Việt Nam xuất siêu 14,5 tỷ USD vào Mỹ
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tổng số 200 quốc gia, vùng lãnh thổ
Theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7/2015, Việt Nam đã xuất siêu vào Mỹ tổng giá trị hàng hóa là 14,56 tỷ USD.
Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đạt hơn 18,86 tỉ USD và nhập khẩu hơn 4,3 tỉ USD.
Với kết quả trên, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tổng số 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ giao thương.
Trong số gần 40 mặt hàng, nhóm mặt hàng chính xuất khẩu vào Mỹ, dệt may có kim ngạch lớn nhất với trị giá gần 6,3 tỉ USD, chiếm 33,4% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này.
Ngoài dệt may, còn có 4 mặt hàng xuất khẩu khác vào Mỹ đạt giá trị từ 1 tỉ USD trở lên gồm: giày dép các loại gần 2,36 tỉ USD; điện thoại các loại và linh kiện gần 1,53 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 1,5 tỉ USD; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,45 tỉ USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 43 mặt hàng, nhóm hàng chính.
Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá cao nhất với 842,8 triệu USD; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 587 triệu USD; vải các loại hơn 527 triệu USD…
Thời gian tới, nếu gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dệt may Việt Nam sẽ cần phải điều chỉnh gấp rút nguồn nguyên phụ liệu dệt may, bởi TPP có nhiều yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Cụ thể, một sản phẩm dệt may nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, từ sợi trở đi phải được sản xuất tại các nước TPP.
Trong khi hiện tại, có từ 60-90% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam đến từ các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan.
Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đạt hơn 18,86 tỉ USD và nhập khẩu hơn 4,3 tỉ USD.
Với kết quả trên, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tổng số 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ giao thương.
Trong số gần 40 mặt hàng, nhóm mặt hàng chính xuất khẩu vào Mỹ, dệt may có kim ngạch lớn nhất với trị giá gần 6,3 tỉ USD, chiếm 33,4% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này.
Ngoài dệt may, còn có 4 mặt hàng xuất khẩu khác vào Mỹ đạt giá trị từ 1 tỉ USD trở lên gồm: giày dép các loại gần 2,36 tỉ USD; điện thoại các loại và linh kiện gần 1,53 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 1,5 tỉ USD; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,45 tỉ USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 43 mặt hàng, nhóm hàng chính.
Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá cao nhất với 842,8 triệu USD; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 587 triệu USD; vải các loại hơn 527 triệu USD…
Thời gian tới, nếu gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dệt may Việt Nam sẽ cần phải điều chỉnh gấp rút nguồn nguyên phụ liệu dệt may, bởi TPP có nhiều yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Cụ thể, một sản phẩm dệt may nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, từ sợi trở đi phải được sản xuất tại các nước TPP.
Trong khi hiện tại, có từ 60-90% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam đến từ các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan.