Vì sao nhiều tỷ phú không muốn con thừa kế tài sản?
Một số cách lý giải về việc nhiều tỷ phú, triệu phú bên "Tây" không muốn để lại gia sản cho con cái
Gần đây, báo chí khá tốn giấy mực với vụ “nữ hoàng” khai mỏ người Australia, bà Gina Rinehart, bị các con đẻ kiện vì bà không chịu giao quyền quản lý tài sản. Bà Rinehart thì tuyên bố, các con bà “không có đủ năng lực, kỹ năng, hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng phán xét và đạo đức làm việc” để quản lý công việc kinh doanh và thừa kế tài sản của gia đình.
Không chỉ có bà Rinehart mà nhiều tỷ phú, triệu phú khác trên thế giới cũng tỏ ra hoài nghi về kỹ năng quản lý tiền bạc của những đứa con mà họ dứt ruột sinh ra.
Theo hãng tin CNBC, một nghiên cứu mới đây từ tổ chức US Trust đã chỉ ra rằng, chỉ một nửa số triệu phú thuộc thế hệ babyboomer (những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số hậu Chiến tranh Thế giới II từ 1946-1964) cho rằng, việc để lại tiền bạc cho con cái là quan trọng. 1/3 số triệu phú cho biết, họ muốn để lại tiền cho hoạt động từ thiện hơn là con cái.
Có hai cách lý giải cho sự “hà tiện” của các bậc cha mẹ giàu có này đối với các con:
Cách lý giải đầu tiên, và cũng mềm mỏng hơn, là: ngày nay, các ông bố bà mẹ triệu phú muốn con mình lớn lên và trưởng thành cùng với những giá trị trung lưu như họ trước kia. Họ muốn con cái học cách vật lộn với cuộc sống, làm việc chăm chỉ, học cả sự thất bại lẫn niềm vui khi đạt tới thành công, cũng như tất cả những bài học khác mà thế hệ họ đã trải qua để có được vị trí ngày nay.
Tỷ phú Warren Buffett đã tuyên bố, ông muốn để lại cho con mình số tiền đủ để họ làm bất kỳ việc gì mà họ muốn, nhưng không nhiều đến mức mà họ chẳng phải làm gì.
Đi cùng với cách lý giải này là việc các triệu phú, tỷ phú cam kết dài hầu hết tài sản cho mục đích từ thiện. Là người giàu thứ nhì và thứ ba thế giới, hai tỷ phú nổi tiếng của Mỹ là Bill Gates và Buffett đều đã hứa dành hầu như tất cả gia sản khổng lồ cho từ thiện. Hàng loạt tỷ phú khác của Mỹ cũng đã gia nhập cam kết mà Bill Gates khởi xướng này.
Tuy nhiên, cách lý giải thứ hai có lẽ thực tế hơn. Thế hệ babyboomer không tin là con họ có đủ khả năng để quản lý hết số tiền mà họ để lại. Chỉ 32% người thuộc thế hệ này tin là con cái được chuẩn bị đầy đủ về mặt cảm xúc và tài chính để nhận được một gia sản tài chính lớn.
Nhưng không phải thế hệ nào cũng có cách nghĩ như vậy. Thế hệ Gen-X (sinh ra trong thời gian từ đầu thập niên 1960 tới đầu thập niên 1980) và Gen-Y (sau Gen-X), cùng với thế hệ già hơn babyboomer, có xu hướng thích để lại tài sản cho con cái hơn. 2/3 số người được hỏi trong các nhóm tuổi từ 18-46 và trên 67 tuổi cho rằng, để lại tài sản thừa kế cho con là việc làm quan trọng.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt về hành vi và cách nhìn giữa các thế hệ, chủ yếu xuất phát từ những trải nghiệm cá nhân và phản ứng xã hội trước những thực tế về kinh tế. Thế hệ sau này không được may mắn chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế bền bỉ hay những khoản lợi nhuận đầu tư lớn như thế hệ babyboomer chứng kiến”, bà Keith Banks, Giám đốc US Trust, nhận xét.
Và cũng có thể có một cách lý giải thứ ba nữa cho việc các ông bố bà mẹ giàu có thuộc thế hệ babyboomer ít muốn để lại tài sản cho con. Ngày nay, các khoản đầu tư không đem lại nhiều lợi nhuận như trước kia, trong khi tuổi thọ lại cao và họ không muốn sống tằn tiện, những người babyboomer đang tiêu tiền với một tốc độ nhanh chóng đến nỗi, họ sẽ chẳng còn lại bao nhiêu mà để lại cho thế hệ sau.
Tuy nhiên, xét cho cùng, kết quả của cuộc điều tra trên xuất phát từ một vấn đề đơn giản. Thế hệ babyboomer đã nuôi dạy con cái mà không trang bị cho con kỹ năng để quản lý một giai sản lớn. Các con họ từ bé đã muốn gì được nấy và học theo lối chi tiêu hào phóng của cha mẹ. Trong khi đó, tình hình thị trường việc làm ở Mỹ hiện nay không thuận lợi để con cái của thế hệ babyboomer kiếm đủ tiền để có lối sống sung túc như khi ở cùng cha mẹ.
Trong cuộc điều tra tiến hành năm ngoái của US Trust, một nửa số triệu phú có phản hồi cho biết, con cái họ không đạt được mức độ trưởng thành về mặt tài chính để quản lý tiền bạc của gia đình cho tới khi ít nhất 35 tuổi.
Vậy đây là lỗi của ai. Một phần là lỗi của cha mẹ. Chỉ một nửa số người trả lời cho biết đã dạy dỗ con về sự giàu có của gia đình. Khi được hỏi vì sao lại dạy con điều này, họ cho biết vì lo con sẽ trở nên lười biếng, đưa ra những quyết định sai lầm, tiêu tiền như phá và sập bẫy những “kẻ đào mỏ”.
Câu chuyện gia đình của nữ tỷ phú giàu nhất Australia Renihart là minh chứng rõ nét về sai lầm của các bậc cha mẹ giàu có khi không giáo dục con cái về sự giàu có, để rồi rốt cục không muốn để lại gia sản cho con. Và dù sao đi chăng nữa, thiệt thòi vẫn thuộc về con cái của những bậc cha mẹ giàu có này.
Không chỉ có bà Rinehart mà nhiều tỷ phú, triệu phú khác trên thế giới cũng tỏ ra hoài nghi về kỹ năng quản lý tiền bạc của những đứa con mà họ dứt ruột sinh ra.
Theo hãng tin CNBC, một nghiên cứu mới đây từ tổ chức US Trust đã chỉ ra rằng, chỉ một nửa số triệu phú thuộc thế hệ babyboomer (những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số hậu Chiến tranh Thế giới II từ 1946-1964) cho rằng, việc để lại tiền bạc cho con cái là quan trọng. 1/3 số triệu phú cho biết, họ muốn để lại tiền cho hoạt động từ thiện hơn là con cái.
Có hai cách lý giải cho sự “hà tiện” của các bậc cha mẹ giàu có này đối với các con:
Cách lý giải đầu tiên, và cũng mềm mỏng hơn, là: ngày nay, các ông bố bà mẹ triệu phú muốn con mình lớn lên và trưởng thành cùng với những giá trị trung lưu như họ trước kia. Họ muốn con cái học cách vật lộn với cuộc sống, làm việc chăm chỉ, học cả sự thất bại lẫn niềm vui khi đạt tới thành công, cũng như tất cả những bài học khác mà thế hệ họ đã trải qua để có được vị trí ngày nay.
Tỷ phú Warren Buffett đã tuyên bố, ông muốn để lại cho con mình số tiền đủ để họ làm bất kỳ việc gì mà họ muốn, nhưng không nhiều đến mức mà họ chẳng phải làm gì.
Đi cùng với cách lý giải này là việc các triệu phú, tỷ phú cam kết dài hầu hết tài sản cho mục đích từ thiện. Là người giàu thứ nhì và thứ ba thế giới, hai tỷ phú nổi tiếng của Mỹ là Bill Gates và Buffett đều đã hứa dành hầu như tất cả gia sản khổng lồ cho từ thiện. Hàng loạt tỷ phú khác của Mỹ cũng đã gia nhập cam kết mà Bill Gates khởi xướng này.
Tuy nhiên, cách lý giải thứ hai có lẽ thực tế hơn. Thế hệ babyboomer không tin là con họ có đủ khả năng để quản lý hết số tiền mà họ để lại. Chỉ 32% người thuộc thế hệ này tin là con cái được chuẩn bị đầy đủ về mặt cảm xúc và tài chính để nhận được một gia sản tài chính lớn.
Nhưng không phải thế hệ nào cũng có cách nghĩ như vậy. Thế hệ Gen-X (sinh ra trong thời gian từ đầu thập niên 1960 tới đầu thập niên 1980) và Gen-Y (sau Gen-X), cùng với thế hệ già hơn babyboomer, có xu hướng thích để lại tài sản cho con cái hơn. 2/3 số người được hỏi trong các nhóm tuổi từ 18-46 và trên 67 tuổi cho rằng, để lại tài sản thừa kế cho con là việc làm quan trọng.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt về hành vi và cách nhìn giữa các thế hệ, chủ yếu xuất phát từ những trải nghiệm cá nhân và phản ứng xã hội trước những thực tế về kinh tế. Thế hệ sau này không được may mắn chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế bền bỉ hay những khoản lợi nhuận đầu tư lớn như thế hệ babyboomer chứng kiến”, bà Keith Banks, Giám đốc US Trust, nhận xét.
Và cũng có thể có một cách lý giải thứ ba nữa cho việc các ông bố bà mẹ giàu có thuộc thế hệ babyboomer ít muốn để lại tài sản cho con. Ngày nay, các khoản đầu tư không đem lại nhiều lợi nhuận như trước kia, trong khi tuổi thọ lại cao và họ không muốn sống tằn tiện, những người babyboomer đang tiêu tiền với một tốc độ nhanh chóng đến nỗi, họ sẽ chẳng còn lại bao nhiêu mà để lại cho thế hệ sau.
Tuy nhiên, xét cho cùng, kết quả của cuộc điều tra trên xuất phát từ một vấn đề đơn giản. Thế hệ babyboomer đã nuôi dạy con cái mà không trang bị cho con kỹ năng để quản lý một giai sản lớn. Các con họ từ bé đã muốn gì được nấy và học theo lối chi tiêu hào phóng của cha mẹ. Trong khi đó, tình hình thị trường việc làm ở Mỹ hiện nay không thuận lợi để con cái của thế hệ babyboomer kiếm đủ tiền để có lối sống sung túc như khi ở cùng cha mẹ.
Trong cuộc điều tra tiến hành năm ngoái của US Trust, một nửa số triệu phú có phản hồi cho biết, con cái họ không đạt được mức độ trưởng thành về mặt tài chính để quản lý tiền bạc của gia đình cho tới khi ít nhất 35 tuổi.
Vậy đây là lỗi của ai. Một phần là lỗi của cha mẹ. Chỉ một nửa số người trả lời cho biết đã dạy dỗ con về sự giàu có của gia đình. Khi được hỏi vì sao lại dạy con điều này, họ cho biết vì lo con sẽ trở nên lười biếng, đưa ra những quyết định sai lầm, tiêu tiền như phá và sập bẫy những “kẻ đào mỏ”.
Câu chuyện gia đình của nữ tỷ phú giàu nhất Australia Renihart là minh chứng rõ nét về sai lầm của các bậc cha mẹ giàu có khi không giáo dục con cái về sự giàu có, để rồi rốt cục không muốn để lại gia sản cho con. Và dù sao đi chăng nữa, thiệt thòi vẫn thuộc về con cái của những bậc cha mẹ giàu có này.