Ứng xử thế nào với hành vi đảo nợ?
Luật tín dụng nghiêm cấm hành vi đảo nợ nhưng xem ra, trong bối cảnh hiện nay, xu hướng này thật khó cưỡng lại
Luật tín dụng nghiêm cấm hành vi đảo nợ nhưng xem ra, trong bối cảnh hiện nay, xu hướng này thật khó cưỡng lại.
Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp lên tiếng đề nghị ngân hàng cho vay mới, trả nợ cũ, vừa để đòi hỏi công bằng giá vốn, vừa được hưởng lợi từ hỗ trợ lãi suất.
Doanh nghiệp thiệt với ngân hàng
Theo Quyết định 131/CP của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện quyết định này tại Thông tư 02/TT-NHNN, việc hỗ trợ lãi suất chỉ áp dụng đối với các khoản vay đủ điều kiện phát sinh sau 1/2/2009 đến 31/12/2009.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, sản xuất kinh doanh ổn định đã “đòi” các ngân hàng cho phép vay nợ mới có lãi suất thấp, trả nợ cũ có lãi suất cao mà thực chất là đảo nợ (một hành vi bị luật tín dụng nghiêm cấm) để giảm bớt áp lực chi phí vốn vay thời điểm giữa năm 2008.
Ông Đặng Việt Bách, Tổng giám đốc Tập đoàn Sóng Thần, tại 26/26 Vương Thừa Vũ, Hà Nội cho rằng: “Bất cứ doanh nghiệp nào, dù nợ trước hay nợ sau 1/2/2009 trước tình hình kinh tế chung như hiện nay, đều khó khăn như nhau. Nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ cấp bù nhưng lại phân biệt dư nợ trước và sau 1/2/2009 là không hợp lý, nếu giữ nguyên như vậy, chẳng có doanh nghiệp nào có thể tồn tại được”.
Theo ông này, tại thời điểm quý 2 và 3/2008, nhiều doanh nghiệp vay ngắn hạn, thậm chí cả trung và dài hạn với lãi suất tới 19,5% - 21%/năm.
Nhưng hiện tại, lãi suất đã giảm theo trần 10,5%/năm của Ngân hàng Nhà nước thì hầu hết số dư nợ của doanh nghiệp tại ngân hàng thời kỳ lãi suất cao đã không được giảm theo, đặc biệt là một số ngân hàng thương mại quốc doanh.
Cụ thể, khi doanh nghiệp ký một hợp đồng tín dụng, bao giờ ngân hàng cũng yêu cầu cam kết “lãi suất cho vay được điều chỉnh 6 tháng một lần”, mức cụ thể bằng lãi suất huy động +0,3% hoặc 0,35%.
Nhưng khi lãi suất huy động bình quân giảm còn 7,8%/năm và nếu cộng với 3%/năm thì mức cho vay cao nhất cũng chỉ 10,5%/năm (do không được vượt quá quy định tại Quyết định 16), rất nhiều doanh nghiệp đang vướng phải các khoản nợ có mức lãi suất cao vay từ trước đã làm công văn đề nghị ngân hàng rút lãi suất xuống theo nhưng không được chấp thuận.
Từ đó, trên thị trường tiền tệ đang tồn tại nghịch lý: khi ngân hàng huy động lãi suất cao, doanh nghiệp phải chấp nhận mức cho vay cao nhưng khi ngân hàng huy động lãi suất thấp thì doanh nghiệp không được giảm lãi suất.
“Đảo nợ thì cả ngân hàng và doanh nghiệp đều vi phạm pháp luật, hạ lãi suất cũng không cho, đầu ra thì khó khăn, chúng tôi biết xoay xở kiểu gì?”, ông Bách phân trần.
Ứng xử thế nào?
Đồng tình với ông Bách, ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Công ty Sản xuất kinh doanh Thương mại Vạn Xuân, Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên), cho biết, công ty ông làm kế hoạch năm 2009 từ 2008 và đã được ngân hàng cho vay vốn lưu động 10 tỷ đồng, số vốn này không được cấp bù lãi suất.
Hiện tại, muốn được hỗ trợ lãi suất, phải “nặn” ra dự án, phương án sản xuất kinh doanh mới, trong khi kế hoạch năm nay đã làm từ năm ngoái. Và để hợp thức hóa diện được cấp bù, nhiều doanh nghiệp dùng cách hủy những hợp đồng ký năm 2008 và ký mới các hợp đồng trong 2009 để được hưởng hỗ trợ lãi suất.
“Nếu không giải quyết bất cập này, không những gây tốn kém cho doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng lại phải lo đối phó với hiện tượng đảo nợ bất hợp pháp”, ông Sơn nói.
Giám đốc một ngân hàng thương mại cho rằng, xung quanh vấn đề “vay mới để trả cũ” cần phải phân loại để có chính sách cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Không nên cho phép đảo nợ “cả làng”, ngân hàng phải chọn lựa từng trường hợp để thực hiện. Còn nếu tiếp tục cấm, doanh nghiệp lại đi tìm khoản nợ khác, không loại trừ vay ngân hàng này, trả ngân hàng kia, thanh toán nợ cũ để vay mới.
Đối với doanh nghiệp có khoản nợ xấu, làm ăn không hiệu quả, phải nghiêm cấm đảo nợ. Còn doanh nghiệp làm ăn tốt nhưng vướng lãi suất cao thời kỳ thắt chặt tiền tệ, nên cho phép họ vay mới, trả cũ, nhằm một mặt, giúp doanh nghiệp làm lành mạnh hoá sổ sách kế toán và mặt khác, giảm bớt áp lực chi phí vốn trước mắt.
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thì cho rằng: nếu doanh nghiệp lấy khoản vay được cấp bù để trả nợ cũ lãi suất cao, ngân hàng bỏ tiền ra lại thu tiền về, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế không thay đổi và doanh nghiệp chỉ làm đẹp sổ sách thì hiệu quả gói kích cầu không cao.
Nhưng ông Kiêm lại cho rằng: có thể không nên cho đảo nợ đại trà nhưng cần xem xét, phân tích và có tiêu chí cụ thể để giải quyết cho những loại đối tượng sản xuất kinh doanh tốt, thị trường ổn định được phép đảo nợ.
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã gửi kiến nghị lên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết vấn đề trên theo hướng này.
Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp lên tiếng đề nghị ngân hàng cho vay mới, trả nợ cũ, vừa để đòi hỏi công bằng giá vốn, vừa được hưởng lợi từ hỗ trợ lãi suất.
Doanh nghiệp thiệt với ngân hàng
Theo Quyết định 131/CP của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện quyết định này tại Thông tư 02/TT-NHNN, việc hỗ trợ lãi suất chỉ áp dụng đối với các khoản vay đủ điều kiện phát sinh sau 1/2/2009 đến 31/12/2009.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, sản xuất kinh doanh ổn định đã “đòi” các ngân hàng cho phép vay nợ mới có lãi suất thấp, trả nợ cũ có lãi suất cao mà thực chất là đảo nợ (một hành vi bị luật tín dụng nghiêm cấm) để giảm bớt áp lực chi phí vốn vay thời điểm giữa năm 2008.
Ông Đặng Việt Bách, Tổng giám đốc Tập đoàn Sóng Thần, tại 26/26 Vương Thừa Vũ, Hà Nội cho rằng: “Bất cứ doanh nghiệp nào, dù nợ trước hay nợ sau 1/2/2009 trước tình hình kinh tế chung như hiện nay, đều khó khăn như nhau. Nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ cấp bù nhưng lại phân biệt dư nợ trước và sau 1/2/2009 là không hợp lý, nếu giữ nguyên như vậy, chẳng có doanh nghiệp nào có thể tồn tại được”.
Theo ông này, tại thời điểm quý 2 và 3/2008, nhiều doanh nghiệp vay ngắn hạn, thậm chí cả trung và dài hạn với lãi suất tới 19,5% - 21%/năm.
Nhưng hiện tại, lãi suất đã giảm theo trần 10,5%/năm của Ngân hàng Nhà nước thì hầu hết số dư nợ của doanh nghiệp tại ngân hàng thời kỳ lãi suất cao đã không được giảm theo, đặc biệt là một số ngân hàng thương mại quốc doanh.
Cụ thể, khi doanh nghiệp ký một hợp đồng tín dụng, bao giờ ngân hàng cũng yêu cầu cam kết “lãi suất cho vay được điều chỉnh 6 tháng một lần”, mức cụ thể bằng lãi suất huy động +0,3% hoặc 0,35%.
Nhưng khi lãi suất huy động bình quân giảm còn 7,8%/năm và nếu cộng với 3%/năm thì mức cho vay cao nhất cũng chỉ 10,5%/năm (do không được vượt quá quy định tại Quyết định 16), rất nhiều doanh nghiệp đang vướng phải các khoản nợ có mức lãi suất cao vay từ trước đã làm công văn đề nghị ngân hàng rút lãi suất xuống theo nhưng không được chấp thuận.
Từ đó, trên thị trường tiền tệ đang tồn tại nghịch lý: khi ngân hàng huy động lãi suất cao, doanh nghiệp phải chấp nhận mức cho vay cao nhưng khi ngân hàng huy động lãi suất thấp thì doanh nghiệp không được giảm lãi suất.
“Đảo nợ thì cả ngân hàng và doanh nghiệp đều vi phạm pháp luật, hạ lãi suất cũng không cho, đầu ra thì khó khăn, chúng tôi biết xoay xở kiểu gì?”, ông Bách phân trần.
Ứng xử thế nào?
Đồng tình với ông Bách, ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Công ty Sản xuất kinh doanh Thương mại Vạn Xuân, Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên), cho biết, công ty ông làm kế hoạch năm 2009 từ 2008 và đã được ngân hàng cho vay vốn lưu động 10 tỷ đồng, số vốn này không được cấp bù lãi suất.
Hiện tại, muốn được hỗ trợ lãi suất, phải “nặn” ra dự án, phương án sản xuất kinh doanh mới, trong khi kế hoạch năm nay đã làm từ năm ngoái. Và để hợp thức hóa diện được cấp bù, nhiều doanh nghiệp dùng cách hủy những hợp đồng ký năm 2008 và ký mới các hợp đồng trong 2009 để được hưởng hỗ trợ lãi suất.
“Nếu không giải quyết bất cập này, không những gây tốn kém cho doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng lại phải lo đối phó với hiện tượng đảo nợ bất hợp pháp”, ông Sơn nói.
Giám đốc một ngân hàng thương mại cho rằng, xung quanh vấn đề “vay mới để trả cũ” cần phải phân loại để có chính sách cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Không nên cho phép đảo nợ “cả làng”, ngân hàng phải chọn lựa từng trường hợp để thực hiện. Còn nếu tiếp tục cấm, doanh nghiệp lại đi tìm khoản nợ khác, không loại trừ vay ngân hàng này, trả ngân hàng kia, thanh toán nợ cũ để vay mới.
Đối với doanh nghiệp có khoản nợ xấu, làm ăn không hiệu quả, phải nghiêm cấm đảo nợ. Còn doanh nghiệp làm ăn tốt nhưng vướng lãi suất cao thời kỳ thắt chặt tiền tệ, nên cho phép họ vay mới, trả cũ, nhằm một mặt, giúp doanh nghiệp làm lành mạnh hoá sổ sách kế toán và mặt khác, giảm bớt áp lực chi phí vốn trước mắt.
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thì cho rằng: nếu doanh nghiệp lấy khoản vay được cấp bù để trả nợ cũ lãi suất cao, ngân hàng bỏ tiền ra lại thu tiền về, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế không thay đổi và doanh nghiệp chỉ làm đẹp sổ sách thì hiệu quả gói kích cầu không cao.
Nhưng ông Kiêm lại cho rằng: có thể không nên cho đảo nợ đại trà nhưng cần xem xét, phân tích và có tiêu chí cụ thể để giải quyết cho những loại đối tượng sản xuất kinh doanh tốt, thị trường ổn định được phép đảo nợ.
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã gửi kiến nghị lên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết vấn đề trên theo hướng này.