Vàng, dầu sụt giảm mạnh
Sáng nay (17/1), giá vàng trong nước đã giảm mạnh tới 31.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua. Giá vàng thế giới giảm mạnh nhất trong 9 tuần
Sáng nay (17/1), giá vàng trong nước đã giảm mạnh tới 31.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua. Giá vàng thế giới giảm mạnh nhất trong 9 tuần.
Diễn biến giá vàng
Ngày hôm qua, khi giá vàng thế giới tuột khỏi ngưỡng 900 USD/oz, giá vàng trong nước đã liên tục được điều chỉnh đi xuống. Buổi sáng, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 1.736.00 đồng/chỉ (mua vào) và 1.746.000 đồng/chỉ (bán ra), giảm khoảng 12.000 đồng/chỉ so với chiều ngày hôm trước.
Đến đầu giờ chiều, giá vàng tiếp tục giảm 19.000 đồng/chỉ xuống còn 1.717.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.727.000 đồng/chỉ (bán ra). Đó là lúc giá vàng thế giới tụt xuống mốc 886 USD/oz.
Cuối ngày giao dịch hôm qua tại New York, giá vàng kỳ hạn giao tháng 2/2008 đóng cửa ở mức 881,2 USD/oz, giảm tới 21,4 USD/oz, tương đương 2,3% so với phiên trước. Đây là mức giảm mạnh nhất của giá vàng kể từ ngày 15/11 năm ngoái.
Giá vàng giao ngay cũng giảm tới 19,70 USD/oz, tương đương 2,19%, xuống còn 881,60 USD/oz. Hiện giá vàng thế giới vẫn đang tiếp tục giảm nhẹ.
Do đó, giá vàng trong nước giảm thêm 12.000 đồng/chỉ, xuống mức 1.705.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.715.000 đồng/chỉ (bán ra).
USD tăng giá mạnh
Ngày 15/1, Chính phủ Mỹ công bố một bản báo cáo cho thấy doanh số của các hãng bán lẻ ở nước này giảm tới 0,4% trong tháng 12/2007. Ngay lập tức, giới quan sát dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải cắt giảm lãi suất khẩn cấp ngay trong ngày để cứu kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ suy thoái, khiến USD sụt giá mạnh so với Euro và giá vàng có lúc vọt lên 816 USD/oz.
Tuy nhiên, FED đã không hành động như kỳ vọng của thị trường, khiến đồng USD tăng trở lại so với Euro vào cuối ngày 15/1.
Một thành viên hội đồng ECB, đồng thời cũng là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Luxembourg, ông Yves Mersch vừa có bài phát biểu trong đó có đề cập đến những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro. Động thái này khiến các nhà phân tích cho rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) rồi sẽ phải cắt giảm lãi suất đồng Euro trong năm nay. Dự báo này là một nhân tố nữa giúp USD tiếp tục phục hồi so với Euro trong ngày 16/1.
Do đó, cuối ngày 16/1 tại New York, tỷ giá USD so với Euro là 1 Euro đổi được 1,4652 USD, so với mức 1 Euro ăn 1,4807 USD ngày 15/1. Như vậy, đồng USD đã tăng giá tới 1,4% so với Euro trong ngày hôm qua.
“Nếu các ngân hàng trung ương tại châu Âu đã phải lo nghĩ về vấn đề tăng trưởng, họ sẽ cắt giảm lãi suất đồng Bảng, đồng Euro. Và như thế, đây sẽ là yếu tố bất lợi cho giá vàng”, nhà môi giới hàng hóa Walter Otstott ở công ty Dallas Commodity có trụ sở ở Dallas nhận xét.
Giá dầu thấp nhất trong 4 tuần
Giá dầu giảm mạnh cũng là một nhân tố thúc đẩy đà “hạ nhiệt” của giá vàng.
Ngày 16/1, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2/2008 tại New York lúc đóng cửa phiên giao dịch tiếp tục sụt 1,06 USD/thùng, tương đương 1,2%, xuống còn 90,84 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 18/12. Tại London, giá dầu thô Brent giao tháng 3/2008 cũng giảm 1,32 USD/thùng, tương đương 1,5%, xuống còn 89,50 USSD/thùng.
Bản báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố cho thấy, dự trữ dầu thô của nước này tăng tới 4,26 triệu thùng trong tuần trước, lên mức 287,1 triệu thùng. Đây là lần đầu tiên trong suốt 9 tuần qua, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng, và tăng gấp đôi so với mức dự báo trước đó của giới phân tích. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Mỹ trong tuần ở mức bình quân 20,4 triệu thùng/ngày, giảm 3,9% so với tuần trước đó.
Một nguyên nhân khác khiến giá dầu trở về ngưỡng 90 USD/oz là do USD hồi phục mạnh so với Euro trong ngày hôm qua.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, ở mốc giá 90 USD/thùng, giới đầu tư sẽ lại đẩy mạnh mua vào. Mặt khác, viễn cảnh còn ảm đạm của kinh tế Mỹ và khả năng FED tiếp tục cắt giảm lãi suất USD vào cuối tháng này cũng sẽ thúc đẩy các hoạt động mua vào các loại hàng hóa, trong đó có dầu và vàng, để đề phòng lạm phát. Giá dầu thế giới sáng nay (theo giờ Việt Nam) đã tăng nhẹ trở lại.
(Theo Bloomberg)
Diễn biến giá vàng
Ngày hôm qua, khi giá vàng thế giới tuột khỏi ngưỡng 900 USD/oz, giá vàng trong nước đã liên tục được điều chỉnh đi xuống. Buổi sáng, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 1.736.00 đồng/chỉ (mua vào) và 1.746.000 đồng/chỉ (bán ra), giảm khoảng 12.000 đồng/chỉ so với chiều ngày hôm trước.
Đến đầu giờ chiều, giá vàng tiếp tục giảm 19.000 đồng/chỉ xuống còn 1.717.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.727.000 đồng/chỉ (bán ra). Đó là lúc giá vàng thế giới tụt xuống mốc 886 USD/oz.
Cuối ngày giao dịch hôm qua tại New York, giá vàng kỳ hạn giao tháng 2/2008 đóng cửa ở mức 881,2 USD/oz, giảm tới 21,4 USD/oz, tương đương 2,3% so với phiên trước. Đây là mức giảm mạnh nhất của giá vàng kể từ ngày 15/11 năm ngoái.
Giá vàng giao ngay cũng giảm tới 19,70 USD/oz, tương đương 2,19%, xuống còn 881,60 USD/oz. Hiện giá vàng thế giới vẫn đang tiếp tục giảm nhẹ.
Do đó, giá vàng trong nước giảm thêm 12.000 đồng/chỉ, xuống mức 1.705.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.715.000 đồng/chỉ (bán ra).
USD tăng giá mạnh
Ngày 15/1, Chính phủ Mỹ công bố một bản báo cáo cho thấy doanh số của các hãng bán lẻ ở nước này giảm tới 0,4% trong tháng 12/2007. Ngay lập tức, giới quan sát dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải cắt giảm lãi suất khẩn cấp ngay trong ngày để cứu kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ suy thoái, khiến USD sụt giá mạnh so với Euro và giá vàng có lúc vọt lên 816 USD/oz.
Tuy nhiên, FED đã không hành động như kỳ vọng của thị trường, khiến đồng USD tăng trở lại so với Euro vào cuối ngày 15/1.
Một thành viên hội đồng ECB, đồng thời cũng là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Luxembourg, ông Yves Mersch vừa có bài phát biểu trong đó có đề cập đến những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro. Động thái này khiến các nhà phân tích cho rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) rồi sẽ phải cắt giảm lãi suất đồng Euro trong năm nay. Dự báo này là một nhân tố nữa giúp USD tiếp tục phục hồi so với Euro trong ngày 16/1.
Do đó, cuối ngày 16/1 tại New York, tỷ giá USD so với Euro là 1 Euro đổi được 1,4652 USD, so với mức 1 Euro ăn 1,4807 USD ngày 15/1. Như vậy, đồng USD đã tăng giá tới 1,4% so với Euro trong ngày hôm qua.
“Nếu các ngân hàng trung ương tại châu Âu đã phải lo nghĩ về vấn đề tăng trưởng, họ sẽ cắt giảm lãi suất đồng Bảng, đồng Euro. Và như thế, đây sẽ là yếu tố bất lợi cho giá vàng”, nhà môi giới hàng hóa Walter Otstott ở công ty Dallas Commodity có trụ sở ở Dallas nhận xét.
Giá dầu thấp nhất trong 4 tuần
Giá dầu giảm mạnh cũng là một nhân tố thúc đẩy đà “hạ nhiệt” của giá vàng.
Ngày 16/1, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2/2008 tại New York lúc đóng cửa phiên giao dịch tiếp tục sụt 1,06 USD/thùng, tương đương 1,2%, xuống còn 90,84 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 18/12. Tại London, giá dầu thô Brent giao tháng 3/2008 cũng giảm 1,32 USD/thùng, tương đương 1,5%, xuống còn 89,50 USSD/thùng.
Bản báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố cho thấy, dự trữ dầu thô của nước này tăng tới 4,26 triệu thùng trong tuần trước, lên mức 287,1 triệu thùng. Đây là lần đầu tiên trong suốt 9 tuần qua, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng, và tăng gấp đôi so với mức dự báo trước đó của giới phân tích. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Mỹ trong tuần ở mức bình quân 20,4 triệu thùng/ngày, giảm 3,9% so với tuần trước đó.
Một nguyên nhân khác khiến giá dầu trở về ngưỡng 90 USD/oz là do USD hồi phục mạnh so với Euro trong ngày hôm qua.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, ở mốc giá 90 USD/thùng, giới đầu tư sẽ lại đẩy mạnh mua vào. Mặt khác, viễn cảnh còn ảm đạm của kinh tế Mỹ và khả năng FED tiếp tục cắt giảm lãi suất USD vào cuối tháng này cũng sẽ thúc đẩy các hoạt động mua vào các loại hàng hóa, trong đó có dầu và vàng, để đề phòng lạm phát. Giá dầu thế giới sáng nay (theo giờ Việt Nam) đã tăng nhẹ trở lại.
(Theo Bloomberg)