Vì sao cho vay ngang hàng gây “sốt” ở Mỹ?
Người vay có thể nộp đơn xin vay vì bất cứ mục đích gì, kể cả vay tiền đi du lịch
Trang CNNMoney cho biết, dịch vụ cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending) đang nở rộ ở Mỹ, kết nối giữa những người có vốn để cho vay và những người cần vay tiền cho mọi mục đích từ mua nhà tới đi du lịch.
Hôm thứ Năm tuần này, Lending Club một công ty trong lĩnh vực cho vay ngang hàng đã có vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công vang dội, với mức giá cổ phiếu tăng vọt hơn 50% so với dự kiến ban đầu. Vụ phát hành này đem về cho Lending Club số tiền 870 triệu USD, với mức giá cổ phiếu 15 USD.
Thành công này của Lending Club được đánh giá là tín hiệu tích cực cho xu hướng cho vay ngang hàng ở Mỹ trong bối cảnh các ngân hàng nước này chật vật tìm mức lợi nhuận cao hơn giữa lúc lãi suất thấp kỷ lục, còn người tiêu dùng thì khó thuyết phục ngân hàng cho vay.
Mô hình hoạt động của Lending Club khá đơn giản: người vay có thể nộp đơn xin vay vì bất cứ mục đích gì, kể cả vay tiền đi nghỉ. Lending Club sẽ kết nối họ với một nhà đầu tư, người cung cấp khoản vay để được trả lãi suất hàng tháng.
Mỗi khoản vay sẽ được gắn “điểm” dựa trên các yếu tố như lịch sử tín dụng và thu nhập của người đi vay. Mức vay tối đa là 35.000 USD đối với cá nhân và 100.000 USD đối với công ty.
Giám đốc hoạt động của Lending Club Scott Sanborn nói rằng, mô hình của công ty này khiến các nhà đầu tư có vốn để cho vay thích thú vì dễ hiểu hơn so với việc đầu tư vào cổ phiếu.
“Về cơ bản, mọi người đều hiểu việc cho vay ở một mức lãi suất cố định. Họ cảm thấy thoải mái và kiểm soát được việc cho vay này”, Sanborn nói.
Theo website của Lending Club, mức lãi suất trung bình đối với một khoản vay điểm “A” hiện là 7,6%. Khoản vay có điểm số thấp nhất “G” chịu mức lãi suất khoảng 25%.
Theo Lending Club, đã có khoảng 6 tỷ USD vốn vay được cấp thông qua công ty này kể từ khi công ty bắt đầu hoạt động vào năm 2006 và đã có 596 triệu USD lãi suất được trả.
Dĩ nhiên, cho vay ngang hàng hiện vẫn đang là một lĩnh vực tương đối mới và còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Lãi suất tăng, vỡ nợ và các vụ kiện vẫn xảy ra. Trong một tài liệu gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Lending Club đề cập đến “cái nhìn tiêu cực của công chúng” đối với cho vay ngang hàng bởi nhiều người vẫn xem đây như một lĩnh vực rủi ro.
Lending Club có sự tham gia của những nhân vật kỳ cựu trong giới tài chính Mỹ. Hội đồng Quản trị của công ty này có cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Larry Summers và cựu CEO ngân hàng Morgan Stanley John Mack.
Giới phân tích dự báo, vụ IPO thành công của Lending Club sẽ mở đường cho các công ty cho vay ngang hàng khác tiến hành IPO.
Hôm thứ Năm tuần này, Lending Club một công ty trong lĩnh vực cho vay ngang hàng đã có vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công vang dội, với mức giá cổ phiếu tăng vọt hơn 50% so với dự kiến ban đầu. Vụ phát hành này đem về cho Lending Club số tiền 870 triệu USD, với mức giá cổ phiếu 15 USD.
Thành công này của Lending Club được đánh giá là tín hiệu tích cực cho xu hướng cho vay ngang hàng ở Mỹ trong bối cảnh các ngân hàng nước này chật vật tìm mức lợi nhuận cao hơn giữa lúc lãi suất thấp kỷ lục, còn người tiêu dùng thì khó thuyết phục ngân hàng cho vay.
Mô hình hoạt động của Lending Club khá đơn giản: người vay có thể nộp đơn xin vay vì bất cứ mục đích gì, kể cả vay tiền đi nghỉ. Lending Club sẽ kết nối họ với một nhà đầu tư, người cung cấp khoản vay để được trả lãi suất hàng tháng.
Mỗi khoản vay sẽ được gắn “điểm” dựa trên các yếu tố như lịch sử tín dụng và thu nhập của người đi vay. Mức vay tối đa là 35.000 USD đối với cá nhân và 100.000 USD đối với công ty.
Giám đốc hoạt động của Lending Club Scott Sanborn nói rằng, mô hình của công ty này khiến các nhà đầu tư có vốn để cho vay thích thú vì dễ hiểu hơn so với việc đầu tư vào cổ phiếu.
“Về cơ bản, mọi người đều hiểu việc cho vay ở một mức lãi suất cố định. Họ cảm thấy thoải mái và kiểm soát được việc cho vay này”, Sanborn nói.
Theo website của Lending Club, mức lãi suất trung bình đối với một khoản vay điểm “A” hiện là 7,6%. Khoản vay có điểm số thấp nhất “G” chịu mức lãi suất khoảng 25%.
Theo Lending Club, đã có khoảng 6 tỷ USD vốn vay được cấp thông qua công ty này kể từ khi công ty bắt đầu hoạt động vào năm 2006 và đã có 596 triệu USD lãi suất được trả.
Dĩ nhiên, cho vay ngang hàng hiện vẫn đang là một lĩnh vực tương đối mới và còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Lãi suất tăng, vỡ nợ và các vụ kiện vẫn xảy ra. Trong một tài liệu gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Lending Club đề cập đến “cái nhìn tiêu cực của công chúng” đối với cho vay ngang hàng bởi nhiều người vẫn xem đây như một lĩnh vực rủi ro.
Lending Club có sự tham gia của những nhân vật kỳ cựu trong giới tài chính Mỹ. Hội đồng Quản trị của công ty này có cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Larry Summers và cựu CEO ngân hàng Morgan Stanley John Mack.
Giới phân tích dự báo, vụ IPO thành công của Lending Club sẽ mở đường cho các công ty cho vay ngang hàng khác tiến hành IPO.