Vàng “nội” đổ dốc, USD tăng chậm
So với cuối tuần trước, giá vàng miếng trong nước hiện đã tuột hơn 700.000 đồng/lượng, sau khi giá thế giới liên tục trượt sâu
So với cuối tuần trước, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước hiện đã tuột hơn 700.000 đồng/lượng, sau khi giá thế giới liên tục trượt sâu. Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD liên ngân hàng tăng 5 đồng.
Tính tới 8h50, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 37,65 - 37,85 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý đứng ở mức 37,49 triệu đồng/lượng giá mua vào và 37,63 triệu đồng/lượng giá bán ra.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 8h10 của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín, vàng SBJ có giá mua vào là 37,71 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,81 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được niêm yết ở mức 37,70 - 37,82 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Cuối tuần trước (hôm 30/4), giá vàng miếng trong nước giao dịch ở mức giá cao chót vót, lên tới 38,55 triệu đồng/lượng, do giá thế giới phiên liền trước đó bật lên 1.569,8 USD/ounce. Như vậy, hiện giá vàng trong nước đã giảm sâu, đến 700.000 đồng mỗi lượng.
Giá vàng trong nước sở dĩ giảm sâu là do thị trường thế giới đêm qua đổ dốc mạnh. Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco sáng nay, giá vàng giao ngay tại châu Á tiếp tục đi xuống dưới vùng 1.540 USD/ounce. Tính tới 9h, vàng giao ngay đứng ở 1.534,1 USD/ounce.
Trước đó, trong phiên giao dịch đêm qua, giá bạc hợp đồng bất ngờ trượt mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/5 do nhà đầu tư thi nhau bán ra với số lượng lớn, từ đó đẩy giá vàng và các loại hàng hóa khác tuột dốc không phanh.
Cụ thể, bạc giao tháng 7 giảm 3,5 USD, tương đương 7,6%, xuống 42,59 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất của kim loại quý này kể từ tháng 12/2008. Trong phiên có lúc bạc hợp đồng này rớt xuống còn 42,42 USD/ounce cũng trên sàn Comex.
Tính từ hôm 29/4 tới nay, giá bạc kỳ hạn đã giảm tới 12%. "Tình trạng bán tháo như thế này là điều không thể tránh khỏi", Bill O'Neil thuộc hãng tư vấn Logic ở New Jersey (Mỹ) nhận xét. Vài tháng qua, giá bạc đã tăng mạnh, chạm mốc cao nhất trong 31 năm và đạt khối lượng giao dịch kỷ lục hồi tuần trước.
Giá bạc kỳ hạn giảm mạnh khiến thị trường vàng cũng lao đao không kém. Giá vàng giao tháng 6 giảm tới 16,7 USD, tương đương 1,1%, xuống 1.540,4 USD/ounce. Đây là mức giảm giá theo ngày lớn nhất của vàng kể từ ngày 15/3 tới nay.
Theo các nhà phân tích thuộc Barclays Capital, nhà đầu tư đang đánh giá lại sức mua vàng bạc, khi các nhà chức trách Mexico và Peru cho biết sẽ sản xuất bạc nhiều hơn. Tuy nhiên, giá vàng vẫn có khả năng tăng lên do nhu cầu tích trữ của nhà đầu tư vẫn ở mức cao.
Cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden hôm 1/5 đã giảm bớt phần nào những lo ngại về địa chính trị, khiến nhà đầu tư hạn chế nắm giữ những tài sản rủi ro cao, nhưng vàng vẫn được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu, giá hàng hóa leo thang và lạm phát tại Mỹ, giới phân tích thuộc Brown Brothers Harriman nói.
Phiên giao dịch ngày 3/5, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng khá mạnh lên 73,075 điểm, so với mức 72,928 điểm trong phiên giao dịch liền trước. Tuần qua, chỉ số này đã liên tục giảm.
Tương tự giá vàng và bạc, các kim loại quý khác cũng được giao dịch ở vùng giá thấp. Bạch kim giao tháng 7 đứng ở mức 1.860,5 USD/ounce. Palladium giao tháng 6 đứng ở 782,4 USD/ounce. Trong khi, giá đồng lội ngược dòng, tăng 1,4%, lên 4,25 USD/lb.
Trên thị trường dầu thô quốc tế, hôm qua (3/5), giá dầu kỳ hạn giảm tới 2,2%, cũng xuất phát từ lý do giá bạc kỳ hạn rớt mạnh và áp lực của đồng USD mạnh lên. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 giảm 2,47 USD, xuống 111,05 USD/thùng trên sàn New York.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng 4/5, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 5 đồng, lên 20.703 đồng/USD. Tỷ giá giao dịch tại Vietcombank là 20.600 đồng/USD (mua vào) và 20.750 đồng/USD (bán ra).
Tính tới 8h50, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 37,65 - 37,85 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý đứng ở mức 37,49 triệu đồng/lượng giá mua vào và 37,63 triệu đồng/lượng giá bán ra.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 8h10 của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín, vàng SBJ có giá mua vào là 37,71 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,81 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được niêm yết ở mức 37,70 - 37,82 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Cuối tuần trước (hôm 30/4), giá vàng miếng trong nước giao dịch ở mức giá cao chót vót, lên tới 38,55 triệu đồng/lượng, do giá thế giới phiên liền trước đó bật lên 1.569,8 USD/ounce. Như vậy, hiện giá vàng trong nước đã giảm sâu, đến 700.000 đồng mỗi lượng.
Giá vàng trong nước sở dĩ giảm sâu là do thị trường thế giới đêm qua đổ dốc mạnh. Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco sáng nay, giá vàng giao ngay tại châu Á tiếp tục đi xuống dưới vùng 1.540 USD/ounce. Tính tới 9h, vàng giao ngay đứng ở 1.534,1 USD/ounce.
Trước đó, trong phiên giao dịch đêm qua, giá bạc hợp đồng bất ngờ trượt mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/5 do nhà đầu tư thi nhau bán ra với số lượng lớn, từ đó đẩy giá vàng và các loại hàng hóa khác tuột dốc không phanh.
Cụ thể, bạc giao tháng 7 giảm 3,5 USD, tương đương 7,6%, xuống 42,59 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất của kim loại quý này kể từ tháng 12/2008. Trong phiên có lúc bạc hợp đồng này rớt xuống còn 42,42 USD/ounce cũng trên sàn Comex.
Tính từ hôm 29/4 tới nay, giá bạc kỳ hạn đã giảm tới 12%. "Tình trạng bán tháo như thế này là điều không thể tránh khỏi", Bill O'Neil thuộc hãng tư vấn Logic ở New Jersey (Mỹ) nhận xét. Vài tháng qua, giá bạc đã tăng mạnh, chạm mốc cao nhất trong 31 năm và đạt khối lượng giao dịch kỷ lục hồi tuần trước.
Giá bạc kỳ hạn giảm mạnh khiến thị trường vàng cũng lao đao không kém. Giá vàng giao tháng 6 giảm tới 16,7 USD, tương đương 1,1%, xuống 1.540,4 USD/ounce. Đây là mức giảm giá theo ngày lớn nhất của vàng kể từ ngày 15/3 tới nay.
Theo các nhà phân tích thuộc Barclays Capital, nhà đầu tư đang đánh giá lại sức mua vàng bạc, khi các nhà chức trách Mexico và Peru cho biết sẽ sản xuất bạc nhiều hơn. Tuy nhiên, giá vàng vẫn có khả năng tăng lên do nhu cầu tích trữ của nhà đầu tư vẫn ở mức cao.
Cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden hôm 1/5 đã giảm bớt phần nào những lo ngại về địa chính trị, khiến nhà đầu tư hạn chế nắm giữ những tài sản rủi ro cao, nhưng vàng vẫn được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu, giá hàng hóa leo thang và lạm phát tại Mỹ, giới phân tích thuộc Brown Brothers Harriman nói.
Phiên giao dịch ngày 3/5, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng khá mạnh lên 73,075 điểm, so với mức 72,928 điểm trong phiên giao dịch liền trước. Tuần qua, chỉ số này đã liên tục giảm.
Tương tự giá vàng và bạc, các kim loại quý khác cũng được giao dịch ở vùng giá thấp. Bạch kim giao tháng 7 đứng ở mức 1.860,5 USD/ounce. Palladium giao tháng 6 đứng ở 782,4 USD/ounce. Trong khi, giá đồng lội ngược dòng, tăng 1,4%, lên 4,25 USD/lb.
Trên thị trường dầu thô quốc tế, hôm qua (3/5), giá dầu kỳ hạn giảm tới 2,2%, cũng xuất phát từ lý do giá bạc kỳ hạn rớt mạnh và áp lực của đồng USD mạnh lên. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 giảm 2,47 USD, xuống 111,05 USD/thùng trên sàn New York.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng 4/5, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 5 đồng, lên 20.703 đồng/USD. Tỷ giá giao dịch tại Vietcombank là 20.600 đồng/USD (mua vào) và 20.750 đồng/USD (bán ra).