Vietjet Air ứng dụng công nghệ để nâng chất lượng dịch vụ
Liên lạc và trao đổi thông tin bằng smartphone đang là xu hướng chủ yếu nên Vietjet Air tích hợp sâu vào Zalo nhờ đó người dùng có thể đặt vé, check-in, theo dõi lịch trình một cách nhanh chóng
Mới đây, thông tin hãng hàng không Vietjet Air vừa thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và dự kiến thu về 200 triệu USD vào thời điểm cuối năm thu hút giới đầu tư.
Ấn phẩm IFR thuộc Thomson Reuters cho biết, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air đã tiến hành IPO vào 30/11 và nhận đăng ký mua cổ phiếu từ 1/12 đến 12/12, dự định bán 20% cổ phần ra thị trường. Giới phân tích định giá VietJet trong khoảng 1-1,4 tỷ USD.
Ba tháng trước đó, những nhà đầu tư nước ngoài đã “nhăm nhe” sự kiện IPO của Vietjet và đây được đánh giá là một trong những màn ra mắt hấp dẫn hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt.
Thành lập năm 2007, Vietjet là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2011, tính đến tháng 10 năm nay, “hãng hàng không bikini” đã phục vụ khoảng 30 triệu lượt khách. Lượng khách trong năm 2016 dự tính đạt 15 triệu người, tăng 60% so với năm 2015, mang lại doanh thu gấp đôi so với con số 11.000 tỷ đồng vào năm ngoái.
Có thể thấy, nhìn lại qua 9 năm hoạt động, bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt với Vietnam Airlines, cùng các hãng hàng không giá rẻ khác như Jetstar,… thành công của Vietjet Air chính là nhờ sự đổi mới trong cách tư duy và ứng dụng những tiện ích, những công nghệ mới nhất nhằm phục vụ khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - người sáng lập nên Vietjet khẳng định: “Tôi xây dựng VietJet không chỉ nhằm cung cấp vé rẻ hơn cho các khách hàng có thu nhập thấp mà còn mang đến cho họ trải nghiệm Skyboss tiêu chuẩn cao”.
Bên cạnh đó, bà Thảo còn cho biết, Chính phủ đã công bố kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng, nhằm mở 26 sân bay trên toàn quốc vào năm 2020 thông qua khu vực tư nhân, khuyến khích phát triển công nghiệp. Theo đó, hãng hàng không VietJet sẵn sàng đầu tư xây dựng sân bay nếu chính phủ “bật đèn xanh”.
Vietjet Air sở hữu số lượng đội tàu bay hiện đại, thân thiện với môi trường, cũng là hãng đầu tiên mang dòng máy bay Sharklet A320 mới nhất của Airbus về Việt Nam.
Hãng hàng không Vietjet Air còn nhanh chóng ứng ứng dụng thêm nhiều công nghệ hiện đại nhằm cải tiến dịch vụ thêm chất lượng và đem lại sự thuận tiện cho người dùng.
Nhận biết việc cập nhật, liên lạc và trao đổi thông tin bằng smartphone đang là xu hướng chủ yếu trong người dùng trẻ, Vietjet Air tích hợp sâu vào Zalo nhờ đó người dùng có thể đặt vé, check-in, theo dõi lịch trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây cũng là một trong những yếu tố đem lại mức tăng trưởng của Vietjet trong năm vừa qua.
Ấn phẩm IFR thuộc Thomson Reuters cho biết, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air đã tiến hành IPO vào 30/11 và nhận đăng ký mua cổ phiếu từ 1/12 đến 12/12, dự định bán 20% cổ phần ra thị trường. Giới phân tích định giá VietJet trong khoảng 1-1,4 tỷ USD.
Ba tháng trước đó, những nhà đầu tư nước ngoài đã “nhăm nhe” sự kiện IPO của Vietjet và đây được đánh giá là một trong những màn ra mắt hấp dẫn hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt.
Thành lập năm 2007, Vietjet là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2011, tính đến tháng 10 năm nay, “hãng hàng không bikini” đã phục vụ khoảng 30 triệu lượt khách. Lượng khách trong năm 2016 dự tính đạt 15 triệu người, tăng 60% so với năm 2015, mang lại doanh thu gấp đôi so với con số 11.000 tỷ đồng vào năm ngoái.
Có thể thấy, nhìn lại qua 9 năm hoạt động, bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt với Vietnam Airlines, cùng các hãng hàng không giá rẻ khác như Jetstar,… thành công của Vietjet Air chính là nhờ sự đổi mới trong cách tư duy và ứng dụng những tiện ích, những công nghệ mới nhất nhằm phục vụ khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - người sáng lập nên Vietjet khẳng định: “Tôi xây dựng VietJet không chỉ nhằm cung cấp vé rẻ hơn cho các khách hàng có thu nhập thấp mà còn mang đến cho họ trải nghiệm Skyboss tiêu chuẩn cao”.
Bên cạnh đó, bà Thảo còn cho biết, Chính phủ đã công bố kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng, nhằm mở 26 sân bay trên toàn quốc vào năm 2020 thông qua khu vực tư nhân, khuyến khích phát triển công nghiệp. Theo đó, hãng hàng không VietJet sẵn sàng đầu tư xây dựng sân bay nếu chính phủ “bật đèn xanh”.
Vietjet Air sở hữu số lượng đội tàu bay hiện đại, thân thiện với môi trường, cũng là hãng đầu tiên mang dòng máy bay Sharklet A320 mới nhất của Airbus về Việt Nam.
Hãng hàng không Vietjet Air còn nhanh chóng ứng ứng dụng thêm nhiều công nghệ hiện đại nhằm cải tiến dịch vụ thêm chất lượng và đem lại sự thuận tiện cho người dùng.
Nhận biết việc cập nhật, liên lạc và trao đổi thông tin bằng smartphone đang là xu hướng chủ yếu trong người dùng trẻ, Vietjet Air tích hợp sâu vào Zalo nhờ đó người dùng có thể đặt vé, check-in, theo dõi lịch trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây cũng là một trong những yếu tố đem lại mức tăng trưởng của Vietjet trong năm vừa qua.