“Về hưu cũng phải xử lý, thế mới công bằng với dân”
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho rằng Quốc hội khóa 14 cần phải tăng cường giám sát, nhìn từ vụ việc nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Đánh giá cao hoạt động của Chính phủ sau khi được kiện toàn, nhưng đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm uỷ ban Về các Vấn đề xã hội của Quốc hội khoá 13 - cũng cho rằng Quốc hội khóa 14 cần phải tăng cường giám sát, nhìn từ vụ việc nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng mà Tổng bí thư đã chỉ đạo kiểm tra nếu có dấu hiệu vi phạm.
“Nhưng phải có niềm tin thế này, quan điểm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là xử lý sai phạm không có vùng cấm. Ai vi phạm phải xử lý. Về hưu cũng phải xử lý, thế mới công bằng với dân”, ông Lợi trao đổi.
Quyết liệt hơn
Ông đánh giá thế nào về những việc làm bước đầu của Chính phủ sau khi được kiện toàn ba tháng qua?
Chính phủ của nhiệm kỳ này đang khởi động, thể hiện tinh thần rất quyết tâm, thể hiện khá quyết liệt theo tinh thần: kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ, giống với bản chất của một chính phủ vì dân.
Chính phủ bắt đầu thể hiện tinh thần đổi mới tích cực, có sự rà soát hệ thống chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội...
Mới có ba tháng nên cũng chưa có thể đánh giá toàn diện, nhưng bước đầu có thể thấy sự quyết tâm là cao. Ba tháng qua, cũng có nhiều việc đã làm được như điều tra nguyên nhân vụ gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung.
Sự chậm trễ được giải thích là do cần phải có thời gian đánh giá về các vấn đề khoa học. Nhưng tôi nghĩ là nếu quyết liệt hơn, trả lời sớm hơn thì chắc là sự dị nghị của người dân giảm đi, niềm tin tốt hơn.
Qua ba tháng, sự nhìn nhận của ông với các thành viên Chính phủ mới có thay đổi gì so với trước đây không ?
Tôi nghĩ rằng, thời gian qua có sự thuận lợi cho các bộ trưởng chuẩn bị cho công việc và cũng thuận lợi cho việc bầu của các đại biểu nhiệm kỳ mới. Nhưng đó cũng là thách thức với các bộ trưởng, các trưởng ngành.
Tôi cho rằng, mấy tháng qua, nhiều bộ trưởng, trưởng ngành đã thể hiện tinh thần quyết liệt hơn. Tập trung chỉ đạo tốt hơn. Cách thức làm cũng tạo niềm tin cho người dân, mà Bộ trưởng Y tế là một ví dụ điển hình: các việc nhỏ ở các bệnh viện đều có mặt để xử lý. Có việc không đúng thì xin lỗi.
Thế là được.
Ông có nhận xét gì về cá nhân Thủ tướng Chính phủ trong ba tháng qua ?
Tôi nghĩ là Thủ tướng đã thể hiện tinh thần chỉ đạo rất quyết liệt, rất lắng nghe các doanh nghiệp và người dân, và cũng thể hiện tinh thần ấy khi yêu cầu không được chậm trễ trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách pháp luật, chỉ đạo, xử lý tháo gỡ nhanh các vướng mắc, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Thể chế với nước ta là vấn đề rất quan trọng. Nếu tháo gỡ được các ách tắc về thể chế mới phát triển, vươn lên được.
Tất nhiên, cũng còn có nhiều vấn đề khó khăn không phải giải quyết được ngay lập tức mà Thủ tướng và các thành viên Chính phủ khoá mới phải cố gắng.
Bài học khoá mới
Nhìn lại Chính phủ cũ, với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương mà Tổng bí thư đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm, theo ông, Quốc hội khoá 14 phải có sự giám sát với các bộ trưởng, hoạt động các bộ, ngành thế nào ?
Tôi cho đây là trách nhiệm của cả Quốc hội khoá 13.
Suốt một thời kỳ dài, chúng ta giám sát, theo dõi, tại sao không phát hiện, nếu phát hiện được, xử lý ngay đi thì đã không xảy ra tình trạng như báo chí vừa nêu.
Nhưng phải có niềm tin thế này, quan điểm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là xử lý sai phạm không có vùng cấm. Ai vi phạm phải xử lý. Về hưu cũng phải xử lý, thế mới công bằng với dân.
Tôi nghĩ đây là một bài học. Cả một nhiệm kỳ Quốc hội mà chúng ta để ra một tư lệnh ngành mà chúng ta không giám sát, không theo dõi, không nhắc nhở, để xảy ra tình trạng đó, thì đó là một bài học cho Quốc hội khoá 14.
Vấn đề chức năng của Quốc hội là quyết định, làm luật nhưng giám sát là rất quan trọng. Nhà nước kiến tạo tạo thông thoáng nhưng cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát. Không thể để tồn tại bé xé ra to. Nếu chúng ta ngăn chặn tốt nhưng vấn đề tiêu cực từ lúc còn nhỏ thì giảm bớt hậu quả.
Nhìn vào những dấu hiệu yếu kém trong điều hành, quản lý của ông Vũ Huy Hoàng trong nhiệm kỳ trước, ông thấy, nó đã ảnh hưởng thế nào đến vấn đề phát triển ngành ?
Thực ra những vi phạm đó nó thuộc về vấn đề điều hành, không phải tác động đến những vấn đề phát triển của nền kinh tế.
Nhưng rõ ràng công tác cán bộ, nếu không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của một ngành.
Nhưng qua vụ ông Trịnh Xuân Thanh có thể nói công tác giám sát các doanh nghiệp Nhà nước vẫn “có vấn đề”, nhất là liên quan đến nhân sự chủ chốt ?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu một ý kiến mà tôi rất quan tâm: giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, giảm thanh tra kiểm tra, nhưng không có nghĩa là giảm tức là không thanh tra, kiểm tra.
Thanh tra, kiểm tra phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Không để trở thành áp lực mà là để tháo gỡ, chứ không phải chỉ để xử lý kỷ luật.
“Nhưng phải có niềm tin thế này, quan điểm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là xử lý sai phạm không có vùng cấm. Ai vi phạm phải xử lý. Về hưu cũng phải xử lý, thế mới công bằng với dân”, ông Lợi trao đổi.
Quyết liệt hơn
Ông đánh giá thế nào về những việc làm bước đầu của Chính phủ sau khi được kiện toàn ba tháng qua?
Chính phủ của nhiệm kỳ này đang khởi động, thể hiện tinh thần rất quyết tâm, thể hiện khá quyết liệt theo tinh thần: kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ, giống với bản chất của một chính phủ vì dân.
Chính phủ bắt đầu thể hiện tinh thần đổi mới tích cực, có sự rà soát hệ thống chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội...
Mới có ba tháng nên cũng chưa có thể đánh giá toàn diện, nhưng bước đầu có thể thấy sự quyết tâm là cao. Ba tháng qua, cũng có nhiều việc đã làm được như điều tra nguyên nhân vụ gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung.
Sự chậm trễ được giải thích là do cần phải có thời gian đánh giá về các vấn đề khoa học. Nhưng tôi nghĩ là nếu quyết liệt hơn, trả lời sớm hơn thì chắc là sự dị nghị của người dân giảm đi, niềm tin tốt hơn.
Qua ba tháng, sự nhìn nhận của ông với các thành viên Chính phủ mới có thay đổi gì so với trước đây không ?
Tôi nghĩ rằng, thời gian qua có sự thuận lợi cho các bộ trưởng chuẩn bị cho công việc và cũng thuận lợi cho việc bầu của các đại biểu nhiệm kỳ mới. Nhưng đó cũng là thách thức với các bộ trưởng, các trưởng ngành.
Tôi cho rằng, mấy tháng qua, nhiều bộ trưởng, trưởng ngành đã thể hiện tinh thần quyết liệt hơn. Tập trung chỉ đạo tốt hơn. Cách thức làm cũng tạo niềm tin cho người dân, mà Bộ trưởng Y tế là một ví dụ điển hình: các việc nhỏ ở các bệnh viện đều có mặt để xử lý. Có việc không đúng thì xin lỗi.
Thế là được.
Ông có nhận xét gì về cá nhân Thủ tướng Chính phủ trong ba tháng qua ?
Tôi nghĩ là Thủ tướng đã thể hiện tinh thần chỉ đạo rất quyết liệt, rất lắng nghe các doanh nghiệp và người dân, và cũng thể hiện tinh thần ấy khi yêu cầu không được chậm trễ trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách pháp luật, chỉ đạo, xử lý tháo gỡ nhanh các vướng mắc, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Thể chế với nước ta là vấn đề rất quan trọng. Nếu tháo gỡ được các ách tắc về thể chế mới phát triển, vươn lên được.
Tất nhiên, cũng còn có nhiều vấn đề khó khăn không phải giải quyết được ngay lập tức mà Thủ tướng và các thành viên Chính phủ khoá mới phải cố gắng.
Bài học khoá mới
Nhìn lại Chính phủ cũ, với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương mà Tổng bí thư đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm, theo ông, Quốc hội khoá 14 phải có sự giám sát với các bộ trưởng, hoạt động các bộ, ngành thế nào ?
Tôi cho đây là trách nhiệm của cả Quốc hội khoá 13.
Suốt một thời kỳ dài, chúng ta giám sát, theo dõi, tại sao không phát hiện, nếu phát hiện được, xử lý ngay đi thì đã không xảy ra tình trạng như báo chí vừa nêu.
Nhưng phải có niềm tin thế này, quan điểm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là xử lý sai phạm không có vùng cấm. Ai vi phạm phải xử lý. Về hưu cũng phải xử lý, thế mới công bằng với dân.
Tôi nghĩ đây là một bài học. Cả một nhiệm kỳ Quốc hội mà chúng ta để ra một tư lệnh ngành mà chúng ta không giám sát, không theo dõi, không nhắc nhở, để xảy ra tình trạng đó, thì đó là một bài học cho Quốc hội khoá 14.
Vấn đề chức năng của Quốc hội là quyết định, làm luật nhưng giám sát là rất quan trọng. Nhà nước kiến tạo tạo thông thoáng nhưng cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát. Không thể để tồn tại bé xé ra to. Nếu chúng ta ngăn chặn tốt nhưng vấn đề tiêu cực từ lúc còn nhỏ thì giảm bớt hậu quả.
Nhìn vào những dấu hiệu yếu kém trong điều hành, quản lý của ông Vũ Huy Hoàng trong nhiệm kỳ trước, ông thấy, nó đã ảnh hưởng thế nào đến vấn đề phát triển ngành ?
Thực ra những vi phạm đó nó thuộc về vấn đề điều hành, không phải tác động đến những vấn đề phát triển của nền kinh tế.
Nhưng rõ ràng công tác cán bộ, nếu không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của một ngành.
Nhưng qua vụ ông Trịnh Xuân Thanh có thể nói công tác giám sát các doanh nghiệp Nhà nước vẫn “có vấn đề”, nhất là liên quan đến nhân sự chủ chốt ?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu một ý kiến mà tôi rất quan tâm: giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, giảm thanh tra kiểm tra, nhưng không có nghĩa là giảm tức là không thanh tra, kiểm tra.
Thanh tra, kiểm tra phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Không để trở thành áp lực mà là để tháo gỡ, chứ không phải chỉ để xử lý kỷ luật.