quan thẩm tra xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra là thưởng vượt thu ngân sách.
Cơ quan thẩm tra đề nghị bên cạnh giữ như quy định của luật hiện hành, tức là tính thưởng trên số thu các khoản phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương thì có thêm phương án quy định mức thưởng không quá 20% các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, trừ thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.
Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách chọn phương án hai, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.
"Không thể không thưởng cho địa phương được, nếu không có cấp ủy và chính quyền địa phương thì bộ trưởng tài mấy cũng không hoàn thành nhiệm vụ được, tôi làm bộ trưởng mãi tôi biết", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bình luận.
"Tuy nhiên, để tránh tình trạng “ông nào cũng đòi thưởng” thì phải có mức khống chế. Phần vượt mà ông ấy được thưởng 20% thì xứng đáng quá còn gì nữa, tôi nghĩ phải hơn nữa, 30% (như quy định hiện hành - PV) là hợp tình hợp lý không nên bớt đi, đừng nên căng thẳng với địa phương", Chủ tịch Quốc hội góp ý.
Nội dung khác khiến Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chưa yên tâm là quy định về bội chi ngân sách Nhà nước.
Dự thảo luật quy định, bội chi ngân sách Nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan thẩm tra và ban soạn thảo tính thêm xem luật ban hành thì bội chi sẽ lên bao nhiêu, có cao hơn mức 5% GDP không rồi từ đó mới tính ra mức cho địa phương.
"Giờ bội chi khoảng 5% GDP rồi, tính thêm nợ công thì lên 6 -7% , làm cục bội chi địa phương nữa thì ra 10% à?", Chủ tịch lo lắng và yêu cầu, "lúc này làm ngân sách phải rất chặt chẽ với bội chi chứ chỉ nói áng chừng thôi là không được".