Việt Nam đã có ca nhiễm virus Zika: Dân lo lắng, Bộ Y tế trấn an
“Bệnh nhân nhiễm virus Zika thông thường ở thể nhẹ, có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày”
Những ngày qua, hơn 1.200 người đang làm việc trong tòa nhà Petro Vietnam tại Tp.HCM hoang mang khi biết bệnh nhân nhiễm virus Zika hàng ngày vẫn đi làm tại đây.
Tại thông báo phát đi hôm 6/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Người dân không phải lo lắng vì virus Zika còn không đáng sợ bằng sốt xuất huyết. Mặc dù virus Zika và sốt xuất huyết đều lây truyền qua muỗi vằn Aedes agypty nhưng sốt xuất huyết nguy hiểm hơn nhiều”.
“Bệnh nhân nhiễm virus Zika thông thường ở thể nhẹ, có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Virus Zika có khả năng gây ra dị tật đầu nhỏ ở trẻ em nhưng không phải tất cả các trường hợp nhiễm Zika đều mắc dị tật này”.
Cũng theo Bộ trưởng Tiến, hiện 61 nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng của Việt Nam đã phát hiện các ca bệnh nhiễm virus Zika. Còn ở Việt Nam, đây là hai ca nhiễm đầu tiên được phát hiện.
“Người dân sinh sống trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các thai phụ không nên hoang mang, lo lắng quá mức… Hiện nay hệ thống phòng thí nghiệm và phác đồ điều trị đã sẵn sàng để ứng phó với dịch bệnh Zika”, bà Tiến nhấn mạnh.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng khuyến các cơ sở y tế địa phương, đặc biệt là bệnh viện phụ sản cần chuẩn bị cho phương án có thể xảy ra là việc người dân lo lắng, đổ xô đi xét nghiệm virus Zika.
Bộ Y tế cho rằng, việc xét nghiệm chỉ nên thực hiện trên đối tượng phụ nữ đang có thai trong 3 tháng đầu và có biểu hiện sốt, phát ban kèm theo triệu chứng đau nhức cơ hoặc đi tới vùng dịch hoặc có liên quan đến người đi về từ vùng dịch.
Trao đổi với VnEconomy, ông Masaya Kato - Điều phối viên nhóm Các bệnh truyền nhiễm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, nói virus Zika lây truyền qua đường muỗi đốt, trong khi đó Việt Nam có muỗi Ades, một loại muỗi lây truyền trong sốt xuất huyết và cũng lây truyền virus Zika, do đó việc Việt Nam xuất hiện Zika không có gì quá ngạc nhiên.
“Các triệu chứng bệnh của Zika có thể tự khỏi, 80% không có biểu hiện triệu chứng, do đó người dân không nên quá lo lắng khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai và phụ nữ có kế hoạch mang thai cần thận trọng trong dự phòng muỗi cắn vì virus này chỉ thực sự nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai dưới 3 tháng”, ông Masaya Kato nói.
Trước đó, ngày 4/4, Bộ Y tế đã xác nhận Việt Nam có hai trường hợp nhiễm virus Zika.
Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nữ, 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Bệnh nhân này khởi phát ngày 26/3 với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ.
Trường hợp thứ hai cũng là một bệnh nhân nữ, 33 tuổi, cư trú phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, Tp.HCM, khởi phát ngày 29/3 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi.
Tại thông báo phát đi hôm 6/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Người dân không phải lo lắng vì virus Zika còn không đáng sợ bằng sốt xuất huyết. Mặc dù virus Zika và sốt xuất huyết đều lây truyền qua muỗi vằn Aedes agypty nhưng sốt xuất huyết nguy hiểm hơn nhiều”.
“Bệnh nhân nhiễm virus Zika thông thường ở thể nhẹ, có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Virus Zika có khả năng gây ra dị tật đầu nhỏ ở trẻ em nhưng không phải tất cả các trường hợp nhiễm Zika đều mắc dị tật này”.
Cũng theo Bộ trưởng Tiến, hiện 61 nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng của Việt Nam đã phát hiện các ca bệnh nhiễm virus Zika. Còn ở Việt Nam, đây là hai ca nhiễm đầu tiên được phát hiện.
“Người dân sinh sống trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các thai phụ không nên hoang mang, lo lắng quá mức… Hiện nay hệ thống phòng thí nghiệm và phác đồ điều trị đã sẵn sàng để ứng phó với dịch bệnh Zika”, bà Tiến nhấn mạnh.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng khuyến các cơ sở y tế địa phương, đặc biệt là bệnh viện phụ sản cần chuẩn bị cho phương án có thể xảy ra là việc người dân lo lắng, đổ xô đi xét nghiệm virus Zika.
Bộ Y tế cho rằng, việc xét nghiệm chỉ nên thực hiện trên đối tượng phụ nữ đang có thai trong 3 tháng đầu và có biểu hiện sốt, phát ban kèm theo triệu chứng đau nhức cơ hoặc đi tới vùng dịch hoặc có liên quan đến người đi về từ vùng dịch.
Trao đổi với VnEconomy, ông Masaya Kato - Điều phối viên nhóm Các bệnh truyền nhiễm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, nói virus Zika lây truyền qua đường muỗi đốt, trong khi đó Việt Nam có muỗi Ades, một loại muỗi lây truyền trong sốt xuất huyết và cũng lây truyền virus Zika, do đó việc Việt Nam xuất hiện Zika không có gì quá ngạc nhiên.
“Các triệu chứng bệnh của Zika có thể tự khỏi, 80% không có biểu hiện triệu chứng, do đó người dân không nên quá lo lắng khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai và phụ nữ có kế hoạch mang thai cần thận trọng trong dự phòng muỗi cắn vì virus này chỉ thực sự nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai dưới 3 tháng”, ông Masaya Kato nói.
Trước đó, ngày 4/4, Bộ Y tế đã xác nhận Việt Nam có hai trường hợp nhiễm virus Zika.
Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nữ, 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Bệnh nhân này khởi phát ngày 26/3 với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ.
Trường hợp thứ hai cũng là một bệnh nhân nữ, 33 tuổi, cư trú phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, Tp.HCM, khởi phát ngày 29/3 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi.