“Vẫn nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam tại Malaysia”
Số lượng lao động Việt Nam sang Malaysia trong năm 2008 đã có sự sụt giảm đáng kể, vì sao?
Số lượng lao động Việt Nam sang Malaysia trong năm 2008 đã có sự sụt giảm đáng kể, vì sao?
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, nói:
- Sau một số sự cố trong năm 2007, thị trường Malaysia đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong 8 tháng đầu năm 2008, số lượng lao động sang Malaysia chỉ có 6.710 người, trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này là 16.000 người.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi có hai nguyên nhân chính khiến thị trường Malaysia sụt giảm về số lượng, đó là thu nhập và vốn.
Thu nhập tại thị trường này so với nhiều thị trường khác hiện vẫn thấp. Trong khi đó, lao động luôn mang tâm lý xuất khẩu để làm giàu.
Bên cạnh đó, ở thời điểm này, cho vay xuất khẩu lao đông đang hết sức khó khăn. Ngoài chính sách cho vay của nhiều ngân hàng ngặt nghèo, ràng buộc hơn, thì lãi suất cũng là vấn đề khiến lao động phải cân nhắc.
Cũng phải nói thêm rằng, số lượng lao động đăng ký tham gia ít là khó khăn chung của công tác xuất khẩu lao động trong thời điểm hiện tại, không riêng gì với thị trường Malaysia. Thậm chí có nhiều đơn hàng sang thị trường thu nhập cao vẫn không tuyển được lao động.
Vậy thông tin về kế hoạch cắt giảm lao động nước ngoài của Chính phủ Malaysia không phải là một trong những nguyên nhân sao, thưa ông?
Gần đây, tại các kỳ họp của Quốc hội và Nội các của Malaysia có đề cập đến việc sẽ hạn chế và tiến tới ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nhân công nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Có thể sự cắt giảm nói trên chỉ nhằm hạn chế lao động không có tay nghề, cư trú và làm việc bất hợp pháp lâu dài tại Malaysia. Đây là đối tượng từ lâu đã gây nhiều bức xúc cho công tác quản lý lao động.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Malaysia đưa ra chủ trương hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài. Vấn đề này đã được bàn ở đất nước này từ năm 2005. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là chủ trương. Thực tế, Malaysia đang quá phụ thuộc vào lao động nước ngoài.
Còn nhu cầu về lao động của các công ty Malaysia vẫn rất lớn. Dẫn chứng cụ thể là phần lớn các chủ sử dụng lao động đã tăng lương để thu hút lao động nhập cư.
Vậy, để giúp thị trường truyền thống này “hồi phục”, theo ông có cách nào không?
Tôi xin nhắc lại, cho đến nay Malaysia vẫn được chúng tôi đánh giá là thị trường lớn và tiềm năng đối với lao động Việt Nam, đặc biệt là với người nghèo, vùng nông thôn không có tay nghề.
Hãy xem đây chính là đợt “thử lửa” của thị trường này. Chính trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp càng có cơ hội kén chọn đơn hàng tốt, thu nhập cao, có lợi cho lao động người lao động.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, để hạn chế những rủi ro cho lao động, chúng tôi đã chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với ban quản lý lao động tại Malaysia phải lựa chọn hợp đồng tốt, phải xuống tận doanh nghiệp để thẩm định kỹ điều kiện làm việc, sinh hoạt và mức lương của lao động trước khi ký kết. Mức thu nhập tối thiểu cũng phải đạt từ 600 đến 700 Ringgit/tháng (tương đương từ khoảng 170 - 200 USD/tháng - PV).
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, tuyển chọn và tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho lao động cũng phải được thực hiện kỹ lưỡng và bài bản.
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, nói:
- Sau một số sự cố trong năm 2007, thị trường Malaysia đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong 8 tháng đầu năm 2008, số lượng lao động sang Malaysia chỉ có 6.710 người, trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này là 16.000 người.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi có hai nguyên nhân chính khiến thị trường Malaysia sụt giảm về số lượng, đó là thu nhập và vốn.
Thu nhập tại thị trường này so với nhiều thị trường khác hiện vẫn thấp. Trong khi đó, lao động luôn mang tâm lý xuất khẩu để làm giàu.
Bên cạnh đó, ở thời điểm này, cho vay xuất khẩu lao đông đang hết sức khó khăn. Ngoài chính sách cho vay của nhiều ngân hàng ngặt nghèo, ràng buộc hơn, thì lãi suất cũng là vấn đề khiến lao động phải cân nhắc.
Cũng phải nói thêm rằng, số lượng lao động đăng ký tham gia ít là khó khăn chung của công tác xuất khẩu lao động trong thời điểm hiện tại, không riêng gì với thị trường Malaysia. Thậm chí có nhiều đơn hàng sang thị trường thu nhập cao vẫn không tuyển được lao động.
Vậy thông tin về kế hoạch cắt giảm lao động nước ngoài của Chính phủ Malaysia không phải là một trong những nguyên nhân sao, thưa ông?
Gần đây, tại các kỳ họp của Quốc hội và Nội các của Malaysia có đề cập đến việc sẽ hạn chế và tiến tới ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nhân công nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Có thể sự cắt giảm nói trên chỉ nhằm hạn chế lao động không có tay nghề, cư trú và làm việc bất hợp pháp lâu dài tại Malaysia. Đây là đối tượng từ lâu đã gây nhiều bức xúc cho công tác quản lý lao động.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Malaysia đưa ra chủ trương hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài. Vấn đề này đã được bàn ở đất nước này từ năm 2005. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là chủ trương. Thực tế, Malaysia đang quá phụ thuộc vào lao động nước ngoài.
Còn nhu cầu về lao động của các công ty Malaysia vẫn rất lớn. Dẫn chứng cụ thể là phần lớn các chủ sử dụng lao động đã tăng lương để thu hút lao động nhập cư.
Vậy, để giúp thị trường truyền thống này “hồi phục”, theo ông có cách nào không?
Tôi xin nhắc lại, cho đến nay Malaysia vẫn được chúng tôi đánh giá là thị trường lớn và tiềm năng đối với lao động Việt Nam, đặc biệt là với người nghèo, vùng nông thôn không có tay nghề.
Hãy xem đây chính là đợt “thử lửa” của thị trường này. Chính trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp càng có cơ hội kén chọn đơn hàng tốt, thu nhập cao, có lợi cho lao động người lao động.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, để hạn chế những rủi ro cho lao động, chúng tôi đã chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với ban quản lý lao động tại Malaysia phải lựa chọn hợp đồng tốt, phải xuống tận doanh nghiệp để thẩm định kỹ điều kiện làm việc, sinh hoạt và mức lương của lao động trước khi ký kết. Mức thu nhập tối thiểu cũng phải đạt từ 600 đến 700 Ringgit/tháng (tương đương từ khoảng 170 - 200 USD/tháng - PV).
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, tuyển chọn và tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho lao động cũng phải được thực hiện kỹ lưỡng và bài bản.