Viettel bứt tốc trong cuộc đua 4G
Các nhà mạng đang chuẩn bị để chính thức khai trương 4G và mở màn cho một cuộc đua mới
Các nhà mạng đang chuẩn bị để chính thức khai trương 4G và mở màn cho một cuộc đua mới. Tuy nhiên, các nhà mạng đang thể hiện những chiến lược không giống nhau khi có doanh nghiệp tập trung vào xây dựng độ phủ sóng rộng, một số đơn vị lại chỉ tập trung ở những thành phố trọng điểm.
Khác với 3G, ở thời điểm đó, các nhà mạng có sự chênh lệch rõ ràng về thời điểm khai trương. Vinaphone và MobiFone khi đó vẫn đều trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) có lợi thế hơn khi khai trương đầu tiên. Và phải đến nửa năm sau, Viettel mới chính thức khai trương.
Tuy nhiên, trong cuộc đua 4G thì thế trận đã thay đổi khá nhiều khi thời điểm khai trương 4G của các đại gia di động bám sát nhau. Do đó, hiện các nhà mạng khá thận trọng khi công bố chính xác thời điểm khai trương cũng như còn chờ đợi những động thái từ các đối thủ.
Trao đổi với báo chí, ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, trong vòng 6 tháng qua, đơn vị này đã và đang gấp rút hoàn thành 36.000 trạm 4G. Đây được coi là một con số kỷ lục chưa có nhà mạng nào làm được trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
Lãnh đạo Tập đoàn này cũng cho biết, còn xây dựng trước đó một hạ tầng sẵn sàng để chuẩn bị cho không chỉ 4G, mà còn cho 5G, 6G trong những năm tiếp theo.
Cho biết kế hoạch đến giữa tháng 4, nhà mạng này sẽ khai trương 4G trên phạm vi cả nước, song với số lượng trạm lớn nhất trong số 3 nhà mạng, ông Thắng cũng khẳng định, mạng 4G của Viettel sẽ không chỉ có tốc độ cao, mà còn là vùng phủ sâu, rộng và dung lượng lớn, đảm bảo tính liên tục, ổn định.
Trong khi đó, lãnh đạo VinaPhone cho hay, về cơ bản, các công tác chuẩn bị cho việc 4G của nhà mạng này đã hoàn tất. Với số trạm thu phát chưa bằng một nửa của Viettel, với 15.000 trạm thu phát sóng 4G chính thức đi vào hoạt động, đại diện nhà mạng cho biết sẽ phủ sóng tất cả các khu vực trọng điểm của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Riêng Đà Nẵng sẽ có khoảng 400 trạm để hỗ trợ với các hạ tầng băng rộng cố định, phục vụ tốt cho 2 sự kiện lớn sắp diễn ra là lễ hội pháo hoa quốc tế và Hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Trong khi đó, 2 doanh nghiệp khác cũng đã được cấp phép 4G là MobiFone và Gtel song vẫn khá im ắng trước những kế hoạch triển khai.
Với số lượng trạm 4G dự kiến được triển khai lớn nhất trong số 3 đại gia viễn thông, ông Tào Đức Thắng cho biết, mục đích của việc này là để khách hàng luôn trong phạm vi tốt nhất có thể liên tục kết nối.
“Việc triển khai chỉ thành công khi khách hàng liên tục được kết nối đảm bảo tốc độ cao và luôn duy trì truy cập trong 4G. Không phải mỗi ngày chỉ kết nối được một tiếng với 4G, còn lại 23 tiếng nhảy lung tung giữa 3G”, ông Thắng nhấn mạnh.
Việc mở rộng tối đa vùng phủ sóng, theo lãnh đạo Tập đoàn Viettel không chỉ nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất để chăm sóc khách hàng cũ mà còn để phát triển nhóm khách hàng mới, đặc biệt khi Việt Nam đang hướng tới chuyển mạng giữ số.
Ông cũng cho rằng, thị trường viễn thông của Việt Nam đã sự thay đổi rất khác biệt so với khoảng chục năm trước. Nếu như trước đây, nhà mạng cạnh tranh bằng vùng phủ, giá cước thì nay thì không còn nhiều khác biệt. Do đó, chiến lược các nhà mạng cũng phải thay đổi, đó là cạnh tranh bằng chất lượng và theo chiều sâu.
Khác với 3G, ở thời điểm đó, các nhà mạng có sự chênh lệch rõ ràng về thời điểm khai trương. Vinaphone và MobiFone khi đó vẫn đều trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) có lợi thế hơn khi khai trương đầu tiên. Và phải đến nửa năm sau, Viettel mới chính thức khai trương.
Tuy nhiên, trong cuộc đua 4G thì thế trận đã thay đổi khá nhiều khi thời điểm khai trương 4G của các đại gia di động bám sát nhau. Do đó, hiện các nhà mạng khá thận trọng khi công bố chính xác thời điểm khai trương cũng như còn chờ đợi những động thái từ các đối thủ.
Trao đổi với báo chí, ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, trong vòng 6 tháng qua, đơn vị này đã và đang gấp rút hoàn thành 36.000 trạm 4G. Đây được coi là một con số kỷ lục chưa có nhà mạng nào làm được trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
Lãnh đạo Tập đoàn này cũng cho biết, còn xây dựng trước đó một hạ tầng sẵn sàng để chuẩn bị cho không chỉ 4G, mà còn cho 5G, 6G trong những năm tiếp theo.
Cho biết kế hoạch đến giữa tháng 4, nhà mạng này sẽ khai trương 4G trên phạm vi cả nước, song với số lượng trạm lớn nhất trong số 3 nhà mạng, ông Thắng cũng khẳng định, mạng 4G của Viettel sẽ không chỉ có tốc độ cao, mà còn là vùng phủ sâu, rộng và dung lượng lớn, đảm bảo tính liên tục, ổn định.
Trong khi đó, lãnh đạo VinaPhone cho hay, về cơ bản, các công tác chuẩn bị cho việc 4G của nhà mạng này đã hoàn tất. Với số trạm thu phát chưa bằng một nửa của Viettel, với 15.000 trạm thu phát sóng 4G chính thức đi vào hoạt động, đại diện nhà mạng cho biết sẽ phủ sóng tất cả các khu vực trọng điểm của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Riêng Đà Nẵng sẽ có khoảng 400 trạm để hỗ trợ với các hạ tầng băng rộng cố định, phục vụ tốt cho 2 sự kiện lớn sắp diễn ra là lễ hội pháo hoa quốc tế và Hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Trong khi đó, 2 doanh nghiệp khác cũng đã được cấp phép 4G là MobiFone và Gtel song vẫn khá im ắng trước những kế hoạch triển khai.
Với số lượng trạm 4G dự kiến được triển khai lớn nhất trong số 3 đại gia viễn thông, ông Tào Đức Thắng cho biết, mục đích của việc này là để khách hàng luôn trong phạm vi tốt nhất có thể liên tục kết nối.
“Việc triển khai chỉ thành công khi khách hàng liên tục được kết nối đảm bảo tốc độ cao và luôn duy trì truy cập trong 4G. Không phải mỗi ngày chỉ kết nối được một tiếng với 4G, còn lại 23 tiếng nhảy lung tung giữa 3G”, ông Thắng nhấn mạnh.
Việc mở rộng tối đa vùng phủ sóng, theo lãnh đạo Tập đoàn Viettel không chỉ nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất để chăm sóc khách hàng cũ mà còn để phát triển nhóm khách hàng mới, đặc biệt khi Việt Nam đang hướng tới chuyển mạng giữ số.
Ông cũng cho rằng, thị trường viễn thông của Việt Nam đã sự thay đổi rất khác biệt so với khoảng chục năm trước. Nếu như trước đây, nhà mạng cạnh tranh bằng vùng phủ, giá cước thì nay thì không còn nhiều khác biệt. Do đó, chiến lược các nhà mạng cũng phải thay đổi, đó là cạnh tranh bằng chất lượng và theo chiều sâu.