“Việt Nam, thị trường tiềm năng của mảng ngân hàng bán lẻ”
ANZ vẫn xem Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với mảng ngân hàng bán lẻ
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua những thách thức nhất định, nhiều ngân hàng gặp khó khăn thì ANZ vẫn xem đây là một thị trường tiềm năng đối với mảng ngân hàng bán lẻ.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ - ANZ Việt Nam sau khi ANZ nhận được danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” năm 2013, do tạp chí Asian Banker trao tặng vào cuối tháng 3 vừa qua.
Danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” có ý nghĩa gì đối với ANZ trong thời điểm hiện nay?
Giải thưởng uy tín này khẳng định vị trí của ANZ trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sự khác biệt của ANZ với chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung, cũng như việc triển khai kế hoạch có trọng điểm, nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có nhu cầu đa dạng cùng những đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn.
Năm 2012, ANZ tập trung củng cố vị trí hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài sản (Wealth Management), đồng thời đưa ra các dịch vụ, cạnh tranh trong từng thời điểm cho các sản phẩm truyền thống phục vụ số đông khách hàng như cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.
Chúng tôi đã tăng gấp đôi số lượng khách hàng cao cấp tham gia vào dịch vụ quản lý tài sản, là ngân hàng nước ngoài có dư nợ cho vay mua nhà cao nhất và dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng cao cấp Visa Platinum.
Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” giúp chúng tôi vững tin vào các chiến lược và quan trọng hơn là khả năng thực hiện các chiến lược này một cách hiệu quả, góp phần khẳng định cam kết hoạt động lâu dài của ANZ tại Việt Nam.
Dịch vụ quản lý tài sản (Wealth Management) hiện vẫn còn khá mới mẻ với thị trường. Ông có thể chia sẻ thêm về dịch vụ này?
Khi kinh tế phát triển, người dân có nhiều tiền hơn và nhu cầu tài chính cũng đa dạng hơn. Đối với một bộ phận khách hàng muốn an toàn cả gốc lẫn lãi với khoản tiền của mình, sản phẩm tiết tiệm là phù hợp. Nhưng cũng có những khách hàng chấp nhận rủi ro về lãi suất (hoặc cả vốn gốc) để có được tiềm năng lợi suất cao, hoặc có người muốn có một kế hoạch tài chính ổn định để bảo vệ cho bản thân mình và người thân trong gia đình.
Những nhu cầu này được đáp ứng bởi nhóm sản phẩm đầu tư và bảo vệ trong dịch vụ quản lí tài sản; tính cá nhân hóa cao của giải pháp là đặc điểm quan trọng. Ở các thị trường phát triển hơn như Singapore, Hồng Kông thì dịch vụ này khá phổ biến, nhưng ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai.
Vậy thế mạnh của ngân hàng ANZ so với những ngân hàng khác ở điểm nào?
Đầu tiên phải kể đến mạng lưới ngân hàng tại khắp châu Á (28 quốc gia và vùng lãnh thổ) giúp chúng tôi không chỉ liên kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế mở, mà còn tận dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của các thị trường phát triển hơn để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên địa phương. Chính sự hỗ trợ của tập đoàn trong việc quản trị rủi ro, nhân sự, sản phẩm… đã giúp ANZ Việt Nam phát triển như hiện nay.
Bên cạnh đó, sự am hiểu thị trường trong nước cũng là lợi thế, giúp chúng tôi đưa ra các giải pháp tài chính tổng thể mang tính cá nhân hóa cao tùy theo kỳ vọng lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của từng khách hàng.
Tính đến nay, ANZ đã hoạt động tại Việt Nam 20 năm, chúng tôi mong muốn kết hợp tiêu chuẩn của một ngân hàng quốc tế và sự am tường thị trường địa phương để phát triển tại Việt Nam.
Gần đây, nhiều người cho rằng vay ngân hàng ngoại có lãi suất thấp hơn ngân hàng Việt Nam nhưng thủ tục khó và phải vay với khoản lớn. Ông cho biết thực chất của việc “lãi suất thấp” này là như thế nào?
Tiêu chí của ANZ trong lĩnh vực cho vay là đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, lãi suất cạnh tranh và quy trình minh bạch thuận tiện. Tính minh bạch có thể tạo ra cảm giác ban đầu là “thủ tục khó”, nhưng thực tế cho thấy là nó mang lại thuận tiện và an tâm hơn cho khách hàng về lâu dài. Khách hàng không phải tiêu tốn bất kỳ một khoản tiền “ngoài luồng” nào cả cho khoản vay của mình và lãi suất được công bố, tư vấn rõ ràng giúp khách hàng có thể dễ dàng tính toán.
Về giá trị vay tại ANZ, mức tối thiểu cho vay tín chấp là 25 triệu đồng và cho vay mua nhà/ thế chấp nhà là 200 triệu đồng. Hiện tại chúng tôi cũng đang có chương trình hỗ trợ cho vay mua nhà/thế chấp nhà với mức hỗ trợ lãi suất lên đến 4% trong 3 tháng đầu và cho vay tín chấp với lãi suất thấp nhất 1,5% /tháng trên dư nợ giảm dần.
Mục tiêu của ANZ khi đến Việt Nam và chiến lược mà ANZ sẽ thực hiện trong tương lai gần?
Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ANZ mong muốn trở thành ngân hàng chính của nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng, tức là những người có thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng trở lên.
Điều chúng tôi hướng đến là đưa ra được giải pháp tổng thế thỏa mãn nhu cầu tài chính của khách hàng, dù đó là nhu cầu giao dịch, tiết kiệm, vay tiền, đầu tư, hay nhu cầu bảo vệ bản thân và người thân. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn chú trọng việc duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực quản lý tài sản cũng như phát triển mảng dịch vụ cho vay thế chấp và dịch vụ thẻ tín dụng.
(Nguồn: ANZ)
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ - ANZ Việt Nam sau khi ANZ nhận được danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” năm 2013, do tạp chí Asian Banker trao tặng vào cuối tháng 3 vừa qua.
Danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” có ý nghĩa gì đối với ANZ trong thời điểm hiện nay?
Giải thưởng uy tín này khẳng định vị trí của ANZ trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sự khác biệt của ANZ với chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung, cũng như việc triển khai kế hoạch có trọng điểm, nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có nhu cầu đa dạng cùng những đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn.
Năm 2012, ANZ tập trung củng cố vị trí hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài sản (Wealth Management), đồng thời đưa ra các dịch vụ, cạnh tranh trong từng thời điểm cho các sản phẩm truyền thống phục vụ số đông khách hàng như cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.
Chúng tôi đã tăng gấp đôi số lượng khách hàng cao cấp tham gia vào dịch vụ quản lý tài sản, là ngân hàng nước ngoài có dư nợ cho vay mua nhà cao nhất và dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng cao cấp Visa Platinum.
Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” giúp chúng tôi vững tin vào các chiến lược và quan trọng hơn là khả năng thực hiện các chiến lược này một cách hiệu quả, góp phần khẳng định cam kết hoạt động lâu dài của ANZ tại Việt Nam.
Dịch vụ quản lý tài sản (Wealth Management) hiện vẫn còn khá mới mẻ với thị trường. Ông có thể chia sẻ thêm về dịch vụ này?
Khi kinh tế phát triển, người dân có nhiều tiền hơn và nhu cầu tài chính cũng đa dạng hơn. Đối với một bộ phận khách hàng muốn an toàn cả gốc lẫn lãi với khoản tiền của mình, sản phẩm tiết tiệm là phù hợp. Nhưng cũng có những khách hàng chấp nhận rủi ro về lãi suất (hoặc cả vốn gốc) để có được tiềm năng lợi suất cao, hoặc có người muốn có một kế hoạch tài chính ổn định để bảo vệ cho bản thân mình và người thân trong gia đình.
Những nhu cầu này được đáp ứng bởi nhóm sản phẩm đầu tư và bảo vệ trong dịch vụ quản lí tài sản; tính cá nhân hóa cao của giải pháp là đặc điểm quan trọng. Ở các thị trường phát triển hơn như Singapore, Hồng Kông thì dịch vụ này khá phổ biến, nhưng ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai.
Vậy thế mạnh của ngân hàng ANZ so với những ngân hàng khác ở điểm nào?
Đầu tiên phải kể đến mạng lưới ngân hàng tại khắp châu Á (28 quốc gia và vùng lãnh thổ) giúp chúng tôi không chỉ liên kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế mở, mà còn tận dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của các thị trường phát triển hơn để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên địa phương. Chính sự hỗ trợ của tập đoàn trong việc quản trị rủi ro, nhân sự, sản phẩm… đã giúp ANZ Việt Nam phát triển như hiện nay.
Bên cạnh đó, sự am hiểu thị trường trong nước cũng là lợi thế, giúp chúng tôi đưa ra các giải pháp tài chính tổng thể mang tính cá nhân hóa cao tùy theo kỳ vọng lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của từng khách hàng.
Tính đến nay, ANZ đã hoạt động tại Việt Nam 20 năm, chúng tôi mong muốn kết hợp tiêu chuẩn của một ngân hàng quốc tế và sự am tường thị trường địa phương để phát triển tại Việt Nam.
Gần đây, nhiều người cho rằng vay ngân hàng ngoại có lãi suất thấp hơn ngân hàng Việt Nam nhưng thủ tục khó và phải vay với khoản lớn. Ông cho biết thực chất của việc “lãi suất thấp” này là như thế nào?
Tiêu chí của ANZ trong lĩnh vực cho vay là đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, lãi suất cạnh tranh và quy trình minh bạch thuận tiện. Tính minh bạch có thể tạo ra cảm giác ban đầu là “thủ tục khó”, nhưng thực tế cho thấy là nó mang lại thuận tiện và an tâm hơn cho khách hàng về lâu dài. Khách hàng không phải tiêu tốn bất kỳ một khoản tiền “ngoài luồng” nào cả cho khoản vay của mình và lãi suất được công bố, tư vấn rõ ràng giúp khách hàng có thể dễ dàng tính toán.
Về giá trị vay tại ANZ, mức tối thiểu cho vay tín chấp là 25 triệu đồng và cho vay mua nhà/ thế chấp nhà là 200 triệu đồng. Hiện tại chúng tôi cũng đang có chương trình hỗ trợ cho vay mua nhà/thế chấp nhà với mức hỗ trợ lãi suất lên đến 4% trong 3 tháng đầu và cho vay tín chấp với lãi suất thấp nhất 1,5% /tháng trên dư nợ giảm dần.
Mục tiêu của ANZ khi đến Việt Nam và chiến lược mà ANZ sẽ thực hiện trong tương lai gần?
Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ANZ mong muốn trở thành ngân hàng chính của nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng, tức là những người có thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng trở lên.
Điều chúng tôi hướng đến là đưa ra được giải pháp tổng thế thỏa mãn nhu cầu tài chính của khách hàng, dù đó là nhu cầu giao dịch, tiết kiệm, vay tiền, đầu tư, hay nhu cầu bảo vệ bản thân và người thân. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn chú trọng việc duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực quản lý tài sản cũng như phát triển mảng dịch vụ cho vay thế chấp và dịch vụ thẻ tín dụng.
(Nguồn: ANZ)