Vàng lại được xem là “thiên đường trú ẩn”
Bất chấp sự đi lên mạnh mẽ của USD và dấu hiệu xấu mới từ nợ công châu Âu, giá nhiều mặt hàng như dầu thô, vàng vẫn tăng
Bất chấp sự đi lên của đồng bạc xanh và sự lao dốc khá mạnh của thị trường chứng khoán châu Âu trước những dấu hiệu bất ổn mới về cuộc khủng hoảng nợ công, giá nhiều mặt hàng như dầu thô, vàng… vẫn giữ vững đà tăng giá.
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua (4/1), chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã vượt lên mức 80,084 điểm, so với mức 79,591 điểm trong phiên liền trước. Đồng USD cao luôn đe dọa giá các hàng hóa.
Trong khi đó, tại châu Âu, nhóm cổ phiếu ngân hàng sụt mạnh sau khi một tờ báo của Tây Ban Nha dẫn một nguồn tin không rõ danh tính cho biết, giới chức nước này đang xem xét chấp nhận các khoản vay từ IMF và quỹ cứu trợ châu Âu.
Dầu thô lên cao nhất 8 tháng
Phiên giao dịch đêm qua (4/1), giá dầu thô kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2011 tới nay. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 tăng 26 cent, tương ứng 0,3%, lên 103,22 USD/thùng trên sàn New York. Tính chung 2 ngày qua, dầu tăng 4,4%.
Thị trường mở phiên trồi sụt với biên độ thấp, do chịu áp lực từ đồng USD tăng cao và việc một số nhà đầu tư bán tháo lượng hàng nắm trong tay để chốt lời. Tuy nhiên, giá dầu trở lại quỹ đạo tăng khi Iran có phản ứng về lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ.
Thêm vào đó, các số liệu kinh tế Mỹ được công bố trong ngày lạc quan hơn dự báo, cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới đang thực sự hồi phục, đã giúp nhà đầu tư phấn chấn hơn, tăng mua vào dầu thô, từ đó đẩy giá mặt hàng này đi lên vào cuối ngày.
Cùng với giá dầu thô, xăng giao tháng 2 tăng 4 cent, tương ứng 1,3%, lên 2,79 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng hạn tăng 5 cent, tương ứng 1,7%, lên 3,09 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 10 cent, tương ứng 3,4%, lên 3,1 USD/ triệu BTU.
Vàng lại là “thiên đường an toàn”
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tương lai đêm qua đã chạm mức cao nhất trong vòng 2 tuần. Giới đầu tư tăng mạnh lượng mua vào do những lo ngại về tình hình Iran và Khu vực đồng Euro, khiến vàng lại được xem là ‘thiên đường an toàn”.
Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao tháng 2 tăng 12,20 USD, tương ứng 0,8%, lên 1.612,70 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức chốt cao nhất theo ngày của giá vàng kỳ hạn kể từ hôm 21/12/2011 cho tới nay.
Theo nhà phân tích Adam Klopfenstein của Archer Financial tại Chicago, đây là dấu hiệu cho thấy vàng đã giành lại được vị thế của một kênh đầu tư an toàn. Ông cho rằng sau khi vượt qua mốc 1.600 USD/ounce, vàng đã có được động lực tăng giá.
Ngược chiều với vàng, giá các kim loại khác giảm mạnh. Bạc giao tháng 3 hạ 49 cent, tương ứng 1,6%, xuống 29,1 USD/ounce. Giá đồng giao cùng kỳ hạn giảm 9 cent, tương ứng 2,7%, xuống 3,43 USD/lb. Phiên trước, bạc tăng 5,9%, đồng tăng 2,7%.
Tương tự, giá bạch kim và palladium cũng giảm khá nhiều. Cụ thể, giá bạch kim giao tháng 4 giảm 6,2 USD, tương ứng 0,4%, xuống 1.426,30 USD/ounce. Giá palladium giao tháng 3 giảm 9,95 USD, tương ứng 1,5%, xuống 653,55 USD/ounce.
Nông sản trồi sụt mạnh
Trên thị trường hàng hóa nông nghiệp, giá các mặt hàng cũng biến động mạnh. Cụ thể, giá ca cao tương lai giảm 40 USD, tương ứng 1,89%, xuống còn 2.075 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao sau giảm 0,22% xuống đóng cửa ở mức 226,7 cent/lb.
Giá đường thô thế giới giảm 0,37% xuống mức 24,42 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT giảm 0,41% xuống mức 14,59 USD/cwt. Giá dầu đậu tương giao sau giảm 0,06% xuống còn 53 cent/lb.
Ở chiều ngược lại, giá ngô tương lai tăng 0,19% lên mức 659,75 cent/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tăng được 0,14% lên mức 1.231,75 cent/bushel. Giá yến mạch tăng 1,28% lên 296,75 cent/bushel. Giá len trên sàn SFE tăng 0,75% lên 1.345 cent/kg.
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua (4/1), chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã vượt lên mức 80,084 điểm, so với mức 79,591 điểm trong phiên liền trước. Đồng USD cao luôn đe dọa giá các hàng hóa.
Trong khi đó, tại châu Âu, nhóm cổ phiếu ngân hàng sụt mạnh sau khi một tờ báo của Tây Ban Nha dẫn một nguồn tin không rõ danh tính cho biết, giới chức nước này đang xem xét chấp nhận các khoản vay từ IMF và quỹ cứu trợ châu Âu.
Dầu thô lên cao nhất 8 tháng
Phiên giao dịch đêm qua (4/1), giá dầu thô kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2011 tới nay. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 tăng 26 cent, tương ứng 0,3%, lên 103,22 USD/thùng trên sàn New York. Tính chung 2 ngày qua, dầu tăng 4,4%.
Thị trường mở phiên trồi sụt với biên độ thấp, do chịu áp lực từ đồng USD tăng cao và việc một số nhà đầu tư bán tháo lượng hàng nắm trong tay để chốt lời. Tuy nhiên, giá dầu trở lại quỹ đạo tăng khi Iran có phản ứng về lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ.
Thêm vào đó, các số liệu kinh tế Mỹ được công bố trong ngày lạc quan hơn dự báo, cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới đang thực sự hồi phục, đã giúp nhà đầu tư phấn chấn hơn, tăng mua vào dầu thô, từ đó đẩy giá mặt hàng này đi lên vào cuối ngày.
Cùng với giá dầu thô, xăng giao tháng 2 tăng 4 cent, tương ứng 1,3%, lên 2,79 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng hạn tăng 5 cent, tương ứng 1,7%, lên 3,09 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 10 cent, tương ứng 3,4%, lên 3,1 USD/ triệu BTU.
Vàng lại là “thiên đường an toàn”
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tương lai đêm qua đã chạm mức cao nhất trong vòng 2 tuần. Giới đầu tư tăng mạnh lượng mua vào do những lo ngại về tình hình Iran và Khu vực đồng Euro, khiến vàng lại được xem là ‘thiên đường an toàn”.
Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao tháng 2 tăng 12,20 USD, tương ứng 0,8%, lên 1.612,70 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức chốt cao nhất theo ngày của giá vàng kỳ hạn kể từ hôm 21/12/2011 cho tới nay.
Theo nhà phân tích Adam Klopfenstein của Archer Financial tại Chicago, đây là dấu hiệu cho thấy vàng đã giành lại được vị thế của một kênh đầu tư an toàn. Ông cho rằng sau khi vượt qua mốc 1.600 USD/ounce, vàng đã có được động lực tăng giá.
Ngược chiều với vàng, giá các kim loại khác giảm mạnh. Bạc giao tháng 3 hạ 49 cent, tương ứng 1,6%, xuống 29,1 USD/ounce. Giá đồng giao cùng kỳ hạn giảm 9 cent, tương ứng 2,7%, xuống 3,43 USD/lb. Phiên trước, bạc tăng 5,9%, đồng tăng 2,7%.
Tương tự, giá bạch kim và palladium cũng giảm khá nhiều. Cụ thể, giá bạch kim giao tháng 4 giảm 6,2 USD, tương ứng 0,4%, xuống 1.426,30 USD/ounce. Giá palladium giao tháng 3 giảm 9,95 USD, tương ứng 1,5%, xuống 653,55 USD/ounce.
Nông sản trồi sụt mạnh
Trên thị trường hàng hóa nông nghiệp, giá các mặt hàng cũng biến động mạnh. Cụ thể, giá ca cao tương lai giảm 40 USD, tương ứng 1,89%, xuống còn 2.075 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao sau giảm 0,22% xuống đóng cửa ở mức 226,7 cent/lb.
Giá đường thô thế giới giảm 0,37% xuống mức 24,42 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT giảm 0,41% xuống mức 14,59 USD/cwt. Giá dầu đậu tương giao sau giảm 0,06% xuống còn 53 cent/lb.
Ở chiều ngược lại, giá ngô tương lai tăng 0,19% lên mức 659,75 cent/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tăng được 0,14% lên mức 1.231,75 cent/bushel. Giá yến mạch tăng 1,28% lên 296,75 cent/bushel. Giá len trên sàn SFE tăng 0,75% lên 1.345 cent/kg.