Vì sao đang nổi, tin tặc LulzSec lại giải tán?
Cuối tuần qua, nhóm tin tặc đang nổi đình đám LulzSec bất ngờ tuyên bố giải tán vì cuộc dạo chơi phá rối đã chấm dứt
Nổi đình đám sau một loạt vụ tấn công mạng vào các website của hãng điện tử Sony, Nintendo, mạng Fox Broadcasting, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), một đơn vị của cảnh sát Anh, cuối tuần qua, nhóm tin tặc Lulz Security (LulzSec) bất ngờ tuyên bố giải thể.
Trong một thông báo trên Twitter, LulzSec cho hay, “cuộc hành trình trên biển 50 ngày theo kế hoạch đã chấm dứt, chúng tôi buộc phải ra khơi, và những gì chúng tôi hy vọng đã để lại sẽ là khả năng tạo ra cảm hứng, sợ sệt, chối bỏ, vui mừng, tán thành, bất đồng, giễu cợt, mất mặt, quan tâm, ghen tị, chán ghét và thậm chí cả sự yêu mến”.
Theo thông báo trên, trong vòng 50 ngày qua, LulzSec đã làm gián đoạn và phơi bày nhiều tổ chức, chính phủ. Tuy nhiên, "dù chịu trách nhiệm với con thuyền Lulz Boat, chúng tôi không gắn bó mãi mãi. Bởi chúng tôi cũng là con người, những người yêu âm nhạc, ẩm thực với những sở thích khác nhau về thời trang, truyền hình...", nhóm tin tặc tuyên bố.
"Phía sau tấm mặt nạ, phía sau những rối ren, chúng tôi vẫn tin vào chiến dịch chống bảo mật (AntiSec). Chúng tôi tin đã làm sống lại phong trào đó. Hy vọng chiến dịch sẽ vẫn tự bùng nổ thành một cuộc cách mạng mà không cần đến chúng tôi".
Cùng với việc giải thế, nhóm này cũng công bố loạt dữ liệu cuối cùng bao gồm các tài liệu nội bộ của tập đoàn AOL và nhà mạng AT&T, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cùng hơn 500.000 tài khoản của trò chơi Battlefield Heroes do Electronic Arts phát hành... . LulzSec cho biết, nhóm này gồm 6 người, đã hoàn thành sứ mệnh phá rối các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để làm trò vui.
LulzSec bất ngờ nổi lên với một loạt vụ tấn công nhằm vào các tổ chức và chính phủ trong hai tháng qua. Nhóm hacker này đã hạ gục website của CIA, tấn công các máy chủ của Sony, tung các tài liệu nhạy cảm của chính quyền bang Arizona... Điểm khác biệt giữa LulzSec với các nhóm tin tặc khác là nhóm này tìm kiếm sự nổi tiếng thông qua việc thiết lập tài khoản trên Twitter, đồng thời trao đổi trực tiếp với dư luận qua tài khoản trên.
Theo hãng bảo mật Imperva, LulzSec có khả năng được tạo thành từ vài phần tử ly khai khỏi nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous. Inperva cho biết, LulzSec chủ yếu khai thác những ứng dụng web có sẵn lỗ hổng, chẳng hạn tổ chức này đã khai thác SQL Injection để hack PBS và Sony Pictures. Nhóm này còn dùng phần mềm được lập trình cho việc khai thác dữ liệu, tên gọi “Havij”, điều này thể hiện trong ảnh chụp từ vụ hack PBS.
Theo Imperva, LulzSec có không hơn 10 thành viên. Còn theo một chuyên gia tại hãng Trend Micro, LulzSec là một tổ chức “gọn gàng và có kỷ luật”, và có ít thành viên, bởi nhóm này chỉ là một tài khoản Twitter và một trang web. Tuần trước, hacker Ryan Cleary 19 tuổi, người bị tình nghi đóng vai trò “thủ lĩnh tinh thần” của nhóm LulzSec đã bị bắt giữ tại Anh. Tuy nhiên, LulzSec đã bác bỏ thông tin này. Cleary bị khép 5 tội về sử dụng máy tính trái phép.
Việc LulzSec bất ngờ tuyên bố giải tán đã khiến dư luận bị bất ngờ, khi chỉ vài ngày trước nhóm này còn dọa tấn công mạnh hơn và đánh cắp thông tin mật từ các chính phủ, ngân hàng và các thiết chế quan trọng khác, cũng như "dọa" sẽ hợp tác với nhóm tin tặc Anonymous. Thông tin mới được chia sẻ trên trang pastebin.com có khả năng là lý do chính khiến LulzSec bất ngờ giải tán.
Cụ thể, trên pastebin.com xuất hiện một nhóm hacker tự xưng là A-Team, nhóm này tuyên bố họ đang nắm trong tay những thông tin quan trọng của hầu hết các thành viên LulzSec, bao gồm tên tuổi, vị trí, bí danh, và thậm chí cả những người trong gia đình của từng thành viên LulzSec. Theo đó, cảnh sát có thể túm được trọn ổ các tin tặc này.
Còn theo nội dung trao đổi với phóng viên hãng tin AP qua mạng Skype, một thành viên của LulzSec nói rằng lý do chính là vì "chán", chứ không phải do sức ép từ các cơ quan hành pháp hoặc các nhóm tin tặc đối thủ. Tuy nhiên, thành viên này cũng thừa nhận, những tiết lộ trước đó về bản log chat, nickname liên quan tới LulzSec là chính xác.
Trong một thông báo trên Twitter, LulzSec cho hay, “cuộc hành trình trên biển 50 ngày theo kế hoạch đã chấm dứt, chúng tôi buộc phải ra khơi, và những gì chúng tôi hy vọng đã để lại sẽ là khả năng tạo ra cảm hứng, sợ sệt, chối bỏ, vui mừng, tán thành, bất đồng, giễu cợt, mất mặt, quan tâm, ghen tị, chán ghét và thậm chí cả sự yêu mến”.
Theo thông báo trên, trong vòng 50 ngày qua, LulzSec đã làm gián đoạn và phơi bày nhiều tổ chức, chính phủ. Tuy nhiên, "dù chịu trách nhiệm với con thuyền Lulz Boat, chúng tôi không gắn bó mãi mãi. Bởi chúng tôi cũng là con người, những người yêu âm nhạc, ẩm thực với những sở thích khác nhau về thời trang, truyền hình...", nhóm tin tặc tuyên bố.
"Phía sau tấm mặt nạ, phía sau những rối ren, chúng tôi vẫn tin vào chiến dịch chống bảo mật (AntiSec). Chúng tôi tin đã làm sống lại phong trào đó. Hy vọng chiến dịch sẽ vẫn tự bùng nổ thành một cuộc cách mạng mà không cần đến chúng tôi".
Cùng với việc giải thế, nhóm này cũng công bố loạt dữ liệu cuối cùng bao gồm các tài liệu nội bộ của tập đoàn AOL và nhà mạng AT&T, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cùng hơn 500.000 tài khoản của trò chơi Battlefield Heroes do Electronic Arts phát hành... . LulzSec cho biết, nhóm này gồm 6 người, đã hoàn thành sứ mệnh phá rối các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để làm trò vui.
LulzSec bất ngờ nổi lên với một loạt vụ tấn công nhằm vào các tổ chức và chính phủ trong hai tháng qua. Nhóm hacker này đã hạ gục website của CIA, tấn công các máy chủ của Sony, tung các tài liệu nhạy cảm của chính quyền bang Arizona... Điểm khác biệt giữa LulzSec với các nhóm tin tặc khác là nhóm này tìm kiếm sự nổi tiếng thông qua việc thiết lập tài khoản trên Twitter, đồng thời trao đổi trực tiếp với dư luận qua tài khoản trên.
Theo hãng bảo mật Imperva, LulzSec có khả năng được tạo thành từ vài phần tử ly khai khỏi nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous. Inperva cho biết, LulzSec chủ yếu khai thác những ứng dụng web có sẵn lỗ hổng, chẳng hạn tổ chức này đã khai thác SQL Injection để hack PBS và Sony Pictures. Nhóm này còn dùng phần mềm được lập trình cho việc khai thác dữ liệu, tên gọi “Havij”, điều này thể hiện trong ảnh chụp từ vụ hack PBS.
Theo Imperva, LulzSec có không hơn 10 thành viên. Còn theo một chuyên gia tại hãng Trend Micro, LulzSec là một tổ chức “gọn gàng và có kỷ luật”, và có ít thành viên, bởi nhóm này chỉ là một tài khoản Twitter và một trang web. Tuần trước, hacker Ryan Cleary 19 tuổi, người bị tình nghi đóng vai trò “thủ lĩnh tinh thần” của nhóm LulzSec đã bị bắt giữ tại Anh. Tuy nhiên, LulzSec đã bác bỏ thông tin này. Cleary bị khép 5 tội về sử dụng máy tính trái phép.
Việc LulzSec bất ngờ tuyên bố giải tán đã khiến dư luận bị bất ngờ, khi chỉ vài ngày trước nhóm này còn dọa tấn công mạnh hơn và đánh cắp thông tin mật từ các chính phủ, ngân hàng và các thiết chế quan trọng khác, cũng như "dọa" sẽ hợp tác với nhóm tin tặc Anonymous. Thông tin mới được chia sẻ trên trang pastebin.com có khả năng là lý do chính khiến LulzSec bất ngờ giải tán.
Cụ thể, trên pastebin.com xuất hiện một nhóm hacker tự xưng là A-Team, nhóm này tuyên bố họ đang nắm trong tay những thông tin quan trọng của hầu hết các thành viên LulzSec, bao gồm tên tuổi, vị trí, bí danh, và thậm chí cả những người trong gia đình của từng thành viên LulzSec. Theo đó, cảnh sát có thể túm được trọn ổ các tin tặc này.
Còn theo nội dung trao đổi với phóng viên hãng tin AP qua mạng Skype, một thành viên của LulzSec nói rằng lý do chính là vì "chán", chứ không phải do sức ép từ các cơ quan hành pháp hoặc các nhóm tin tặc đối thủ. Tuy nhiên, thành viên này cũng thừa nhận, những tiết lộ trước đó về bản log chat, nickname liên quan tới LulzSec là chính xác.