11:41 07/02/2017

Vì sao nên bổ sung rau xà lách vào thực đơn?

PV

Vụ Đông- Xuân cũng là lúc cây rau xà lách sinh trưởng và phát triển tốt nhất, vì thế bạn có thể thu được nguồn dưỡng chất cao từ loại rau này. Theo các phân tích Y học, xà lách có chứa rất nhiều muối khoáng, chất xơ, các nguyên tố kiềm… nhờ đó giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật Trong 100 gam xà lách có khoảng 2,2 gam carbohydrate, 1,2 gam chất xơ, 90 gam nước, 166 microgram vitamin A, 73 microgram folate. Trong Đông y, rau xà lách được biết đến là một loại rau có vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, lọc máu, kích thích tiêu hóa, giảm đau, gây ngủ, chống ho…

Vì sao nên bổ sung rau xà lách vào thực đơn? - Ảnh 1
Giải nhiệt, giảm đau đầu:  Do chứa hàm lượng magiê cao nên dịch ép nước xà lách có một "năng lực siêu phàm" trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não. Bên cạnh đó, y học dân gian phương Tây còn dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương để giảm những cơn đau đầu. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, việc phòng tránh các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể… Điều trị táo bón: Xà lách là một kho cung cấp chất xơ, giàu xen-lu-lô nên có tác dụng giúp ruột co bóp tốt hơn, nhờ đó mà tránh được tình trạng táo bón. Tốt cho người tiểu đường: Đối với bệnh nhân tiểu đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau sống có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%. Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt, vì vậy, đây loại thực phẩm rất tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt. Chất sắt từ xà lách sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn nhiều so với những chế phẩm bổ sung sắt. Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Nếu ăn thường xuyên xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do loại rau này chứa rất nhiều folic acid. Giảm cân, làm đẹp da: Xà lách là một giải pháp giảm cân lý tưởng vì chúng có tác dụng làm đầy bao tử, giúp người dùng không có cảm giác đói. Ngoài ra, do hàm lượng nước cao và chứa các vitamin nên ăn xà lách còn giúp thực khách có một làn da tươi mát. Những người ăn kiêng, muốn giảm cân cũng chọn xà lách. Chị em muốn có làn da sạch, sáng mịn cũng chọn xà lách để xay nhuyễn, lấy nước cốt thoa mặt mỗi ngày. Giúp ngủ ngon: Xà lách còn có một lợi ích khác là chăm sóc giấc ngủ vì chứa letucarium - một chất gây ngủ. Người La Mã và Hy Lạp cổ cũng từng sử dụng xà lách để giúp ngủ ngon. Tăng cường chức năng sinh lý: Xà lách cũng là món ăn tốt cho giới mày râu vì có thể cải thiện tình trạng xuất tinh sớm. Nhiều tài liệu phương Tây cũng ghi lại, người Ai Cập cổ đại còn dùng rau xà lách để ăng cường sinh lý. Tốt cho người thiếu máu: Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt, vì vậy, đây loại thực phẩm rất tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt. Chất sắt từ xà lách sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn nhiều so với những chế phẩm bổ sung sắt. Giúp cơ thể tỉnh táo, xả stress: Xà lách còn chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm cùng một lượng khá cao magie, nhờ đó nó có thể giúp cho cơ thể tỉnh táo, giảm stress (do có chất lactuarium, một chất giúp làm dịu sự kích thích thần kinh), tăng cường chức năng não và các mô cơ. Cách trồng rau xà lách đơn giản tại nhà

Vì sao nên bổ sung rau xà lách vào thực đơn? - Ảnh 2
Để đảm bảo an toàn, bạn có thể  tự tay trồng một vườn rau mini tại nhà nhé. Đầu tiên bạn tìm mua hạt giống rau sạch tại các nhà cung cấp. Sau đó, tận dụng những vật dụng có sẵn trong nhà như chiếc chậu cũ, thùng xốp, rổ đựng, khay nhựa, khay gỗ,… lưu ý cần có các lỗ thoát nước bên dưới. Nên chọn vị trí thoáng mát với nguồn ánh sáng trực tiếp như ban-công hay hiên nhà để đặt khay trồng.  Đất trồng xà lách nên là loại đất sạch đã được bổ sung phân hữu cơ và các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra bạn cũng có thể trộn xơ dừa xử lý vi sinh với đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 1:1. Phân bón nên chọn phân hữu cơ đã được ủ hoai kỹ để kết quả thu hoạch tốt hơn. Gieo trồng: Cho đất trồng vào khay với độ dày khoảng 7-10 cm, san bằng bề mặt đất rồi nhẹ nhàng tưới nước lên bề mặt để tạo độ ẩm và chuẩn bị gieo hạt. Đậy nắp hoặc đem khay đến nơi có bóng tối, dùng bình xịt phun sương để tưới 2 lần/ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Chăm sóc: Thời gian nảy mầm của hạt vào khoảng 1 - 4 ngày, tùy thuộc vào chất lượng hạt giống và điều kiện thời tiết. Khi hạt ra được 2 cặp lá thì đem khay ra vị trí đón nhiều ánh sáng. Nhớ tưới nước thường xuyên bằng bình phun sương, tránh tình trạng ngập nước khi trời mưa dẫn đến dập lá, úng làm chết rau. Khoảng 2 tuần sau khi đem cây ra nắng là bạn đã có thể tỉa để ăn dần rau mầm hoặc nhổ bớt để trồng qua khay khác để cây lớn nhanh hơn. Lúc này cần bón phân có hàm lượng đạm cao để rau có nhiều lá.  Thu hoạch: Rau xà lách sau khi gieo chừng 35 - 40 ngày là có thể thu hoạch. Chú ý ngưng bón phân trước đó khoảng 10 ngày. Phần đất trồng sau thu hoạch có thể được xử lý bằng cách bón vôi nông nghiệp,
xới đất và để khoảng 3 ngày nắng nhằm tránh nấm mốc sâu bệnh, thêm vào ít đất dinh dưỡng và chuẩn bị trồng lại lứa rau xà lách mới.
Gợi ý 3 món từ rau xà lách Là một loại rau xanh quen thuộc, giàu dinh dưỡng. Xà lách thường được tiêu thụ dưới dạng rau sống, rau trộn, nước ép rau. Giới thiệu đến bạn công thức chế biến một số món ngon từ rau xà lách.   Salad xà lách thịt bò chua ngọt

Vì sao nên bổ sung rau xà lách vào thực đơn? - Ảnh 3

Nguyên liệu: - 1 cái xà lách 
- 150g thịt bò thái mỏng
- 1 trái cà chua, 1 củ hành tây
- Chanh, tỏi, gia vị.
Cách làm: Xà lách rửa sạch, để ráo. Cà chua bỏ hạt, xắt miếng. Hành tây thái lát mỏng. Thịt bò rửa sạch, để ráo, ướp với tỏi và hạt nêm, để 15 phút cho ngấm: Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào chín: Cho rau xà lách, cà chua, hành tây và thịt bò vào một thố lớn và trộn đều, vắt chanh, thêm đường cho có vị chua ngọt vừa miệng, trộn cho tất cả các nguyên liệu ngấm đều Thịt nướng cuốn xà lách

Vì sao nên bổ sung rau xà lách vào thực đơn? - Ảnh 4

Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ
- Rau xà lách
- Tỏi
- Gia vị ướp thịt nướng
- Hạt nêm, dầu hào
- Que tre
Cách làm: - Thịt lợn thái thành những miếng mỏng, ướp với hạt nêm, dầu hào, gia vị thịt nướng
- Đeo bao tay nilon, bóp trộn đều cho thịt ngấm gia vị
Mùa xuân ngon với các món từ xà lách - 2
- Tỏi bóc vỏ
- Làm nóng dầu ăn, cho tỏi vào phi vàng
- Dùng que tre xiên thịt lợn thành các xiên vừa ăn
- Nướng thịt chín vàng bằng lò hoặc than hoa rồi thưởng thức cùng xà lách.
Xá lách trộn dầu giấm

Vì sao nên bổ sung rau xà lách vào thực đơn? - Ảnh 5

Nguyên liệu: - 100 gr rau xà lách
- 100 gr cà chua bột
- ½ củ hành tây
- 1 trái dưa leo
- 200 gr đường
- 700 ml dấm
- 1 muỗng canh nước mắm
- Muối, tiêu
Cách làm: - Xà lách tách lá, rửa sạch, ngâm trong nước lạnh pha muối loãng khoảng 10 phút. Cà chua, dưa leo rửa sạch, cũng ngâm nước muối khoảng 10 phút.
- Với xà lách, dưa leo, cà chua, tráng qua nước sôi để nguội, vẩy ráo.
- Hành tây bóc vỏ, xắt lát mỏng. Cà chua bổ cau. Dưa leo gọt vỏ, xắt lát mỏng khoảng 1cm. Trộn đều hành tây, cà chua, dưa leo trông tô to.
- Pha giấm, đường, muối, tiêu và nước mắm, để khoảng 5 phút cho tan đều, rồi rưới lên tô rau, trộn đều lên, để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, thưởng thức.
Tuy là loại rau được nhiều người ưa chuộng nhưng có một số lưu ý khi sử dụng loại rau này. Thứ nhất là về cách sơ chế rau: Theo các bác sĩ của Viện dinh dưỡng, khi ăn rau sống, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Vớt rau, vảy rau sạch trước khi ăn. Ngoài ra, do hàm lượng vitamin K cao trong rau xà lách có thể ảnh hưởng đến phương pháp trị liệu, có thể dẫn đến máu đông cục (chứng huyết khối) và các biến chứng liên quan. Vì vậy, bạn cần lưu ý, không nên ăn nhiều xà lách nếu như bạn đang dùng loại thuốc này.
 

Phạm Diệu