Vàng, dầu khép lại tuần trượt giá mạnh
Giá vàng thế giới định hình xu thế giảm giá, thị trường dầu thô chứng kiến mức sụt giá hơn 10% trong tuần
Giá vàng trong nước sáng nay hầu như không thay đổi so với sáng qua do giá vàng thế giới biến động yếu. Tuần này, giá vàng thế giới giảm 1,7%, nhưng giá vàng trong nước đi xuống với tốc độ chậm hơn.
Giá dầu thô đã tụt dưới mốc 60 USD/thùng, kết thúc một tuần sụt giảm 10%. Trong khi đó, đồng USD thị trường quốc tế tiếp tục vững giá so với Euro.
Giao dịch vàng miếng cải thiện
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước sáng nay phổ biến ở mức trên dưới 2.065.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.075.000 đồng/chỉ (bán ra). So với giá áp dụng sáng qua, giá vàng sáng nay được điều chỉnh không đáng kể.
Đầu giờ sáng, giá vàng miếng SJC giao dịch tại chi nhánh Hà Nội của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 2.065.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.075.000 đồng/chỉ (bán ra). Tại hệ thống Ngân hàng Sacombank, giá vàng miếng SBJ tương ứng là 2.067.000 đồng/chỉ và 2.072.000 đồng/chỉ.
Việc giá vàng có sự điều chỉnh giảm sâu trong tuần này đã giúp cải thiện giao dịch trên thị trường vàng miếng. Khối lượng mua bán vàng vật chất đã có sự cải thiện đáng kể, tuy chưa xuất hiện sự gia tăng đột biến. Nhiều nhà đầu tư đã rục rịch mua vào tích trữ, tuy với khối lượng còn thăm dò, trong khi nhiều người khác cũng bán ra do lo ngại giá có thể giảm sâu hơn.
Giới kinh doanh vàng cho biết, với mức giá vàng như hiện nay, những nhà đầu tư vàng lớn vẫn chưa xuất hiện trở lại.
Tranh thủ sự điều chỉnh giảm mạnh của giá vàng và việc các nhà đầu tư tăng mua, bán, các công ty kim hoàn lớn đã thu hẹp khoảng cách giá mua/bán vàng, nhiều nơi chỉ còn 5.000 đồng/chỉ, để kích thích mua bán tăng mạnh hơn.
Tuy nhiên, so với giá vàng thế giới quy đổi (chưa tính thuế và các chi phí khác), giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn một khoảng đáng kể, lên tới trên 110.000 đồng/chỉ, tức 1,1 triệu đồng/lượng. Trong đợt giảm giá vừa qua trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước giảm với tốc độ chậm hơn.
Giá mua vào và bán ra vàng miếng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đầu giờ sáng nay lần lượt là 2.069.000 đồng/chỉ và 2.074.000 đồng/chỉ. Giá vàng miếng Phượng Hoàng của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tại thị trường Tp.HCM tương ứng là 2.066.000 đồng/chỉ và 2.071.000 đồng/chỉ.
So với cuối tuần trước, giá vàng trong nước hiện đã giảm khoảng 20.000 đồng/chỉ (1%). Từ đầu tháng 6 tới nay, giá vàng trong nước đã giảm gần 1 triệu đồng/lượng.
Xu thế giảm giá của vàng thế giới
Giá vàng thế giới đêm qua vẫn biến động trong biên độ hẹp, từ 905-915 USD/oz, trước khi kết thúc ngày giao dịch với mức tăng nhẹ 0,7 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước, lên 914 USD/oz.
Hai phiên tăng giá nhẹ cuối tuần không đủ để cứu vãn giá vàng thế giới khỏi một tuần trượt giá đáng kể. So với cuối tuần trước, giá vàng giao ngay thị trường thế giới hiện đã giảm 1,7%.
Dù vắng bóng những phiên tăng giảm vài chục USD/oz nhưng trong suốt khoảng 1 tháng rưỡi trở lại đây, giá vàng thị trường thế giới đã dần định hình xu thế giảm giá trong ngắn hạn. Tốc độ đi xuống của giá vàng đang diễn ra từ tốn nhưng liên tục và đều đặn.Trong 6 tuần vừa qua, giá vàng thế giới có tới 5 tuần giảm và chỉ có một tuần phục hồi không đáng kể.
Triển vọng phục hồi yếu của các nền kinh tế trên thế giới và sự trượt giảm mạnh mẽ của giá dầu thô đang xóa nhòa mối lo lạm phát - yếu tố dẫn tới sự tăng giá mạnh của vàng trước đây. Tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, tình trạng giảm phát đang xuất hiện trở lại sau khoảng 1 thập kỷ, với chỉ số giá bán buôn (PPI) của nước này giảm kỷ lục 6,6% trong tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, khủng hoảng nhẹ bớt đang làm giảm sức hấp dẫn của vàng ở vai trò “vịnh tránh bão”. Thời điểm hiện nay lại là mùa thấp điểm trong tiêu thụ vàng nữ trang tại những thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Đông, Trung Quốc…, nên lực cầu suy yếu lại là một lý do nữa khiến giá vàng suy yếu.
Tuy nhiên, đồng USD đang có xu thế mạnh lên mới là nguồn áp lực mất giá mạnh nhất cho vàng.
Một điểm đáng chú ý nữa của thị trường vàng thế giới trong tuần này là việc ngưỡng hỗ trợ 915 USD/oz đã bị xuyên thủng. Do đó, giới phân tích nhận định, khả năng rơi sâu hơn của giá vàng trong ngắn hạn là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Tuần này cũng ghi nhận hoạt động bán vàng ra của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Điển hình là đợt bán ra 10,74 tấn vàng của “đại gia” SPDR Gold Trust, khiến lượng vàng của quỹ này hiện chỉ còn 1.109,81 tấn. Trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây, SPDR Gold đã 5 lần bán vàng ra liên tục và lần này là lần xả hàng mạnh nhất của quỹ.
Tin xấu giúp USD lên giá
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, đồng USD đã lên giá 0,5% so với USD, kết thúc tuần giao dịch ở mức trên 1,39 USD tương đương 1 Euro. Tuần này, USD lên giá 0,4% so với Euro.
Những tín hiệu kém vui về nền kinh tế Mỹ thời gian qua đã khiến thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm tuần thứ 4 liên tiếp. Tại các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản và châu Âu, triển vọng phục hồi cũng đang bị đặt câu hỏi. Do đó, trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD một lần nữa lại nổi lên như một kênh đầu tư được ưu tiên do tính an toàn cao, giữa lúc các nhà đầu tư trở nên e dè hơn trước những tài sản có độ rủi ro lớn hơn như cổ phiếu.
Tuần giảm mạnh nhất của giá dầu từ tháng 1/2009
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 7 được phối hợp thực hiện bởi hãng tin Reuters và Đại học Michigan công bố ngày hôm qua đã giảm xuống mức 64,6 điểm, từ mức 70,8 điểm trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm đầu tiên sau 4 tháng liên đi lên. Mức sụt giảm này cũng vượt xa mức dự báo trước đó của giới quan sát.
Sự mạnh lên của USD và thông tin ảm đạm về niềm tin tiêu dùng Mỹ đã đẩy giá dầu thô trượt dưới mốc 60 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối tuần đêm qua tại New York. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 giảm 0,52 USD/thùng ( 0,9%) so với giá đóng cửa phiên trước, còn 59,89 USD/thùng.
Tuần này, giá dầu thế giới đã giảm 10,3%, đánh dấu tuần trượt giảm thứ 4 liên tục. Theo số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, đây là tuần giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ tháng 1 trở lại đây. Sự giảm sút của triển vọng phục hồi kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ, là nhân tố chính đứng đằng sau sự sụt giảm này của giá dầu.
Giá dầu thô đã tụt dưới mốc 60 USD/thùng, kết thúc một tuần sụt giảm 10%. Trong khi đó, đồng USD thị trường quốc tế tiếp tục vững giá so với Euro.
Giao dịch vàng miếng cải thiện
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước sáng nay phổ biến ở mức trên dưới 2.065.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.075.000 đồng/chỉ (bán ra). So với giá áp dụng sáng qua, giá vàng sáng nay được điều chỉnh không đáng kể.
Đầu giờ sáng, giá vàng miếng SJC giao dịch tại chi nhánh Hà Nội của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 2.065.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.075.000 đồng/chỉ (bán ra). Tại hệ thống Ngân hàng Sacombank, giá vàng miếng SBJ tương ứng là 2.067.000 đồng/chỉ và 2.072.000 đồng/chỉ.
Việc giá vàng có sự điều chỉnh giảm sâu trong tuần này đã giúp cải thiện giao dịch trên thị trường vàng miếng. Khối lượng mua bán vàng vật chất đã có sự cải thiện đáng kể, tuy chưa xuất hiện sự gia tăng đột biến. Nhiều nhà đầu tư đã rục rịch mua vào tích trữ, tuy với khối lượng còn thăm dò, trong khi nhiều người khác cũng bán ra do lo ngại giá có thể giảm sâu hơn.
Giới kinh doanh vàng cho biết, với mức giá vàng như hiện nay, những nhà đầu tư vàng lớn vẫn chưa xuất hiện trở lại.
Tranh thủ sự điều chỉnh giảm mạnh của giá vàng và việc các nhà đầu tư tăng mua, bán, các công ty kim hoàn lớn đã thu hẹp khoảng cách giá mua/bán vàng, nhiều nơi chỉ còn 5.000 đồng/chỉ, để kích thích mua bán tăng mạnh hơn.
Tuy nhiên, so với giá vàng thế giới quy đổi (chưa tính thuế và các chi phí khác), giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn một khoảng đáng kể, lên tới trên 110.000 đồng/chỉ, tức 1,1 triệu đồng/lượng. Trong đợt giảm giá vừa qua trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước giảm với tốc độ chậm hơn.
Giá mua vào và bán ra vàng miếng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đầu giờ sáng nay lần lượt là 2.069.000 đồng/chỉ và 2.074.000 đồng/chỉ. Giá vàng miếng Phượng Hoàng của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tại thị trường Tp.HCM tương ứng là 2.066.000 đồng/chỉ và 2.071.000 đồng/chỉ.
So với cuối tuần trước, giá vàng trong nước hiện đã giảm khoảng 20.000 đồng/chỉ (1%). Từ đầu tháng 6 tới nay, giá vàng trong nước đã giảm gần 1 triệu đồng/lượng.
Xu thế giảm giá của vàng thế giới
Giá vàng thế giới đêm qua vẫn biến động trong biên độ hẹp, từ 905-915 USD/oz, trước khi kết thúc ngày giao dịch với mức tăng nhẹ 0,7 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước, lên 914 USD/oz.
Hai phiên tăng giá nhẹ cuối tuần không đủ để cứu vãn giá vàng thế giới khỏi một tuần trượt giá đáng kể. So với cuối tuần trước, giá vàng giao ngay thị trường thế giới hiện đã giảm 1,7%.
Dù vắng bóng những phiên tăng giảm vài chục USD/oz nhưng trong suốt khoảng 1 tháng rưỡi trở lại đây, giá vàng thị trường thế giới đã dần định hình xu thế giảm giá trong ngắn hạn. Tốc độ đi xuống của giá vàng đang diễn ra từ tốn nhưng liên tục và đều đặn.Trong 6 tuần vừa qua, giá vàng thế giới có tới 5 tuần giảm và chỉ có một tuần phục hồi không đáng kể.
Triển vọng phục hồi yếu của các nền kinh tế trên thế giới và sự trượt giảm mạnh mẽ của giá dầu thô đang xóa nhòa mối lo lạm phát - yếu tố dẫn tới sự tăng giá mạnh của vàng trước đây. Tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, tình trạng giảm phát đang xuất hiện trở lại sau khoảng 1 thập kỷ, với chỉ số giá bán buôn (PPI) của nước này giảm kỷ lục 6,6% trong tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, khủng hoảng nhẹ bớt đang làm giảm sức hấp dẫn của vàng ở vai trò “vịnh tránh bão”. Thời điểm hiện nay lại là mùa thấp điểm trong tiêu thụ vàng nữ trang tại những thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Đông, Trung Quốc…, nên lực cầu suy yếu lại là một lý do nữa khiến giá vàng suy yếu.
Tuy nhiên, đồng USD đang có xu thế mạnh lên mới là nguồn áp lực mất giá mạnh nhất cho vàng.
Một điểm đáng chú ý nữa của thị trường vàng thế giới trong tuần này là việc ngưỡng hỗ trợ 915 USD/oz đã bị xuyên thủng. Do đó, giới phân tích nhận định, khả năng rơi sâu hơn của giá vàng trong ngắn hạn là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Tuần này cũng ghi nhận hoạt động bán vàng ra của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Điển hình là đợt bán ra 10,74 tấn vàng của “đại gia” SPDR Gold Trust, khiến lượng vàng của quỹ này hiện chỉ còn 1.109,81 tấn. Trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây, SPDR Gold đã 5 lần bán vàng ra liên tục và lần này là lần xả hàng mạnh nhất của quỹ.
Tin xấu giúp USD lên giá
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, đồng USD đã lên giá 0,5% so với USD, kết thúc tuần giao dịch ở mức trên 1,39 USD tương đương 1 Euro. Tuần này, USD lên giá 0,4% so với Euro.
Những tín hiệu kém vui về nền kinh tế Mỹ thời gian qua đã khiến thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm tuần thứ 4 liên tiếp. Tại các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản và châu Âu, triển vọng phục hồi cũng đang bị đặt câu hỏi. Do đó, trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD một lần nữa lại nổi lên như một kênh đầu tư được ưu tiên do tính an toàn cao, giữa lúc các nhà đầu tư trở nên e dè hơn trước những tài sản có độ rủi ro lớn hơn như cổ phiếu.
Tuần giảm mạnh nhất của giá dầu từ tháng 1/2009
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 7 được phối hợp thực hiện bởi hãng tin Reuters và Đại học Michigan công bố ngày hôm qua đã giảm xuống mức 64,6 điểm, từ mức 70,8 điểm trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm đầu tiên sau 4 tháng liên đi lên. Mức sụt giảm này cũng vượt xa mức dự báo trước đó của giới quan sát.
Sự mạnh lên của USD và thông tin ảm đạm về niềm tin tiêu dùng Mỹ đã đẩy giá dầu thô trượt dưới mốc 60 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối tuần đêm qua tại New York. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 giảm 0,52 USD/thùng ( 0,9%) so với giá đóng cửa phiên trước, còn 59,89 USD/thùng.
Tuần này, giá dầu thế giới đã giảm 10,3%, đánh dấu tuần trượt giảm thứ 4 liên tục. Theo số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, đây là tuần giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ tháng 1 trở lại đây. Sự giảm sút của triển vọng phục hồi kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ, là nhân tố chính đứng đằng sau sự sụt giảm này của giá dầu.