Vì sao IBM chưa mở nhà máy tại Việt Nam?
Vì sao IBM, tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư vào thị trường Việt Nam gần 20 năm nay, vẫn chưa rót vốn xây dựng nhà máy trong nước?
Trong khi nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới như Intel, HP, Samsung hay Nokia… đã hoặc đang đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam, thì vì sao IBM, tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư vào thị trường Việt Nam gần 20 năm nay, vẫn chưa rót vốn xây dựng nhà máy trong nước?
Trả lời câu hỏi trên của VnEconomy, ông Josh Soh, Giám đốc Dịch vụ công nghệ toàn cầu IBM Việt Nam nói, lý do mà tập đoàn chưa thiết lập, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam như nhiều tập đoàn công nghệ khác, chính là do sự khác biệt về đối tượng tiêu dùng.
Cụ thể, đối tượng tiêu dùng của các hãng như HP, Intel, Samsung hay Nokia mang tính chất số đông và đại chúng, vì thế các hãng này đầu tư xây dựng các nhà máy ở Việt Nam vì lượng khách hàng tiềm năng lớn. Các công ty này cũng ưa thích những địa điểm sản xuất rẻ, chi phí thấp.
Tuy nhiên, với IBM lại khác. Ông Josh Soh giải thích, IBM không hướng tới khách hàng đại chúng, mà hướng tới các sản phẩm sản phẩm thị trường cao cấp, sản phẩm mang tính giá trị cao, nên tập đoàn tập trung nhiều vào việc xây dựng các hệ thống máy chủ, lưu trữ, phần mềm, giải pháp, ứng dụng. Vì thế, IBM không nhất định phải thành lập nhà máy ở Việt Nam.
Ông lấy một ví dụ, IBM đầu tư vào Singapore đã được 58 năm, khởi đầu cũng chỉ có 2-3 nhân viên, nhưng thời điểm này đã có 3.200 nhân viên và cung cấp các sản phẩm mang tính chất công nghệ cao cho toàn cầu, gồm các hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ… Tuy nhiên, Singapore là trường hợp điển hình mà IBM đầu tư vào phát triển vào một quốc gia, vì đây là trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
Công ty IBM Việt Nam chính thức được thành lập năm 1996. Thời điểm hiện tại, IBM Việt Nam có khoảng hơn 300 nhân viên.
"Hiện Việt Nam cũng đã nằm trong khối thị trường ưu tiên của IBM, mong muốn của tập đoàn là IBM Việt Nam phát triển mạnh trong tương lai và được tập đoàn mẹ đưa vào sơ đồ đầu tư trên thế giới", đại diện của IBM nói.
Trả lời câu hỏi trên của VnEconomy, ông Josh Soh, Giám đốc Dịch vụ công nghệ toàn cầu IBM Việt Nam nói, lý do mà tập đoàn chưa thiết lập, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam như nhiều tập đoàn công nghệ khác, chính là do sự khác biệt về đối tượng tiêu dùng.
Cụ thể, đối tượng tiêu dùng của các hãng như HP, Intel, Samsung hay Nokia mang tính chất số đông và đại chúng, vì thế các hãng này đầu tư xây dựng các nhà máy ở Việt Nam vì lượng khách hàng tiềm năng lớn. Các công ty này cũng ưa thích những địa điểm sản xuất rẻ, chi phí thấp.
Tuy nhiên, với IBM lại khác. Ông Josh Soh giải thích, IBM không hướng tới khách hàng đại chúng, mà hướng tới các sản phẩm sản phẩm thị trường cao cấp, sản phẩm mang tính giá trị cao, nên tập đoàn tập trung nhiều vào việc xây dựng các hệ thống máy chủ, lưu trữ, phần mềm, giải pháp, ứng dụng. Vì thế, IBM không nhất định phải thành lập nhà máy ở Việt Nam.
Ông lấy một ví dụ, IBM đầu tư vào Singapore đã được 58 năm, khởi đầu cũng chỉ có 2-3 nhân viên, nhưng thời điểm này đã có 3.200 nhân viên và cung cấp các sản phẩm mang tính chất công nghệ cao cho toàn cầu, gồm các hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ… Tuy nhiên, Singapore là trường hợp điển hình mà IBM đầu tư vào phát triển vào một quốc gia, vì đây là trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
Công ty IBM Việt Nam chính thức được thành lập năm 1996. Thời điểm hiện tại, IBM Việt Nam có khoảng hơn 300 nhân viên.
"Hiện Việt Nam cũng đã nằm trong khối thị trường ưu tiên của IBM, mong muốn của tập đoàn là IBM Việt Nam phát triển mạnh trong tương lai và được tập đoàn mẹ đưa vào sơ đồ đầu tư trên thế giới", đại diện của IBM nói.