Việt Nam bùng nổ thị trường hàng cao cấp
Nhiều người Việt Nam sinh sau năm 1975 rất lạc quan về tương lai và quyết định tận hưởng ngay bây giờ
Tại một quốc gia mà trong quá khứ, người dân từng đi trên những đôi dép cao su cắt từ lốp xe cũ, sự có mặt của những đôi dép Gucci giá 365 USD có thể là một cú sốc. Thế nhưng điều đó chẳng có gì lạ khi thị trường hàng xa xỉ đang bùng nổ ở Việt Nam.
Kể từ khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường, những người giàu mới nổi tại Việt Nam đã để ý những đôi giày Gucci, túi Loui Vuitton, đồng hồ Cartier... Điều đó cho thấy Việt Nam đã có những thay đổi lớn sau những năm chiến tranh.
Chị Đỗ Hương Ly, một nhân viên bán hàng trẻ trung sành điệu tại một cửa hàng bán đồ Roberto Cavalli ở Hà Nội nói: “Tôi mới bán được một chiếc áo da với giá 4.000 USD. Các khách hàng của chúng tôi muốn mọi người biết rằng họ thuộc tầng lớp thượng lưu.”
Cách đây không lâu, phô trương sự giàu có dường như còn là điều khó được chấp nhận. Tuy nhiên, kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ đã tiến hành cải cách kinh tế thị trường tự do, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, và họ đã mang đến những quan điểm và phong cách mới mẻ của phương Tây.
“Thế hệ trẻ ngày nay muốn tận hưởng cuộc sống và tự mình thỏa mãn bằng những thứ xa xỉ", Nguyễn Thị Cẩm Vân nói. Cô đã mua 5 chiếc túi hiệu Louis Vuitton với giá 1.000 USD/chiếc.
“Nếu tôi có thể mua đồ đẹp, điều đó làm tôi thấy hãnh diên. Điều đó cho mọi người thấy thẩm mỹ và phong cách của bạn”, Vân cho biết. Hiện cô đang làm việc cho Siemens và cũng làm tư vấn cho một công ty nhập khẩu của Việt Nam.
Một trong số những người bạn của cô thậm chí sở hữu tới 50 chiếc túi hiệu Louis Vuitton. “Tôi nghĩ 5 chiếc là đủ", Vân nói.
Nhiều người trẻ có sở thích chơi hàng hiệu như Vân hiện đang làm việc cho những tập đoàn đa quốc qua, nhưng vẫn sống chung nhà với cha mẹ. Một số khác làm việc tại những công ty nhà nước có thế lực và cũng có những người làm cho các công ty tư nhân tuy nhỏ, nhưng lại đang phát triển mạnh.
Họ tự cho phép mình tự thỏa mãn với những hàng hiệu của Dolce&Gabbana, Burberry, Escada, Rolex, Clarins, Shishedo và những thứ tương tự.
Trong hai thập kỷ trước, kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, tỷ lệ nghèo đói đã giảm một nửa và thu nhập tính trên đầu người đã tăng lên gấp đôi trong 5 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lao động ở đất nước 84 triệu dân này chỉ kiếm được từ 1 đến 2 USD cho một ngày lao động mệt nhọc trên những cánh đồng.
Những người làm đang làm những công việc thu nhập thấp chỉ có thể mơ ước những đồ cao cấp.
Anh Đào Quang Hưng, một lái xe taxi ở Hà Nội nói: “Người giàu ngày càng giàu hơn. Số tiền họ bỏ ra để mua một chiếc túi Louis Vuitton có thể mua được vài con bò cho một gia đình nông dân và giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo".
Tại một cửa hàng Gucci mới mở tại Tp.HCM, những đôi dép tông chỉ được xếp vào những mặt hàng bình dân. Nhân viên bán hàng - trông như vừa bước ra từ một sàn diễn thời trang ở Milan - đang giới thiệu một đôi giày cao gót màu vàng giá 765 USD.
Tại phòng lớn của cửa hàng thời trang Milano, năm ngoái đã trưng bày một bộ váy có giá 54.000 USD của Dolce&Gabbana, một trong ba chiếc duy nhất trên thế giới, theo lời giám đốc marketing Đặng Tú Anh.
Tú Anh cho biết, hai bộ còn lại đã được những ngôi sao điện ảnh như Nicole Kidman hay cựu thành viên nhóm nhạc Spice Girl khoác lên mình.
Tú Anh cũng nói rằng, những khách hàng "sộp" nhất của Milano nghĩ rằng chẳng có gì quá đáng khi bỏ ra 5.000 USD cho một chiếc túi xách hoặc một đôi giầy.
Cụ Hữu Ngọc, một học giả 90 tuổi bày tỏ: “Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang chạy theo việc hưởng thụ vật chất. Chủ nghĩa cá nhân đang hủy hoại bản sắc văn hóa. Chúng ta có thể giàu hơn nhưng lại mất đi tâm hồn.”
Thế hệ trước đó đã không bỏ phí thứ gì và luôn có tư tưởng dành dụm cho tương lai. Nhưng một số cuộc điều tra ý kiến cho thấy, nhiều người Việt Nam sinh sau năm 1975 rất lạc quan về tương lai và quyết định tận hưởng ngay bây giờ.
Vân là một ví dụ, cô tự thỏa mãn sở thích của mình bằng cách thả người trên salon để massage ở và sửa móng tay . Nhưng cô lại sợ cha mình - một giáo sư đại học, sẽ biết về 5 chiếc túi xách hiệu Louis Vuitton của cô.
Vân nói rằng: “Tôi không thể kể cho bố tôi nghe về những thứ mình có. Và tôi lại càng không bao giờ nói ra giá của chúng. Ông sẽ nghĩ rằng tôi rất vô trách nhiệm.”
Những ham muốn của Vân vẫn là còn khiêm tốn so với nhiều người giàu khác ở Việt Nam, những người thường đi những chiếc xe xịn bậc nhất, hiệu BMW hay Mercedes-Benz. Và họ trả bằng tiền mặt.
Nguyễn Hoàng Triệu, một người buôn bán ôtô ở Tp.HCM cho biết: “Ở Mỹ, bạn mua xe trả góp. Còn ở đây, tất cả được trả một lần, bằng tiền mặt. Đôi lúc, có người đến đây với một vali chứa tới 400.000 USD tiền mặt.”
(Theo AP)
Kể từ khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường, những người giàu mới nổi tại Việt Nam đã để ý những đôi giày Gucci, túi Loui Vuitton, đồng hồ Cartier... Điều đó cho thấy Việt Nam đã có những thay đổi lớn sau những năm chiến tranh.
Chị Đỗ Hương Ly, một nhân viên bán hàng trẻ trung sành điệu tại một cửa hàng bán đồ Roberto Cavalli ở Hà Nội nói: “Tôi mới bán được một chiếc áo da với giá 4.000 USD. Các khách hàng của chúng tôi muốn mọi người biết rằng họ thuộc tầng lớp thượng lưu.”
Cách đây không lâu, phô trương sự giàu có dường như còn là điều khó được chấp nhận. Tuy nhiên, kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ đã tiến hành cải cách kinh tế thị trường tự do, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, và họ đã mang đến những quan điểm và phong cách mới mẻ của phương Tây.
“Thế hệ trẻ ngày nay muốn tận hưởng cuộc sống và tự mình thỏa mãn bằng những thứ xa xỉ", Nguyễn Thị Cẩm Vân nói. Cô đã mua 5 chiếc túi hiệu Louis Vuitton với giá 1.000 USD/chiếc.
“Nếu tôi có thể mua đồ đẹp, điều đó làm tôi thấy hãnh diên. Điều đó cho mọi người thấy thẩm mỹ và phong cách của bạn”, Vân cho biết. Hiện cô đang làm việc cho Siemens và cũng làm tư vấn cho một công ty nhập khẩu của Việt Nam.
Một trong số những người bạn của cô thậm chí sở hữu tới 50 chiếc túi hiệu Louis Vuitton. “Tôi nghĩ 5 chiếc là đủ", Vân nói.
Nhiều người trẻ có sở thích chơi hàng hiệu như Vân hiện đang làm việc cho những tập đoàn đa quốc qua, nhưng vẫn sống chung nhà với cha mẹ. Một số khác làm việc tại những công ty nhà nước có thế lực và cũng có những người làm cho các công ty tư nhân tuy nhỏ, nhưng lại đang phát triển mạnh.
Họ tự cho phép mình tự thỏa mãn với những hàng hiệu của Dolce&Gabbana, Burberry, Escada, Rolex, Clarins, Shishedo và những thứ tương tự.
Trong hai thập kỷ trước, kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, tỷ lệ nghèo đói đã giảm một nửa và thu nhập tính trên đầu người đã tăng lên gấp đôi trong 5 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lao động ở đất nước 84 triệu dân này chỉ kiếm được từ 1 đến 2 USD cho một ngày lao động mệt nhọc trên những cánh đồng.
Những người làm đang làm những công việc thu nhập thấp chỉ có thể mơ ước những đồ cao cấp.
Anh Đào Quang Hưng, một lái xe taxi ở Hà Nội nói: “Người giàu ngày càng giàu hơn. Số tiền họ bỏ ra để mua một chiếc túi Louis Vuitton có thể mua được vài con bò cho một gia đình nông dân và giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo".
Tại một cửa hàng Gucci mới mở tại Tp.HCM, những đôi dép tông chỉ được xếp vào những mặt hàng bình dân. Nhân viên bán hàng - trông như vừa bước ra từ một sàn diễn thời trang ở Milan - đang giới thiệu một đôi giày cao gót màu vàng giá 765 USD.
Tại phòng lớn của cửa hàng thời trang Milano, năm ngoái đã trưng bày một bộ váy có giá 54.000 USD của Dolce&Gabbana, một trong ba chiếc duy nhất trên thế giới, theo lời giám đốc marketing Đặng Tú Anh.
Tú Anh cho biết, hai bộ còn lại đã được những ngôi sao điện ảnh như Nicole Kidman hay cựu thành viên nhóm nhạc Spice Girl khoác lên mình.
Tú Anh cũng nói rằng, những khách hàng "sộp" nhất của Milano nghĩ rằng chẳng có gì quá đáng khi bỏ ra 5.000 USD cho một chiếc túi xách hoặc một đôi giầy.
Cụ Hữu Ngọc, một học giả 90 tuổi bày tỏ: “Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang chạy theo việc hưởng thụ vật chất. Chủ nghĩa cá nhân đang hủy hoại bản sắc văn hóa. Chúng ta có thể giàu hơn nhưng lại mất đi tâm hồn.”
Thế hệ trước đó đã không bỏ phí thứ gì và luôn có tư tưởng dành dụm cho tương lai. Nhưng một số cuộc điều tra ý kiến cho thấy, nhiều người Việt Nam sinh sau năm 1975 rất lạc quan về tương lai và quyết định tận hưởng ngay bây giờ.
Vân là một ví dụ, cô tự thỏa mãn sở thích của mình bằng cách thả người trên salon để massage ở và sửa móng tay . Nhưng cô lại sợ cha mình - một giáo sư đại học, sẽ biết về 5 chiếc túi xách hiệu Louis Vuitton của cô.
Vân nói rằng: “Tôi không thể kể cho bố tôi nghe về những thứ mình có. Và tôi lại càng không bao giờ nói ra giá của chúng. Ông sẽ nghĩ rằng tôi rất vô trách nhiệm.”
Những ham muốn của Vân vẫn là còn khiêm tốn so với nhiều người giàu khác ở Việt Nam, những người thường đi những chiếc xe xịn bậc nhất, hiệu BMW hay Mercedes-Benz. Và họ trả bằng tiền mặt.
Nguyễn Hoàng Triệu, một người buôn bán ôtô ở Tp.HCM cho biết: “Ở Mỹ, bạn mua xe trả góp. Còn ở đây, tất cả được trả một lần, bằng tiền mặt. Đôi lúc, có người đến đây với một vali chứa tới 400.000 USD tiền mặt.”
(Theo AP)