VietinBank triển khai dịch vụ thu phí cầu đường tự động
Đến ngày 1/7/2016, toàn bộ các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên phải triển khai tối thiểu 50% số làn thu phí tự động không dừng
Đến ngày 1/7/2016, toàn bộ các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên phải triển khai tối thiểu 50% số làn thu phí tự động không dừng (ETC), phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn bộ các trạm chỉ có làn ETC (vẫn có barier) và hết năm 2020 sẽ bỏ barier tại các trạm thu phí.
Căn cứ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay có 3 công nghệ thu phí tự động không dừng đã được phê duyệt cho phép triển khai tại thị trường Việt Nam. Các công nghệ bao gồm Active DSRC, Passive DSRC và RFID.
Thực tế, mỗi trạm thu phí lại ứng dụng hệ thống công nghệ khác nhau dẫn đến việc một phương tiện phải sử dụng nhiều loại thẻ khác nhau khi đi qua các trạm thu phí. Điều này không tạo thuận lợi cho người sử dụng dẫn đến việc triển khai dự án ETC còn chậm.
Để giải quyết vấn đề này, ngày 11/3/2016, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chấp thuận cho VietinBank triển khai mở rộng dịch vụ thu phí cầu đường tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe tại các điểm thu phí do VietinBank tài trợ vốn và các trạm thu phí thuộc khu vực miền Trung, miền Nam.
Hướng tới sự hài lòng cao nhất của người dân tham gia giao thông khi qua các trạm thu phí, VietinBank, Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Tập đoàn thương mại Sojitz (Sojitz) Nhật Bản đã nghiên cứu tích hợp 3 công nghệ: Passive DSRC, Active DSRC và RFID trên cùng một hệ thống thu phí cầu đường tự động không dừng.
Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động này, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh (OBU/Etag) dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Tài khoản này có thể nạp tiền trực tiếp, qua mạng, qua ngân hàng...
Sau khi xe đã được dán thẻ chạy vào làn thu phí, hệ thống sẽ nhận diện bằng công nghệ 3 trong 1 phát tín hiệu để đọc thẻ OBU/Etag. Hình ảnh và thông tin của phương tiện được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản.
Sau khi xe đã được dán thẻ chạy vào làn thu phí, hệ thống sẽ nhận diện bằng công nghệ 3 trong 1 phát tín hiệu để đọc thẻ OBU/Etag. Hình ảnh và thông tin của phương tiện được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản.
Nếu đủ điều kiện, các thanh chắn barie sẽ mở tự động để xe qua. Đồng thời, tin nhắn SMS được gửi về số điện thoại của chủ phương tiện để thông báo. Tổng thời gian xe qua trạm chỉ còn 3 - 5 giây sẽ hạn chế ùn tắc giao thông, đồng thời ít gây lãng phí nguồn lực xã hội do phải huy động nhiều nhân công và chi phí in vé.
Ưu điểm của công nghệ mới được tích hợp là khách hàng chỉ cần dùng một bộ thiết bị thu phí không dừng (OBU/Etag) là đi qua được tất cả các trạm thu phí mà VietinBank đang cung cấp trên toàn quốc.
Ngoài việc sử dụng OBU/Etag để trả phí cho hệ thống thu phí không dừng khách hàng còn có thể sử dụng thẻ OBU/ Etag để mua xăng dầu, trả tiền phí đỗ xe…
Ngoài việc sử dụng OBU/Etag để trả phí cho hệ thống thu phí không dừng khách hàng còn có thể sử dụng thẻ OBU/ Etag để mua xăng dầu, trả tiền phí đỗ xe…
Tại một cuộc họp mới đây với các Nhà đầu tư BOT, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã yêu cầu Ban PPP (Public - Private Partner) triển khai ký Phụ lục hợp đồng với tất cả các nhà đầu tư BOT. Đồng thời nhấn mạnh nếu nhà đầu tư nào không ký, không thực hiện theo chỉ đạo chung của Bộ Giao thông Vận tải về việc thu phí tự động không dừng ETC thì sẽ xem xét dừng thu phí.
Vì thế, các nhà đầu tư cần nhanh chóng ký phụ lục hợp đồng và xây dựng trạm thu phí theo thiết kế mẫu đã được Bộ này phê duyệt để chậm nhất đến ngày 30/4/2016 phải xây dựng, lắp đặt xong thiết bị và chính thức thu phí không dừng tại tất cả các trạm trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ14.
Đến ngày 1/7/2016, toàn bộ các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên phải triển khai tối thiểu 50% số làn thu phí tự động không dừng (ETC); phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn bộ các trạm chỉ có làn ETC (vẫn có barier) và hết năm 2020 sẽ bỏ barier tại các trạm thu phí.
Hiện nay, VietinBank đã triển khai tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung, miền Nam. Trong thời gian tới, công nghệ và dịch vụ này sẽ được đẩy mạnh áp dụng tại các trạm thu phí trên đường cao tốc.