VietinBank đột phá sau cổ phần hóa
Năm 2011, VietinBank phấn đấu tổng tài sản tăng 20%, nguồn vốn huy động tăng 25%, dư nợ cho vay tăng dưới 20%
Đến thời điểm này có thể khẳng định Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã cổ phần hóa thành công toàn diện, tạo bước đột phá sau 23 năm hoạt động. Khẳng định thế và lực mới của ngân hàng này ngày một vững chắc.
Là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước, có quy mô và ảnh hưởng lớn trên thị trường, mỗi bước đi của VietinBank đều thu hút sự quan tâm của công chúng. Những thành công liên tiếp trong các năm 2009, 2010 và khởi đầu năm 2011 càng khẳng định những bước tiến đầy ấn tượng của Vietinbank.
Trọn vẹn một mô hình
Trong lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh là mục tiêu đã được đặt ra và chờ đợi sự trọn vẹn của một mô hình: chuyển đổi mô hình hoạt động; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung; hội tụ và phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế, trong đó có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được lựa chọn thí điểm cho mục tiêu trên. Đã nhiều năm trôi qua, kế hoạch thí điểm này vẫn chưa thể trọn vẹn khi đặt trong mô hình đó. Vietcombank vẫn chưa thể có được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài - một vấn đề đã tốn kém quá nhiều giấy mực.
Yếu tố đầu tư nước ngoài không hẳn là bắt buộc, nhưng nó cấu thành tính trọn vẹn bên cạnh các giá trị mà cổ phần hóa mang lại. Yếu tố này vừa tạo nguồn lực tài chính trực tiếp, vừa tạo giá trị hỗ trợ khá rộng về chuyên môn, công nghệ, kinh nghiệm, uy tín…, nhất là khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tiếp cận dần những chuẩn mực quốc tế.
Tuy triển khai sau, đến thời điểm này có thể khẳng định kế hoạch cổ phần hóa của VietinBank đã thành công toàn diện. Đi cùng với chuyển đổi mô hình là bước chuyển của nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch và cả văn hóa doanh nghiệp…; đặc biệt là ở sự trọn vẹn khi có sự hiện diện của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có uy tín lớn trên thế giới.
Ngày 11/3/2011, VietinBank thông báo hoàn tất việc chào bán cổ phần cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), với tỷ lệ sở hữu của đối tác này là 10%. Qua đợt phát hành, VietinBank thu về thặng dư vốn là 1.854 tỷ đồng; thực hiện tăng vốn điều lệ lên 16.858 tỷ đồng, tăng 11,1% so với mức công bố cách đây hơn 4 tháng; tổng vốn tự có cấp 1 là 18.712 tỷ đồng.
Kết quả hết sức ấn tượng, bởi trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, nhiều ngân hàng thương mại chật vật những năm qua vẫn chưa thể hoàn thành chỉ tiêu tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài; mặt khác, khoản thặng dư vốn 1.854 tỷ đồng trong bối cảnh đó của VietinBank là rất đáng ghi nhận. Và sắp tới, ngân hàng này dự kiến sẽ tiếp tục hoàn tất đợt chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thứ hai là The Bank of Nova Scotia ngay trong năm 2011.
Thế và lực mới
Theo dự tính của các nhà quản lý Vietinbank, sau khi hoàn tất việc chào bán cổ phần cho The Bank of Nova Scotia, VietinBank sẽ là thành viên có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu dẫn đầu hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Giá trị hơn, thế và lực mới của VietinBank đã định hình.
Quá trình cổ phần hóa đã tạo cho ngân hàng này một mô hình mới, năng động và hiệu quả; tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; tạo sự thúc đẩy để củng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu. Đáng chú ý là sự thành công của quá trình này được đặt trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới.
Riêng trong năm 2010, theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Huy Hùng, VietinBank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng… tạo tiền đề cho việc phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng với 2 trụ cột chính là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.
Cũng trong năm 2010, trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp nhưng VietinBank vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan. Tổng tài sản đến cuối năm 2010 đã đạt 367 ngàn tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2009; lợi nhuận trước thuế đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009 và cao hơn kết quả mà đại hội cổ đông giao 12,5%; tổng nguồn vốn huy động đat 341 ngàn tỷ đồng, tăng 54,5% so với năm 2009; tổng đầu tư, cho vay nền kinh tế tăng 52% so với năm 2009, trong đó tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 43,5%, nợ xấu ở mức 0,66%.
Theo Chủ tịch HĐQT Vietinbank - Phạm Huy Hùng, trọng tâm của năm nay là tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, tăng vốn, hiện đại hóa công nghệ, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị, sản phẩm dịch vụ, cơ chế, nâng cao giá trị thương hiệu VietinBank trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
Cụ thể, trong năm 2011, VietinBank phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính: tổng tài sản tăng 20%; nguồn vốn huy động tăng 25%; dư nợ cho vay tăng dưới 20%; nợ xấu dưới 1%; vốn điều lệ đạt 27 - 28 ngàn tỷ đồng; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) lớn hơn hoặc bằng 9%. Với thế và lực mới sẽ tiếp tục tạo đà cho VietinBank vươn lên và phát triển toàn diện.
Là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước, có quy mô và ảnh hưởng lớn trên thị trường, mỗi bước đi của VietinBank đều thu hút sự quan tâm của công chúng. Những thành công liên tiếp trong các năm 2009, 2010 và khởi đầu năm 2011 càng khẳng định những bước tiến đầy ấn tượng của Vietinbank.
Trọn vẹn một mô hình
Trong lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh là mục tiêu đã được đặt ra và chờ đợi sự trọn vẹn của một mô hình: chuyển đổi mô hình hoạt động; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung; hội tụ và phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế, trong đó có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được lựa chọn thí điểm cho mục tiêu trên. Đã nhiều năm trôi qua, kế hoạch thí điểm này vẫn chưa thể trọn vẹn khi đặt trong mô hình đó. Vietcombank vẫn chưa thể có được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài - một vấn đề đã tốn kém quá nhiều giấy mực.
Yếu tố đầu tư nước ngoài không hẳn là bắt buộc, nhưng nó cấu thành tính trọn vẹn bên cạnh các giá trị mà cổ phần hóa mang lại. Yếu tố này vừa tạo nguồn lực tài chính trực tiếp, vừa tạo giá trị hỗ trợ khá rộng về chuyên môn, công nghệ, kinh nghiệm, uy tín…, nhất là khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tiếp cận dần những chuẩn mực quốc tế.
Tuy triển khai sau, đến thời điểm này có thể khẳng định kế hoạch cổ phần hóa của VietinBank đã thành công toàn diện. Đi cùng với chuyển đổi mô hình là bước chuyển của nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch và cả văn hóa doanh nghiệp…; đặc biệt là ở sự trọn vẹn khi có sự hiện diện của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có uy tín lớn trên thế giới.
Ngày 11/3/2011, VietinBank thông báo hoàn tất việc chào bán cổ phần cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), với tỷ lệ sở hữu của đối tác này là 10%. Qua đợt phát hành, VietinBank thu về thặng dư vốn là 1.854 tỷ đồng; thực hiện tăng vốn điều lệ lên 16.858 tỷ đồng, tăng 11,1% so với mức công bố cách đây hơn 4 tháng; tổng vốn tự có cấp 1 là 18.712 tỷ đồng.
Kết quả hết sức ấn tượng, bởi trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, nhiều ngân hàng thương mại chật vật những năm qua vẫn chưa thể hoàn thành chỉ tiêu tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài; mặt khác, khoản thặng dư vốn 1.854 tỷ đồng trong bối cảnh đó của VietinBank là rất đáng ghi nhận. Và sắp tới, ngân hàng này dự kiến sẽ tiếp tục hoàn tất đợt chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thứ hai là The Bank of Nova Scotia ngay trong năm 2011.
Thế và lực mới
Theo dự tính của các nhà quản lý Vietinbank, sau khi hoàn tất việc chào bán cổ phần cho The Bank of Nova Scotia, VietinBank sẽ là thành viên có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu dẫn đầu hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Giá trị hơn, thế và lực mới của VietinBank đã định hình.
Quá trình cổ phần hóa đã tạo cho ngân hàng này một mô hình mới, năng động và hiệu quả; tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; tạo sự thúc đẩy để củng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu. Đáng chú ý là sự thành công của quá trình này được đặt trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới.
Riêng trong năm 2010, theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Huy Hùng, VietinBank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng… tạo tiền đề cho việc phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng với 2 trụ cột chính là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.
Cũng trong năm 2010, trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp nhưng VietinBank vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan. Tổng tài sản đến cuối năm 2010 đã đạt 367 ngàn tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2009; lợi nhuận trước thuế đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009 và cao hơn kết quả mà đại hội cổ đông giao 12,5%; tổng nguồn vốn huy động đat 341 ngàn tỷ đồng, tăng 54,5% so với năm 2009; tổng đầu tư, cho vay nền kinh tế tăng 52% so với năm 2009, trong đó tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 43,5%, nợ xấu ở mức 0,66%.
Theo Chủ tịch HĐQT Vietinbank - Phạm Huy Hùng, trọng tâm của năm nay là tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, tăng vốn, hiện đại hóa công nghệ, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị, sản phẩm dịch vụ, cơ chế, nâng cao giá trị thương hiệu VietinBank trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
Cụ thể, trong năm 2011, VietinBank phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính: tổng tài sản tăng 20%; nguồn vốn huy động tăng 25%; dư nợ cho vay tăng dưới 20%; nợ xấu dưới 1%; vốn điều lệ đạt 27 - 28 ngàn tỷ đồng; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) lớn hơn hoặc bằng 9%. Với thế và lực mới sẽ tiếp tục tạo đà cho VietinBank vươn lên và phát triển toàn diện.