Vì sao Trung Quốc “qua mặt” được Nhật Bản về kinh tế?
Việc kinh tế Nhật Bản chính thức bị Trung Quốc qua mặt vào lúc nào vẫn còn là một cuộc tranh cãi lớn
Văn phòng Nội các Nhật Bản sáng 14/2 công bố các số liệu thống kê cho thấy, GDP của nước này đã giảm trong quý 4/2010 do nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Theo đó, Nhật Bản đã phải nhường ngôi vị nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho Trung Quốc trong năm 2010.
Theo số liệu, GDP năm 2010 của Nhật Bản tăng trưởng 3,9%, đạt 5.474 tỷ USD, nhưng vẫn kém tăng trưởng của Trung Quốc với GDP đạt 5.879 tỷ USD. Giới phân tích cho rằng, với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Trung Quốc sẽ còn vượt qua cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng một thập niên nữa.
"Có thể nói, trong vòng 10 năm nữa, kinh tế Trung Quốc sẽ có quy mô tương tự như Mỹ", Tom Miller từ tổ chức tư vấn kinh tế GK Dragonomics có trụ sở ở Bắc Kinh, nhận định.
Tuy nhiên, việc kinh tế Nhật Bản chính thức bị Trung Quốc qua mặt vào lúc nào vẫn còn là một cuộc tranh cãi lớn. Một số nhà phân tích cho rằng, việc này đã xảy ra từ quý 3 năm ngoái. Các số liệu chính thức của cả năm cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về "độ chênh lệch" này và lý do tại sao Trung Quốc dễ dàng đánh bại Nhật Bản trong cuộc đua.
Theo hãng tin BBC, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc ngành sản xuất được rót quỹ đầu tư và việc các ngành công nghiệp trong nước cũng như các cơ sở hạ tầng được mở rộng. Theo đó, mảng xuất khẩu tăng mạnh, khi Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất cho các thương hiệu đa quốc gia muốn hưởng lợi từ nhân công giá rẻ và từ việc các tuyến đường bộ, đường sắt được mở rộng.
"Cơ sở hạ tầng đã được chú trọng", ông Duncan Innes-Ker từ Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) tại Bắc Kinh nói. "Trung Quốc đã đi trước trong việc xây dựng hạ tầng tại những nơi mà mọi người sẽ nảy sinh nhu cầu. Và với những hạ tầng đã có đó, các công ty đã tìm tới đầu tư".
Khi tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc tạo ra việc làm mới khiến người dân rời bỏ vùng nông thôn và nghề nông để lên các trung tâm đô thị tìm việc làm có thu nhập cao hơn. "Đô thị hóa là một bước thay đổi quan trọng về mặt cấu trúc xã hội tại Trung Quốc trong vòng 30 năm qua", chuyên gia Tom Miller cho hay.
Cùng lúc, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng lên, giúp nâng giá cổ phiếu và bất động sản lên theo. "Mức độ đầu tư ở Trung Quốc là đáng kinh ngạc", ông Innes-Ker thuộc EIU nhận xét. "Điều này chưa từng xảy ra ở bất cứ nền kinh tế lớn nào".
Trái ngược với đà bay bổng của kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản lại phải vật lộn trong suốt một "thập niên thua lỗ". Vào những năm 1980, các sản phẩm của Nhật Bản như điện tử và ôtô đã thu hút nhu cầu sử dụng toàn cầu. Trong giai đoạn hoàng kim này, kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng hơn 7% mỗi năm.
Tuy nhiên, đến thập niên 1990, bong bóng xì hơi trong thị trường chứng khoán và bất động sản. "Giá địa ốc trở nên phi thực tế và chính phủ đã phải cố gắng tìm lối thoát, nợ nần tăng vọt và hiệu quả sản xuất của nền kinh tế thực sự bị ảnh hưởng," ông Innes-Ker từ EIU nói.
Hiện tại đã có nhiều dấu hiệu cho thấy, Nhật Bản đã xoay chuyển được nền kinh tế, nhưng vẫn phải đối phó với tác động của tình trạng dân số bị già hóa trong lúc nhu cầu tiêu dùng thấp.
Hôm 9/2, Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Naoyuki Shinohara đã cảnh báo các khoản nợ công và thâm hụt ngân sách khổng lồ của Nhật Bản, đồng thời hối thúc Tokyo tiến hành cải cách tài chính.
IMF đưa ra cảnh báo trên chỉ vài tuần sau khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's đánh tụt hạng tín dụng của Nhật Bản từ AA xuống AA-, với lý do Tokyo thiếu "chiến lược rõ ràng" trong những nỗ lực làm giảm bớt tỷ lệ nợ công tới 200% GDP, mức cao nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển (OECD).
Ông Shinohara cảnh báo Nhật Bản sẽ phải đối mặt với mối đe dọa trước mắt do các vấn đề tài chính, cho dù phần lớn nợ công của Chính phủ được tài trợ bởi vốn đầu tư trong nước. Theo ông, nếu Nhật Bản để tình trạng hiện nay tiếp diễn, nó sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Ông nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải đạt được thỏa thuận cụ thể về các biện pháp phục hồi nền tài chính càng sớm, càng tốt.”
Phó Giám đốc điều hành IMF cho rằng, để chuẩn bị cho khả năng nền kinh tế có thể suy giảm sau khi thực hiện các biện pháp thắt chặt tài chính, Chính phủ Nhật Bản cần phải đồng thời “thúc đẩy tăng trưởng thông qua các cuộc cải cách cơ cấu.” Tuy nhiên, ông bác bỏ nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo trái phiếu do Chính phủ Nhật Bản phát hành.
Dẫu có nhiều minh chứng cho việc kinh tế Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản, song hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chỉ so sánh quy mô kinh tế nước này với Nhật Bản sẽ không đem lại một bức tranh đầy đủ, chính xác. "GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc là khoảng 4.500 USD, nhưng ở Nhật Bản, con số này vào khoảng 40.000 USD", ông Miller cho hay.
"Hầu hết người dân Trung Quốc vẫn còn nghèo, nhiều người sống ở nông thôn hơn ở các thành phố. Người dân trung bình ở Nhật Bản thì giàu có hơn nhiều so với người dân trung bình ở Trung Quốc", ông nói.
Theo số liệu, GDP năm 2010 của Nhật Bản tăng trưởng 3,9%, đạt 5.474 tỷ USD, nhưng vẫn kém tăng trưởng của Trung Quốc với GDP đạt 5.879 tỷ USD. Giới phân tích cho rằng, với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Trung Quốc sẽ còn vượt qua cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng một thập niên nữa.
"Có thể nói, trong vòng 10 năm nữa, kinh tế Trung Quốc sẽ có quy mô tương tự như Mỹ", Tom Miller từ tổ chức tư vấn kinh tế GK Dragonomics có trụ sở ở Bắc Kinh, nhận định.
Tuy nhiên, việc kinh tế Nhật Bản chính thức bị Trung Quốc qua mặt vào lúc nào vẫn còn là một cuộc tranh cãi lớn. Một số nhà phân tích cho rằng, việc này đã xảy ra từ quý 3 năm ngoái. Các số liệu chính thức của cả năm cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về "độ chênh lệch" này và lý do tại sao Trung Quốc dễ dàng đánh bại Nhật Bản trong cuộc đua.
Theo hãng tin BBC, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc ngành sản xuất được rót quỹ đầu tư và việc các ngành công nghiệp trong nước cũng như các cơ sở hạ tầng được mở rộng. Theo đó, mảng xuất khẩu tăng mạnh, khi Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất cho các thương hiệu đa quốc gia muốn hưởng lợi từ nhân công giá rẻ và từ việc các tuyến đường bộ, đường sắt được mở rộng.
"Cơ sở hạ tầng đã được chú trọng", ông Duncan Innes-Ker từ Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) tại Bắc Kinh nói. "Trung Quốc đã đi trước trong việc xây dựng hạ tầng tại những nơi mà mọi người sẽ nảy sinh nhu cầu. Và với những hạ tầng đã có đó, các công ty đã tìm tới đầu tư".
Khi tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc tạo ra việc làm mới khiến người dân rời bỏ vùng nông thôn và nghề nông để lên các trung tâm đô thị tìm việc làm có thu nhập cao hơn. "Đô thị hóa là một bước thay đổi quan trọng về mặt cấu trúc xã hội tại Trung Quốc trong vòng 30 năm qua", chuyên gia Tom Miller cho hay.
Cùng lúc, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng lên, giúp nâng giá cổ phiếu và bất động sản lên theo. "Mức độ đầu tư ở Trung Quốc là đáng kinh ngạc", ông Innes-Ker thuộc EIU nhận xét. "Điều này chưa từng xảy ra ở bất cứ nền kinh tế lớn nào".
Trái ngược với đà bay bổng của kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản lại phải vật lộn trong suốt một "thập niên thua lỗ". Vào những năm 1980, các sản phẩm của Nhật Bản như điện tử và ôtô đã thu hút nhu cầu sử dụng toàn cầu. Trong giai đoạn hoàng kim này, kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng hơn 7% mỗi năm.
Tuy nhiên, đến thập niên 1990, bong bóng xì hơi trong thị trường chứng khoán và bất động sản. "Giá địa ốc trở nên phi thực tế và chính phủ đã phải cố gắng tìm lối thoát, nợ nần tăng vọt và hiệu quả sản xuất của nền kinh tế thực sự bị ảnh hưởng," ông Innes-Ker từ EIU nói.
Hiện tại đã có nhiều dấu hiệu cho thấy, Nhật Bản đã xoay chuyển được nền kinh tế, nhưng vẫn phải đối phó với tác động của tình trạng dân số bị già hóa trong lúc nhu cầu tiêu dùng thấp.
Hôm 9/2, Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Naoyuki Shinohara đã cảnh báo các khoản nợ công và thâm hụt ngân sách khổng lồ của Nhật Bản, đồng thời hối thúc Tokyo tiến hành cải cách tài chính.
IMF đưa ra cảnh báo trên chỉ vài tuần sau khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's đánh tụt hạng tín dụng của Nhật Bản từ AA xuống AA-, với lý do Tokyo thiếu "chiến lược rõ ràng" trong những nỗ lực làm giảm bớt tỷ lệ nợ công tới 200% GDP, mức cao nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển (OECD).
Ông Shinohara cảnh báo Nhật Bản sẽ phải đối mặt với mối đe dọa trước mắt do các vấn đề tài chính, cho dù phần lớn nợ công của Chính phủ được tài trợ bởi vốn đầu tư trong nước. Theo ông, nếu Nhật Bản để tình trạng hiện nay tiếp diễn, nó sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Ông nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải đạt được thỏa thuận cụ thể về các biện pháp phục hồi nền tài chính càng sớm, càng tốt.”
Phó Giám đốc điều hành IMF cho rằng, để chuẩn bị cho khả năng nền kinh tế có thể suy giảm sau khi thực hiện các biện pháp thắt chặt tài chính, Chính phủ Nhật Bản cần phải đồng thời “thúc đẩy tăng trưởng thông qua các cuộc cải cách cơ cấu.” Tuy nhiên, ông bác bỏ nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo trái phiếu do Chính phủ Nhật Bản phát hành.
Dẫu có nhiều minh chứng cho việc kinh tế Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản, song hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chỉ so sánh quy mô kinh tế nước này với Nhật Bản sẽ không đem lại một bức tranh đầy đủ, chính xác. "GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc là khoảng 4.500 USD, nhưng ở Nhật Bản, con số này vào khoảng 40.000 USD", ông Miller cho hay.
"Hầu hết người dân Trung Quốc vẫn còn nghèo, nhiều người sống ở nông thôn hơn ở các thành phố. Người dân trung bình ở Nhật Bản thì giàu có hơn nhiều so với người dân trung bình ở Trung Quốc", ông nói.