Tuyên bố chung ASEAN không nhắc đến phán quyết "đường lưỡi bò"
Các nước trong khối đã không đưa ra được một tuyên bố chung thể hiện lập trường cứng rắn về tranh chấp lãnh thổ trên vùng biển Đông
Trong cuộc họp đầu tiên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau khi có phán quyết vụ kiện Biển Đông, các nước trong khối đã không đưa ra được một tuyên bố chung thể hiện lập trường cứng rắn về tranh chấp lãnh thổ trên vùng biển này.
Theo tin từ Bloomberg, ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN cho biết họ hài lòng với sự phát triển quan hệ với Trung Quốc, và không đề cập cụ thể đến phán quyết mà Tòa án Thường trực Trọng tài ở The Hague đưa ra bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước hội nghị, Philippines, nước đâm đơn kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đã kêu gọi ASEAN đề cập đến căng thẳng ở Biển Đông.
Thông cáo chung nói các ngoại trưởng tiếp tục “quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây và hiện nay, đồng thời lưu ý những lo ngại mà một số ngoại trưởng đề cập về vấn đề bồi lấp đảo và gia tăng hoạt động trong khu vực”.
Các ngoại trưởng kêu gọi các quốc gia liên quan kiềm chế ở Biển Đông, nơi 5 nghìn tỷ USD hàng hóa đi qua mỗi năm.
Chuyên gia cấp cao Ian Storey thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nhận xét không có điểm gì mới trong tuyên bố này và không có gì ngạc nhiên khi phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài không được tuyên bố đề cập. “Người ta luôn hoài nghi về khả năng của ASEAN trong việc sát lại cùng nhau và ra một tuyên bố chug ủng hộ phán quyết củaTòa án Thường trực Trọng tài”, ông Storey nói.
“ASEAN cần giải quyết hiệu quả những thách thức an ninh ảnh hưởng đến khu vực, đặc biệt những diễn biến hiện nay trên Biển Đông”, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói tại hội nghị, theo một tuyên bố ra ngày 25/7. Ông Yasay hối thúc ASEAN ra một tuyên bố ủng hộ những nỗ lực pháp lý và ngoại giao nhằm đạt giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên Biển Đông.
Trong một tuyên bố khác, ngoại trưởng Indonesia nói sự gắn kết nội bộ khối là điều cần thiết để đạt các mục tiêu của ASEAN, đặc biệt xét đến bối cảnh khu vực hiện nay.
Hôm Chủ nhật vừa rồi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người tham dự hội nghị ngoại trưởng ASEAN mở rộng ở Lào, nói Bắc Kinh đánh giá cao nỗ lực của Campuchia trong vấn đề Biển Đông.
“Chúng tôi sẽ không cho phép các thế lực bên ngoài gây bất ổn trong khu vực bằng cách thổi phồng cái gọi là phán quyết vụ kiện Biển Đông”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị.
Lần gần đây nhất ASEAN không ra được tuyên bố chung về Biển Đông là vào tháng 6, khi Malaysia công bố sau đó rút lại một tuyên bố chung từ các ngoại trưởng ASEAN nói “quan ngại sâu sắc” về những diễn biến trên Biển Đông. Tuyên bố đó đề cập cụ thể đến Trung Quốc, đánh dấu lần đầu tiên ASEAN nhắc đến Trung Quốc khi kêu gọi giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Vào năm 2012, ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử khối không đưa ra được một tuyên bố chung do những bất đồng về vấn đề Biển Đông. Sau khi hội nghị vào năm đó thất bị, Campuchia phủ nhận cáo buộc cho rằng nước này ngả theo sức ép của Trung Quốc nên đòi không đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung.
Trước đó Trung Quốc đã cảnh báo các nước ASEAN không được đề cập đến tranh chấp lãnh thổ trong tuyên bố chung.
Theo tin từ Bloomberg, ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN cho biết họ hài lòng với sự phát triển quan hệ với Trung Quốc, và không đề cập cụ thể đến phán quyết mà Tòa án Thường trực Trọng tài ở The Hague đưa ra bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước hội nghị, Philippines, nước đâm đơn kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đã kêu gọi ASEAN đề cập đến căng thẳng ở Biển Đông.
Thông cáo chung nói các ngoại trưởng tiếp tục “quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây và hiện nay, đồng thời lưu ý những lo ngại mà một số ngoại trưởng đề cập về vấn đề bồi lấp đảo và gia tăng hoạt động trong khu vực”.
Các ngoại trưởng kêu gọi các quốc gia liên quan kiềm chế ở Biển Đông, nơi 5 nghìn tỷ USD hàng hóa đi qua mỗi năm.
Chuyên gia cấp cao Ian Storey thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nhận xét không có điểm gì mới trong tuyên bố này và không có gì ngạc nhiên khi phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài không được tuyên bố đề cập. “Người ta luôn hoài nghi về khả năng của ASEAN trong việc sát lại cùng nhau và ra một tuyên bố chug ủng hộ phán quyết củaTòa án Thường trực Trọng tài”, ông Storey nói.
“ASEAN cần giải quyết hiệu quả những thách thức an ninh ảnh hưởng đến khu vực, đặc biệt những diễn biến hiện nay trên Biển Đông”, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói tại hội nghị, theo một tuyên bố ra ngày 25/7. Ông Yasay hối thúc ASEAN ra một tuyên bố ủng hộ những nỗ lực pháp lý và ngoại giao nhằm đạt giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên Biển Đông.
Trong một tuyên bố khác, ngoại trưởng Indonesia nói sự gắn kết nội bộ khối là điều cần thiết để đạt các mục tiêu của ASEAN, đặc biệt xét đến bối cảnh khu vực hiện nay.
Hôm Chủ nhật vừa rồi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người tham dự hội nghị ngoại trưởng ASEAN mở rộng ở Lào, nói Bắc Kinh đánh giá cao nỗ lực của Campuchia trong vấn đề Biển Đông.
“Chúng tôi sẽ không cho phép các thế lực bên ngoài gây bất ổn trong khu vực bằng cách thổi phồng cái gọi là phán quyết vụ kiện Biển Đông”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị.
Lần gần đây nhất ASEAN không ra được tuyên bố chung về Biển Đông là vào tháng 6, khi Malaysia công bố sau đó rút lại một tuyên bố chung từ các ngoại trưởng ASEAN nói “quan ngại sâu sắc” về những diễn biến trên Biển Đông. Tuyên bố đó đề cập cụ thể đến Trung Quốc, đánh dấu lần đầu tiên ASEAN nhắc đến Trung Quốc khi kêu gọi giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Vào năm 2012, ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử khối không đưa ra được một tuyên bố chung do những bất đồng về vấn đề Biển Đông. Sau khi hội nghị vào năm đó thất bị, Campuchia phủ nhận cáo buộc cho rằng nước này ngả theo sức ép của Trung Quốc nên đòi không đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung.
Trước đó Trung Quốc đã cảnh báo các nước ASEAN không được đề cập đến tranh chấp lãnh thổ trong tuyên bố chung.