“Vào Việt Nam, ngại nhất là hàng giả"
Trao đổi với ông Jeffrey Fan, Giám đốc kinh doanh Apacer về chiến lược kinh doanh của công ty này tại Việt Nam
Các sản phẩm RAM và USB của hãng Apacer (Đài Loan) đã có mặt trên thị trường Việt Nam một thời gian và cũng đã có được một thị phần nhất định. Đặc biệt, Apacer đã đặt mục tiêu giành thị phần lớn nhất tại Việt Nam cho dòng sản phẩm USB của mình.
Sau đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Jeffrey Fan, Giám đốc kinh doanh của Apacer về chiến lược cụ thể của công ty tại thị trường Việt Nam.
Thị trường Việt Nam thu hút nhiều công ty công nghệ thông tin nước ngoài trong thời gian qua và nhiều sản phẩm của các công ty này có chỗ đứng nhất định tại thị trường Việt Nam. Ông có tin rằng những sản phẩm của Apacer có thể cạnh tranh được với họ?
Thị trường Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao và sẽ trở thành những “Ấn Độ” hay “Trung Quốc” trong tương lai. Chính vì vậy nhiều công ty công nghệ thông tin nước ngoài đang đến Việt Nam. Chúng tôi cũng có chiến lược phát triển của mình tại thị trường này mặc dù là người đến sau.
Để có chỗ đứng ở Việt Nam, chúng tôi phải cạnh tranh rất nhiều với những đối thủ khác. Mỗi công ty đều có chiến lược và Apacer cũng vậy. Chúng tôi nhắm vào sản phẩm và chất lượng, bên cạnh việc quảng bá thương hiệu để người tiêu dùng biết đến thương hiệu Apacer.
Để hỗ trợ cho chiến lược xâm nhập của mình tại thị trường Việt Nam, chúng tôi cũng rất coi trọng đối tác trong nước vì họ hiểu thị trường và sẽ giúp chúng tôi đạt được mục tiêu của mình đặt ra.
Mục tiêu mà Apacer đặt ra khi vào thị trường Việt Nam là gì, thưa ông?
Sản phẩm của Apacer đã có mặt ở Việt Nam trong những năm qua, tuy nhiên có thể nói năm nay chúng tôi chính thức vào Việt Nam và xâm nhập sâu hơn thị trường vừa mới gia nhập WTO này. Chúng tôi đặt ra mục tiêu phát triển về doanh số cũng như vị trí cho Apacer trong ba năm tới. Theo đó, chúng tôi nhắm đến hai dòng sản phẩm thế mạnh của hãng, đó là USB và RAM máy tính.
Với USB, chúng tôi đặt mục tiêu đạt doanh số là 700.000 - 1 triệu USD/tháng và trong ba năm tới Apacer sẽ đứng vị trí hàng đầu Việt Nam đối với dòng sản phẩm này. USB là sản phẩm có giá trị không cao trên từng đơn vị sản phẩm nhưng lại đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của Apacer (30%).
Còn RAM, mục tiêu xa hơn, phải mất thêm 2 năm nữa sau USB để đứng vị trí số 1 ở thị trường Việt Nam. RAM không tiêu thụ mạnh nhưng mang lại giá trị cao cũng như đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu hàng năm của Apacer. Sở dĩ chúng tôi đưa ra mục tiêu như thế là vì chúng tôi đánh giá được tiềm năng của thị trường Việt Nam và sức cạnh tranh của Apacer ở thị trường tương tự.
Ví dụ ở Thái Lan, Apacer đứng đầu thị trường USB và tiêu thụ khoảng 40.000 sản phẩm/tháng, trong khi ở Malaysia là 500.000 sản phẩm/tháng.
Theo ông, ngoài chuyện là người đến sau và phải cạnh tranh với những công ty đến trước, thị trường Việt Nam có những khó khăn gì mà Apacer phải đối mặt ?
Apacer chỉ mới xuất hiện trên thị trường 10 năm nay thôi, vì vậy chúng tôi còn rất trẻ. Đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn mà một công ty mới không thể tránh khỏi. Lớn nhất trong số đó là nạn hàng giả, nhái sản phẩm Apacer có mặt ở thị trường Việt Nam. Đây là khó khăn không dễ giải quyết với nhà sản xuất. Không chỉ nhà sản xuất mà người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng vì họ không biết làm thế nào phân biệt hàng thật và hàng giả khi sử dụng.
Chúng tôi biết rằng ở Việt Nam chưa có qui định pháp lý hiệu quả để ngăn chặn hàng gian, hàng giả. Song chúng tôi hy vọng sẽ khắc phục được những khó khăn đó để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, với sự trợ giúp của hai nhà phân phối ở hai thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM.
Sau đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Jeffrey Fan, Giám đốc kinh doanh của Apacer về chiến lược cụ thể của công ty tại thị trường Việt Nam.
Thị trường Việt Nam thu hút nhiều công ty công nghệ thông tin nước ngoài trong thời gian qua và nhiều sản phẩm của các công ty này có chỗ đứng nhất định tại thị trường Việt Nam. Ông có tin rằng những sản phẩm của Apacer có thể cạnh tranh được với họ?
Thị trường Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao và sẽ trở thành những “Ấn Độ” hay “Trung Quốc” trong tương lai. Chính vì vậy nhiều công ty công nghệ thông tin nước ngoài đang đến Việt Nam. Chúng tôi cũng có chiến lược phát triển của mình tại thị trường này mặc dù là người đến sau.
Để có chỗ đứng ở Việt Nam, chúng tôi phải cạnh tranh rất nhiều với những đối thủ khác. Mỗi công ty đều có chiến lược và Apacer cũng vậy. Chúng tôi nhắm vào sản phẩm và chất lượng, bên cạnh việc quảng bá thương hiệu để người tiêu dùng biết đến thương hiệu Apacer.
Để hỗ trợ cho chiến lược xâm nhập của mình tại thị trường Việt Nam, chúng tôi cũng rất coi trọng đối tác trong nước vì họ hiểu thị trường và sẽ giúp chúng tôi đạt được mục tiêu của mình đặt ra.
Mục tiêu mà Apacer đặt ra khi vào thị trường Việt Nam là gì, thưa ông?
Sản phẩm của Apacer đã có mặt ở Việt Nam trong những năm qua, tuy nhiên có thể nói năm nay chúng tôi chính thức vào Việt Nam và xâm nhập sâu hơn thị trường vừa mới gia nhập WTO này. Chúng tôi đặt ra mục tiêu phát triển về doanh số cũng như vị trí cho Apacer trong ba năm tới. Theo đó, chúng tôi nhắm đến hai dòng sản phẩm thế mạnh của hãng, đó là USB và RAM máy tính.
Với USB, chúng tôi đặt mục tiêu đạt doanh số là 700.000 - 1 triệu USD/tháng và trong ba năm tới Apacer sẽ đứng vị trí hàng đầu Việt Nam đối với dòng sản phẩm này. USB là sản phẩm có giá trị không cao trên từng đơn vị sản phẩm nhưng lại đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của Apacer (30%).
Còn RAM, mục tiêu xa hơn, phải mất thêm 2 năm nữa sau USB để đứng vị trí số 1 ở thị trường Việt Nam. RAM không tiêu thụ mạnh nhưng mang lại giá trị cao cũng như đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu hàng năm của Apacer. Sở dĩ chúng tôi đưa ra mục tiêu như thế là vì chúng tôi đánh giá được tiềm năng của thị trường Việt Nam và sức cạnh tranh của Apacer ở thị trường tương tự.
Ví dụ ở Thái Lan, Apacer đứng đầu thị trường USB và tiêu thụ khoảng 40.000 sản phẩm/tháng, trong khi ở Malaysia là 500.000 sản phẩm/tháng.
Theo ông, ngoài chuyện là người đến sau và phải cạnh tranh với những công ty đến trước, thị trường Việt Nam có những khó khăn gì mà Apacer phải đối mặt ?
Apacer chỉ mới xuất hiện trên thị trường 10 năm nay thôi, vì vậy chúng tôi còn rất trẻ. Đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn mà một công ty mới không thể tránh khỏi. Lớn nhất trong số đó là nạn hàng giả, nhái sản phẩm Apacer có mặt ở thị trường Việt Nam. Đây là khó khăn không dễ giải quyết với nhà sản xuất. Không chỉ nhà sản xuất mà người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng vì họ không biết làm thế nào phân biệt hàng thật và hàng giả khi sử dụng.
Chúng tôi biết rằng ở Việt Nam chưa có qui định pháp lý hiệu quả để ngăn chặn hàng gian, hàng giả. Song chúng tôi hy vọng sẽ khắc phục được những khó khăn đó để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, với sự trợ giúp của hai nhà phân phối ở hai thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM.