Vàng “nội” tăng giá dữ dội theo thế giới
Sáng 28/4, vàng trong nước tăng giá dữ dội, lên trên 37,7 triệu đồng, trong khi vàng giao ngay quốc tế đứng ở 1.528,8 USD/ounce
Theo ghi nhận của VnEconomy, mở phiên sáng nay (28/4), giá vàng trong nước bật mạnh lên trên 37,7 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong vài tuần nay. Trên thế giới, vàng giao ngay cũng đang dao động ở vùng 1.528,8 USD/ounce.
Tính tới 8h44, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu và vàng SJC của Công ty Phú Quý đều được mua vào với giá 37,60 triệu đồng/lượng, bán ra với giá 37,73 triệu đồng/lượng.
Còn theo bảng giá lúc 7h45 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 37,66 triệu đồng mỗi lượng, bán ra ở mức 37,74 triệu đồng mỗi lượng. Vàng SJC có giá mua vào là 37,65 triệu đồng, giá bán ra là 37,75 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường vàng châu Á mở phiên sáng nay, vàng giao ngay bật tăng mạnh nhờ lực đẩy đêm qua trên sàn New York. Tính tới 8h35, trên bảng thanh toán Kitco, vàng giao ngay đang dao động ở vùng 1.528,8 USD/ounce.
Đêm qua, giá vàng hợp đồng tăng mạnh trong phiên giao dịch điện tử trên sàn Globex, sau khi đã chốt phiên New York ở mức cao kỷ lục. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản đã khiến nhà đầu tư thêm lo ngại về tình trạng lạm phát và đổ xô tích trữ vàng.
Cụ thể, vàng giao tháng 6 tăng 10 USD lên 1.527,1 USD/ounce trong phiên giao dịch điện tử Globex sau khi đã chạm tới 1.530,7 USD/ounce vào lúc 16h chiều (giờ địa phương). Trước đó, chốt phiên New York, vàng hợp đồng này trên sàn Comex tăng 13,6 USD, tương đương 0,9%, lên 1.517,1 USD.
Hôm qua (27/4), Ủy ban Thị trường mở Liên bang thuộc FED tuyên bố tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục từ 0 - 0,25% và cho biết, chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD (QE2) sẽ kết thúc vào ngày 30/6 như dự định.
Các quyết định này về cơ bản là phù hợp với dự đoán ban đầu của giới phân tích kinh tế. Tại cuộc họp báo sau khi công bố các chính sách trên, Chủ tịch FED Ben Bernanke còn cho biết thêm rằng, ông chưa rõ khi nào FED sẽ thắt chặt lãi suất cơ bản.
Đà nhảy vọt của giá vàng "không chỉ phản ánh việc FED giữ nguyên lãi suất cơ bản mà còn cho thấy lạm phát đang ở mức cao hơn dự kiến", Julian Phillips, biên tập viên của trang GoldForecaster.com, nhận định. “Nói chung, cuộc họp báo của ông Bernanke đã mang lại yếu tố tích cực cho các kim loại quý".
Trước khi FED tuyên bố chính sách, vàng hợp đồng tháng 6 chỉ tăng có 5 USD/ounce. Nhưng chỉ vài phút sau khi quyết định của FED được đưa ra, vàng nhảy vọt lên 1.515,3 USD/ounce, theo CME Group, đơn vị sở hữu sàn Comex.
Trước đó, hôm thứ 2 đầu tuần này, giá vàng đã chạm mức 1.519,2 USD/ounce, mức cao kỷ lục trong ngày, nhưng giá ngày 26/4 đã giảm khá mạnh trước làn sóng chốt lời, đồng thời chấm dứt chuỗi 8 ngày tăng giá liên tiếp.
Diễn biến cùng chiều với vàng, chốt phiên giao dịch Comex, bạc hợp đồng tháng 5 tăng 91 xu Mỹ, tương đương 2%, lên 45,96 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 tăng 13,8 USD lên 1.819,2 USD/ounce, palladium giao tháng 6 tăng 2,4 USD lên 758,1 USD/ounce.
Tuyên bố của FED về lãi suất cơ bản cũng là nguyên nhân khiến giá dầu thô quốc tế tăng trở lại trong phiên 27/4. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 trên sàn New York chốt phiên tăng 55 xu Mỹ, tương ứng 0,5%, lên 112,76 USD/thùng.
Trên thị trường tiền tệ sáng nay (28/4), tỷ giá USD liên ngân hàng một lần nữa điều chỉnh giảm 5 đồng, xuống còn 20.693 đồng, mức thấp nhất trong vài tuần qua. Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.905 đồng, nhưng thực tế giá niêm yết tại nhiều ngân hàng thấp hơn mức này rất nhiều.
Tại Vietcombank, đồng USD được mua vào với giá 20.570 đồng/USD, bán ra với giá 20.640 đồng/USD. Tại Eximbank, đồng USD có giá mua vào là 20.580 - 20.600 đồng/USD, bán ra là 20.660 đồng/USD. Tại Sacombank, giá mua USD từ 20.560 - 20.580 đồng, giá bán ở mức 20.660 đồng/USD.
Tính tới 8h44, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu và vàng SJC của Công ty Phú Quý đều được mua vào với giá 37,60 triệu đồng/lượng, bán ra với giá 37,73 triệu đồng/lượng.
Còn theo bảng giá lúc 7h45 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 37,66 triệu đồng mỗi lượng, bán ra ở mức 37,74 triệu đồng mỗi lượng. Vàng SJC có giá mua vào là 37,65 triệu đồng, giá bán ra là 37,75 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường vàng châu Á mở phiên sáng nay, vàng giao ngay bật tăng mạnh nhờ lực đẩy đêm qua trên sàn New York. Tính tới 8h35, trên bảng thanh toán Kitco, vàng giao ngay đang dao động ở vùng 1.528,8 USD/ounce.
Đêm qua, giá vàng hợp đồng tăng mạnh trong phiên giao dịch điện tử trên sàn Globex, sau khi đã chốt phiên New York ở mức cao kỷ lục. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản đã khiến nhà đầu tư thêm lo ngại về tình trạng lạm phát và đổ xô tích trữ vàng.
Cụ thể, vàng giao tháng 6 tăng 10 USD lên 1.527,1 USD/ounce trong phiên giao dịch điện tử Globex sau khi đã chạm tới 1.530,7 USD/ounce vào lúc 16h chiều (giờ địa phương). Trước đó, chốt phiên New York, vàng hợp đồng này trên sàn Comex tăng 13,6 USD, tương đương 0,9%, lên 1.517,1 USD.
Hôm qua (27/4), Ủy ban Thị trường mở Liên bang thuộc FED tuyên bố tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục từ 0 - 0,25% và cho biết, chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD (QE2) sẽ kết thúc vào ngày 30/6 như dự định.
Các quyết định này về cơ bản là phù hợp với dự đoán ban đầu của giới phân tích kinh tế. Tại cuộc họp báo sau khi công bố các chính sách trên, Chủ tịch FED Ben Bernanke còn cho biết thêm rằng, ông chưa rõ khi nào FED sẽ thắt chặt lãi suất cơ bản.
Đà nhảy vọt của giá vàng "không chỉ phản ánh việc FED giữ nguyên lãi suất cơ bản mà còn cho thấy lạm phát đang ở mức cao hơn dự kiến", Julian Phillips, biên tập viên của trang GoldForecaster.com, nhận định. “Nói chung, cuộc họp báo của ông Bernanke đã mang lại yếu tố tích cực cho các kim loại quý".
Trước khi FED tuyên bố chính sách, vàng hợp đồng tháng 6 chỉ tăng có 5 USD/ounce. Nhưng chỉ vài phút sau khi quyết định của FED được đưa ra, vàng nhảy vọt lên 1.515,3 USD/ounce, theo CME Group, đơn vị sở hữu sàn Comex.
Trước đó, hôm thứ 2 đầu tuần này, giá vàng đã chạm mức 1.519,2 USD/ounce, mức cao kỷ lục trong ngày, nhưng giá ngày 26/4 đã giảm khá mạnh trước làn sóng chốt lời, đồng thời chấm dứt chuỗi 8 ngày tăng giá liên tiếp.
Diễn biến cùng chiều với vàng, chốt phiên giao dịch Comex, bạc hợp đồng tháng 5 tăng 91 xu Mỹ, tương đương 2%, lên 45,96 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 tăng 13,8 USD lên 1.819,2 USD/ounce, palladium giao tháng 6 tăng 2,4 USD lên 758,1 USD/ounce.
Tuyên bố của FED về lãi suất cơ bản cũng là nguyên nhân khiến giá dầu thô quốc tế tăng trở lại trong phiên 27/4. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 trên sàn New York chốt phiên tăng 55 xu Mỹ, tương ứng 0,5%, lên 112,76 USD/thùng.
Trên thị trường tiền tệ sáng nay (28/4), tỷ giá USD liên ngân hàng một lần nữa điều chỉnh giảm 5 đồng, xuống còn 20.693 đồng, mức thấp nhất trong vài tuần qua. Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.905 đồng, nhưng thực tế giá niêm yết tại nhiều ngân hàng thấp hơn mức này rất nhiều.
Tại Vietcombank, đồng USD được mua vào với giá 20.570 đồng/USD, bán ra với giá 20.640 đồng/USD. Tại Eximbank, đồng USD có giá mua vào là 20.580 - 20.600 đồng/USD, bán ra là 20.660 đồng/USD. Tại Sacombank, giá mua USD từ 20.560 - 20.580 đồng, giá bán ở mức 20.660 đồng/USD.