Tỷ phú số 1 thế giới mê kiếm tiền từ nhỏ
Thật khó cho ai đó trải qua một ngày ở Mexico mà không “đóng góp” tiền bạc cho Carlos Slim
Tỷ phú người Mexico Carlos Slim, người giàu nhất thế giới theo danh sách thường niên mà tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố, đã chứng tỏ tài năng kinh doanh từ khi còn là một cậu bé 10 tuổi.
Hãng tin Reuters cho hay, ở tuổi đó, Slim đã biết cách kiếm tiền bằng cách bán đồ uống và bánh snack cho người thân trong gia đình.
Khi trở thành một thanh niên, Slim thường xuyên ghi chép cẩn thận trong sổ sách số tiền kiếm được và các khoản chi tiêu. Anh còn mua trái phiếu tiết kiệm của Chính phủ và từ đó học được những bài học quý giá về lợi nhuận.
Hơn một nửa thế kỷ sau đó, ở tuổi 70, Slim đã có trong tay khối tài sản 53,5 tỷ USD, vượt tỷ phú Bill Gates của Mỹ để trở thành người giàu nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của tỷ phú này là một “đế chế” kinh doanh trải rộng, từ những chuỗi siêu thị nổi tiếng nhất ở Mexico, mạng di động lớn nhất ở nước này, tới các khách sạn, nhà hàng, giàn khoan dầu lửa, các công ty xây dựng và cả một nhà băng.
Reuters cho biết, thật khó cho ai đó trải qua một ngày ở Mexico mà không “đóng góp” tiền bạc cho Carlos Slim! Bên ngoài biên giới của quốc gia Nam Mỹ này, Slim còn nắm giữ cổ phần trong những tên tuổi lớn như hãng bán lẻ Saks và tờ báo New York Times nổi tiếng của Mỹ.
Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính của Slim được xác định khi vào năm 1990, ông cùng một số đối tác mua lại công ty điện thoại quốc doanh Telmex đang dở sống dở chết với giá 1,7 tỷ USD. Sau khi biến Telmex thành một cỗ máy in tiền, ông tách ra một công ty có tên America Movil và mạnh tay phát triển công ty này thông qua các vụ mua lại. Hiện nay, America Movil là nhà mạng không dây lớn thứ tư trên thế giới.
Nhiều người chỉ trích rằng, Slim đã xây dựng khối tài sản của ông bằng sự độc quyền, nhưng tỷ phú này có một triết lý khá đơn giản về việc kiếm tiền. “Sự giàu có cũng giống như một vườn cây ăn trái. Với vườn cây đó, việc cần làm là làm nó lớn lên, tái đầu tư để làm nó rộng ra, hoặc mở rộng ra các lĩnh vực khác”, Slim phát biểu với Reuters hồi năm 2007.
Tỷ phú nghiện xì gà này được mệnh danh là “vua Midas”, vì hễ ông mua công ty gặp khó nào thì công ty đó đều trở thành một cỗ máy in tiền.
Năm 2008, Slim mua một lượng chứng quyền (quyền cho phép người sở hữu nó được mua một lượng cổ phiếu xác định, với một mức giá xác định, trong một thời hạn nhất định) của tập đoàn truyền thông New York Times với giá 250 triệu USD khi giá cổ phiếu của tập đoàn sụt giảm. Tới thời điểm hiện nay, số tiền lãi mà Slim thu về từ thương vụ này đã lên tới 80 triệu USD, đồng thời ông có thể nắm giữ tới 16% cổ phần trong tập đoàn này, dù ông tuyên bố không quan tâm tới việc trở thành một ông trùm truyền thông ở Mỹ.
Slim đã được cha thân sinh là Julian Slim Haddad, một người Lebanon nhập cư vào Mexico hồi đầu những năm 1900, truyền cho những bài học kinh doanh đầu tiên. Khi đặt chân tới Mexico, Slim Haddad đã mở một hiệu bách hóa mang tên Star of the Orient và mua bất động sản giá rẻ trong thời gian diễn ra cách mạng Mexico.
Vào năm 1987, khi giá cổ phiếu ở Mexico lao dốc chóng mặt vì tác động của khủng hoảng, Slim đã nhận thấy cơ hội lớn giữa lúc các nhà đầu tư khác lo sợ. Ông đã tranh thủ gom mua cổ phiếu giá rẻ và bán ra để thu lời khi thị trường hồi phục.
“Chúng tôi biết rằng các cuộc khủng hoảng luôn chỉ là vấn đề tạm thời và chẳng có sự cố nào kéo dài cả trăm năm. Cơ hội luôn luôn có. Khi xảy ra khủng hoảng, sự điều chỉnh sẽ được kéo theo, người ta thường phản ứng thái quá, khiến giá cả của các mặt hàng giảm dưới giá trị thực”, Slim từng nói.
Tài sản khổng lồ của Slim khiến người ta không thể hình dung ra lối sống tiết kiệm của ông. Người giàu nhất thế giới này đã sống trong một ngôi nhà duy nhất trong suốt 40 năm qua và lái một chiếc Mercedes Benz cũ kỹ, dù đây là một chiếc xe chống đạn và luôn có các vệ sĩ đi kèm. Ông cũng không sở hữu máy bay riêng, du thuyền hay những tài sản xa xỉ khác như giới thượng lưu ở Mexico thường có.
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư, Slim đã thành lập một công ty địa ốc và từng làm nhân viên giao dịch ở sàn giao dịch chứng khoán Mexco. Khi có nhiều vốn hơn, ông đã mạnh dạn mở một công ty môi giới chứng khoán vào giữa thập niên 1960, và một thập kỷ sau đó bắt đầu việc mua lại những công ty làm ăn thua lỗ, bao gồm một công ty sản xuất thuốc lá, một công ty bách hóa, một hãng khai mỏ, một công ty sản xuất dây cáp và săm lốp...
Tới thập niên 1990, Slim bắt tay vào việc xây dựng “đế chế” viễn thông của mình sau khi mua lại Telmex. Tập đoàn America Movil của ông hiện có 201 triệu khách hàng từ khắp Brazil tới Mỹ.
Tỷ phú 70 tuổi này đã nhường quyền lãnh đạo công ty thường ngày cho ba con trai của ông và những phụ tá thân cận. Tuy nhiên, khi xuất hiện tại các sự kiện truyền thông, ông vẫn là người đứng đầu của America Movil.
Slim cũng là một tỷ phú tham gia khá tích cực vào cuộc chiến chống đói nghèo, thất học và cải thiện chăm sóc y tế cho người dân ở khu vực Mỹ Latin. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ tuyên bố sẽ cống hiến phần lớn tài sản của mình cho hoạt động từ thiện như các tỷ phú Bill Gates hay Warren Buffett.
Slim cho rằng, các doanh nhân có thể giúp người khác bằng cách tạo ra việc làm và tài sản bằng con đường đầu tư hơn là “trở thành những ông già Noel”.
Hãng tin Reuters cho hay, ở tuổi đó, Slim đã biết cách kiếm tiền bằng cách bán đồ uống và bánh snack cho người thân trong gia đình.
Khi trở thành một thanh niên, Slim thường xuyên ghi chép cẩn thận trong sổ sách số tiền kiếm được và các khoản chi tiêu. Anh còn mua trái phiếu tiết kiệm của Chính phủ và từ đó học được những bài học quý giá về lợi nhuận.
Hơn một nửa thế kỷ sau đó, ở tuổi 70, Slim đã có trong tay khối tài sản 53,5 tỷ USD, vượt tỷ phú Bill Gates của Mỹ để trở thành người giàu nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của tỷ phú này là một “đế chế” kinh doanh trải rộng, từ những chuỗi siêu thị nổi tiếng nhất ở Mexico, mạng di động lớn nhất ở nước này, tới các khách sạn, nhà hàng, giàn khoan dầu lửa, các công ty xây dựng và cả một nhà băng.
Reuters cho biết, thật khó cho ai đó trải qua một ngày ở Mexico mà không “đóng góp” tiền bạc cho Carlos Slim! Bên ngoài biên giới của quốc gia Nam Mỹ này, Slim còn nắm giữ cổ phần trong những tên tuổi lớn như hãng bán lẻ Saks và tờ báo New York Times nổi tiếng của Mỹ.
Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính của Slim được xác định khi vào năm 1990, ông cùng một số đối tác mua lại công ty điện thoại quốc doanh Telmex đang dở sống dở chết với giá 1,7 tỷ USD. Sau khi biến Telmex thành một cỗ máy in tiền, ông tách ra một công ty có tên America Movil và mạnh tay phát triển công ty này thông qua các vụ mua lại. Hiện nay, America Movil là nhà mạng không dây lớn thứ tư trên thế giới.
Nhiều người chỉ trích rằng, Slim đã xây dựng khối tài sản của ông bằng sự độc quyền, nhưng tỷ phú này có một triết lý khá đơn giản về việc kiếm tiền. “Sự giàu có cũng giống như một vườn cây ăn trái. Với vườn cây đó, việc cần làm là làm nó lớn lên, tái đầu tư để làm nó rộng ra, hoặc mở rộng ra các lĩnh vực khác”, Slim phát biểu với Reuters hồi năm 2007.
Tỷ phú nghiện xì gà này được mệnh danh là “vua Midas”, vì hễ ông mua công ty gặp khó nào thì công ty đó đều trở thành một cỗ máy in tiền.
Năm 2008, Slim mua một lượng chứng quyền (quyền cho phép người sở hữu nó được mua một lượng cổ phiếu xác định, với một mức giá xác định, trong một thời hạn nhất định) của tập đoàn truyền thông New York Times với giá 250 triệu USD khi giá cổ phiếu của tập đoàn sụt giảm. Tới thời điểm hiện nay, số tiền lãi mà Slim thu về từ thương vụ này đã lên tới 80 triệu USD, đồng thời ông có thể nắm giữ tới 16% cổ phần trong tập đoàn này, dù ông tuyên bố không quan tâm tới việc trở thành một ông trùm truyền thông ở Mỹ.
Slim đã được cha thân sinh là Julian Slim Haddad, một người Lebanon nhập cư vào Mexico hồi đầu những năm 1900, truyền cho những bài học kinh doanh đầu tiên. Khi đặt chân tới Mexico, Slim Haddad đã mở một hiệu bách hóa mang tên Star of the Orient và mua bất động sản giá rẻ trong thời gian diễn ra cách mạng Mexico.
Vào năm 1987, khi giá cổ phiếu ở Mexico lao dốc chóng mặt vì tác động của khủng hoảng, Slim đã nhận thấy cơ hội lớn giữa lúc các nhà đầu tư khác lo sợ. Ông đã tranh thủ gom mua cổ phiếu giá rẻ và bán ra để thu lời khi thị trường hồi phục.
“Chúng tôi biết rằng các cuộc khủng hoảng luôn chỉ là vấn đề tạm thời và chẳng có sự cố nào kéo dài cả trăm năm. Cơ hội luôn luôn có. Khi xảy ra khủng hoảng, sự điều chỉnh sẽ được kéo theo, người ta thường phản ứng thái quá, khiến giá cả của các mặt hàng giảm dưới giá trị thực”, Slim từng nói.
Tài sản khổng lồ của Slim khiến người ta không thể hình dung ra lối sống tiết kiệm của ông. Người giàu nhất thế giới này đã sống trong một ngôi nhà duy nhất trong suốt 40 năm qua và lái một chiếc Mercedes Benz cũ kỹ, dù đây là một chiếc xe chống đạn và luôn có các vệ sĩ đi kèm. Ông cũng không sở hữu máy bay riêng, du thuyền hay những tài sản xa xỉ khác như giới thượng lưu ở Mexico thường có.
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư, Slim đã thành lập một công ty địa ốc và từng làm nhân viên giao dịch ở sàn giao dịch chứng khoán Mexco. Khi có nhiều vốn hơn, ông đã mạnh dạn mở một công ty môi giới chứng khoán vào giữa thập niên 1960, và một thập kỷ sau đó bắt đầu việc mua lại những công ty làm ăn thua lỗ, bao gồm một công ty sản xuất thuốc lá, một công ty bách hóa, một hãng khai mỏ, một công ty sản xuất dây cáp và săm lốp...
Tới thập niên 1990, Slim bắt tay vào việc xây dựng “đế chế” viễn thông của mình sau khi mua lại Telmex. Tập đoàn America Movil của ông hiện có 201 triệu khách hàng từ khắp Brazil tới Mỹ.
Tỷ phú 70 tuổi này đã nhường quyền lãnh đạo công ty thường ngày cho ba con trai của ông và những phụ tá thân cận. Tuy nhiên, khi xuất hiện tại các sự kiện truyền thông, ông vẫn là người đứng đầu của America Movil.
Slim cũng là một tỷ phú tham gia khá tích cực vào cuộc chiến chống đói nghèo, thất học và cải thiện chăm sóc y tế cho người dân ở khu vực Mỹ Latin. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ tuyên bố sẽ cống hiến phần lớn tài sản của mình cho hoạt động từ thiện như các tỷ phú Bill Gates hay Warren Buffett.
Slim cho rằng, các doanh nhân có thể giúp người khác bằng cách tạo ra việc làm và tài sản bằng con đường đầu tư hơn là “trở thành những ông già Noel”.