Vì sao Hoàng Anh Gia Lai kiện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng?
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có công văn “tố” lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng làm trái pháp luật
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, vừa có công văn gửi các cơ quan chức năng “tố” lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng làm trái pháp luật.
Lý do được lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai đưa ra là do việc chính quyền thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng thực hiện thu hồi 11 biệt thự tại Đà Lạt vốn đã được giao cho tập đoàn này là trái với những quy định của pháp luật. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Huỳnh Đức Hòa, bị tố cáo là đã ký nhiều văn bản trái pháp luật, gây tổn hại uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Diễn biến vụ việc có thể được tóm tắt như sau:
Vào cuối tháng 9/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định thu hồi 11 biệt thự Pháp cổ ở khu Tỉnh ủy Lâm Đồng cũ nằm trên đường Nguyễn Du và Phó Đức Chính, thành phố Đà Lạt, vốn đã được giao cho Xí nghiệp Yư doanh Hoàng Anh Gia Lai (nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) từ năm 2002.
Lý do thu hồi theo UBND tỉnh Lâm Đồng là vì trong dự án thuê hệ thống căn biệt thự cổ cùng toàn bộ đất ở vị trí trên để thiết lập khu resort, song nhà đầu tư này chỉ triển khai nâng cấp, cùng với đập bỏ biệt thự cổ, xây 10 biệt thự mới và đã đưa vào hoạt động suốt 5 năm qua.
Trong khi đó với 11 biệt thự cổ còn lại, nhà đầu tư đã thả nổi, bỏ bê từ năm 2004 đến nay, khiến ngày một hoang tàn, có căn thành tụ điểm cho tệ nạn xã hội, khiến dư luận bức xúc.
Cùng với quyết định thu hồi, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có văn bản giao lại 11 biệt thự vừa thu hồi cùng những lô đất trên cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy (Tp.HCM) thuê, đầu tư nâng cấp để khai thác du lịch nghỉ dưỡng, với thời hạn trong 50 năm.
Tuy nhiên, trong công văn gửi Thủ tướng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và lãnh đạo tỉnh ủy Lâm Đồng, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức cho biết, dự án cải tạo, nâng cấp khu biệt thự trên đường Nguyễn Du và Phó Đức Chính, phường 9, thành phố Đà Lạt, được Công ty Hoàng Anh Gia Lai tham gia đầu tư từ năm 2002, gồm 20 biệt thự cổ.
Thực tế là tỉnh Lâm Đồng đã cho doanh nghiệp này thuê đất và tài sản trên đất từ năm 2004 để xây dựng, cải tạo thành khu resort 4 sao. Thời hạn thuê 50 năm, giá thuê được điều chỉnh theo từng phân kỳ 5 năm một lần.
Các biệt thự có tổng diện tích gần 46.000 m2, chia làm 3 giai đoạn căn cứ theo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND thành phố Đà Lạt. Khi được địa phương bàn giao 15 căn biệt thự, doanh nghiệp này đã xây dựng, cải tạo cuốn chiếu được 8 căn. 7 căn chờ kết hợp với 5 biệt thự giai đoạn cuối để đầu tư khu này thành resort 4 sao.
Do vướng giải phóng mặt bằng, tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa bàn giao đủ các căn biệt thự như kế hoạch ban đầu. Hoàng Anh Gia Lai cũng đã ứng trước gần 1 tỷ đồng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng 5 biệt thự còn lại, song mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, ngày 22/9/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản thu hồi 11 căn biệt thự đã cho Hoàng Anh Gia Lai thuê. Tiếp đó, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng đã có quyết định giao dự án này cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy (Tp.HCM).
Theo ông Đoàn Nguyên Đức, việc lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tiến hành thu hồi 11 căn biệt thự không những không đúng với quy định pháp luật (tiền ứng của doanh nghiệp không hoàn lại, thu hồi trước thời hạn cam kết) mà còn có dấu hiệu bất thường.
Lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai cho rằng, khu resort đã hoàn thành xong giai đoạn một, vốn đầu tư tính tới thời điểm này là 80 tỷ đồng, nhưng chưa hoàn thành vì tỉnh Lâm Đồng chậm giao mặt bằng nên doanh nghiệp vẫn chờ đất sạch, chưa thể triển khai các giai đoạn tiếp theo.
Theo ông Đức, việc bị thu hồi 11 căn biệt thự đã gây thiệt hại uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, làm xáo trộn tâm lý của cổ đông và đối tác đầu tư của tập đoàn. Với lý do đó, lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai đề nghị cơ quan chức năng tiến hành thanh, kiểm tra lại toàn bộ việc thu hồi 11 căn biệt thự tại Đà Lạt.
Trả lời báo chí ngày 7/9, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng một lần nữa tái khẳng định, dự án của Hoàng Anh Gia Lai chỉ là một trong những dự án tỉnh thu hồi giấy phép thời gian qua. Nguyên nhân thu hồi dự án là do tập đoàn này triển khai dự án chậm tiến độ.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa cũng cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh này có đến 90% các dự án đều quá hạn hoặc chưa được triển khai, có những dự án sang nhượng trái phép gây bất bình trong dư luận. Không ít dự án đầu tư sai mục đích ban đầu.
Được biết, ngay khi tiếp nhận đơn tố cáo của Công ty Hoàng Anh Gia Lai, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết, trả lời doanh nghiệp.
Lý do được lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai đưa ra là do việc chính quyền thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng thực hiện thu hồi 11 biệt thự tại Đà Lạt vốn đã được giao cho tập đoàn này là trái với những quy định của pháp luật. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Huỳnh Đức Hòa, bị tố cáo là đã ký nhiều văn bản trái pháp luật, gây tổn hại uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Diễn biến vụ việc có thể được tóm tắt như sau:
Vào cuối tháng 9/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định thu hồi 11 biệt thự Pháp cổ ở khu Tỉnh ủy Lâm Đồng cũ nằm trên đường Nguyễn Du và Phó Đức Chính, thành phố Đà Lạt, vốn đã được giao cho Xí nghiệp Yư doanh Hoàng Anh Gia Lai (nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) từ năm 2002.
Lý do thu hồi theo UBND tỉnh Lâm Đồng là vì trong dự án thuê hệ thống căn biệt thự cổ cùng toàn bộ đất ở vị trí trên để thiết lập khu resort, song nhà đầu tư này chỉ triển khai nâng cấp, cùng với đập bỏ biệt thự cổ, xây 10 biệt thự mới và đã đưa vào hoạt động suốt 5 năm qua.
Trong khi đó với 11 biệt thự cổ còn lại, nhà đầu tư đã thả nổi, bỏ bê từ năm 2004 đến nay, khiến ngày một hoang tàn, có căn thành tụ điểm cho tệ nạn xã hội, khiến dư luận bức xúc.
Cùng với quyết định thu hồi, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có văn bản giao lại 11 biệt thự vừa thu hồi cùng những lô đất trên cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy (Tp.HCM) thuê, đầu tư nâng cấp để khai thác du lịch nghỉ dưỡng, với thời hạn trong 50 năm.
Tuy nhiên, trong công văn gửi Thủ tướng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và lãnh đạo tỉnh ủy Lâm Đồng, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức cho biết, dự án cải tạo, nâng cấp khu biệt thự trên đường Nguyễn Du và Phó Đức Chính, phường 9, thành phố Đà Lạt, được Công ty Hoàng Anh Gia Lai tham gia đầu tư từ năm 2002, gồm 20 biệt thự cổ.
Thực tế là tỉnh Lâm Đồng đã cho doanh nghiệp này thuê đất và tài sản trên đất từ năm 2004 để xây dựng, cải tạo thành khu resort 4 sao. Thời hạn thuê 50 năm, giá thuê được điều chỉnh theo từng phân kỳ 5 năm một lần.
Các biệt thự có tổng diện tích gần 46.000 m2, chia làm 3 giai đoạn căn cứ theo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND thành phố Đà Lạt. Khi được địa phương bàn giao 15 căn biệt thự, doanh nghiệp này đã xây dựng, cải tạo cuốn chiếu được 8 căn. 7 căn chờ kết hợp với 5 biệt thự giai đoạn cuối để đầu tư khu này thành resort 4 sao.
Do vướng giải phóng mặt bằng, tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa bàn giao đủ các căn biệt thự như kế hoạch ban đầu. Hoàng Anh Gia Lai cũng đã ứng trước gần 1 tỷ đồng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng 5 biệt thự còn lại, song mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, ngày 22/9/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản thu hồi 11 căn biệt thự đã cho Hoàng Anh Gia Lai thuê. Tiếp đó, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng đã có quyết định giao dự án này cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy (Tp.HCM).
Theo ông Đoàn Nguyên Đức, việc lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tiến hành thu hồi 11 căn biệt thự không những không đúng với quy định pháp luật (tiền ứng của doanh nghiệp không hoàn lại, thu hồi trước thời hạn cam kết) mà còn có dấu hiệu bất thường.
Lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai cho rằng, khu resort đã hoàn thành xong giai đoạn một, vốn đầu tư tính tới thời điểm này là 80 tỷ đồng, nhưng chưa hoàn thành vì tỉnh Lâm Đồng chậm giao mặt bằng nên doanh nghiệp vẫn chờ đất sạch, chưa thể triển khai các giai đoạn tiếp theo.
Theo ông Đức, việc bị thu hồi 11 căn biệt thự đã gây thiệt hại uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, làm xáo trộn tâm lý của cổ đông và đối tác đầu tư của tập đoàn. Với lý do đó, lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai đề nghị cơ quan chức năng tiến hành thanh, kiểm tra lại toàn bộ việc thu hồi 11 căn biệt thự tại Đà Lạt.
Trả lời báo chí ngày 7/9, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng một lần nữa tái khẳng định, dự án của Hoàng Anh Gia Lai chỉ là một trong những dự án tỉnh thu hồi giấy phép thời gian qua. Nguyên nhân thu hồi dự án là do tập đoàn này triển khai dự án chậm tiến độ.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa cũng cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh này có đến 90% các dự án đều quá hạn hoặc chưa được triển khai, có những dự án sang nhượng trái phép gây bất bình trong dư luận. Không ít dự án đầu tư sai mục đích ban đầu.
Được biết, ngay khi tiếp nhận đơn tố cáo của Công ty Hoàng Anh Gia Lai, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết, trả lời doanh nghiệp.