Viglacera lên sàn HNX
Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) sẽ chính thức chào sàn HNX vào ngày 22/12/2016 tới
Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) sẽ chính thức chào sàn HNX vào ngày 22/12/2016 tới. Viglacera cho biết sự kiện này sẽ nâng cao uy tín thương hiệu, đẩy mạnh sự minh bạch trong quản trị của Tổng công ty, đặc biệt hướng đến thu hút vốn đầu tư để triển khai những dự án mới của tổng công ty.
Lên sàn HNX
Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của Viglacera sẽ chính thức giao dịch trên sàn HNX vào ngày 22/12 với mã chứng khoán VGC. Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết là hơn 65 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị tính theo mệnh giá là trên 650 tỷ đồng. Giá tham chiếu phiên chào sàn là 15.600 đồng/cổ phiếu.
Ngày 15/10/2015, sau hơn 1 năm kể từ ngày thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng, Viglacera đã đưa cổ phiếu VGC vào giao dịch trên thị trường UPCoM với giá tham chiếu 10.600 đồng/cổ phiếu.
VGC hiện tại có vốn điều lệ đăng ký 3.070 tỷ đồng, vốn điều lệ thực góp 3.070 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước (Bộ Xây dựng đại diện) chiếm 78,82 %, cổ đông nước ngoài chiếm 9,16%, các tổ chức, cá nhân trong nước chiếm 12,02%.
Tính đến ngày 13/12/2016, VGC giao dịch ở mức giá 15.900 đồng/cổ phiếu, tăng 5.300 so với thời điểm bắt đầu giao dịch tại UPCoM.
Nhìn lại hai lần phát hành cổ phiếu của Viglacera để thấy được sức hút của VGC đang tăng dần, khi lần đầu Viglacera bán được hơn 19,4 triệu cổ phần với mức 10.301 đồng/cổ phiếu, đáng chú ý là tổng số lượng cổ phần trúng giá của nhà đầu tư nước ngoài khá cao, tương đương hơn 50% cổ phần bán được.
Ở lần thứ hai đấu giá cổ phần Viglacera, lượng chào mua đạt gấp 3 lần lượng chào bán với 174 nhà đầu tư đăng ký mua, tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua là hơn 82 triệu cổ phần, trong khi Viglacera bán ra 30 triệu cổ phần.
Đặc biệt, VGC được bán với giá khởi điểm 11.700 đồng/cổ phiếu và kết quả có 5 nhà đầu tư đã mua hết với giá đấu thành công bình quân 13.923 đồng/cổ phần thu về gần 418 tỷ đồng.
Sẽ giảm vốn nhà nước xuống còn 56,6%
Viglacera là Tổng công ty hoạt động chủ yếu trong hai lĩnh vực chính: vật liệu xây dựng và bất động sản. Trải qua 42 năm hoạt động, Viglacera đã và đang giữ vị trí là doanh nghiệp hàng đầu về vật liệu xây dựng ở thị trường trong nước, nhà đầu tư khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc và xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Quy mô của Viglacera gồm Công ty mẹ và 40 đơn vị thành viên. Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, Viglacera đang có 3 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, 1 nhà máy sản xuất sen vòi, 5 nhà máy sản xuất gạch ốp lát, 3 nhà máy sản xuất kính cùng nhiều nhà máy sản xuất gạch ngói trải rộng tại miền Bắc.
Trong lĩnh vực bất động sản, Viglacera có 5 khu đô thị nhà ở, 4 khu trung tâm thương mại - văn phòng và 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.580ha.
Năm 2015, kết quả các chỉ tiêu chính mà Viglacera thực hiện được đều đạt và vượt so với kế hoạch đại hội đồng cổ đông 2015 đã thông qua: Lợi nhuận toàn Tổng công ty theo báo cáo Tài chính hợp nhất đạt 524,27 tỷ đồng tăng 80% so với kế hoạch cổ đông giao, riêng lợi nhuận của Công ty mẹ đạt 245,87 tỷ đồng tăng 67% so với kế hoạch cổ đông giao.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân Công ty mẹ là 8,5%, mức chia cổ tức là 4% theo đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Năm 2016, Viglacera đặt mục tiêu kinh doanh tăng từ 6 - 20% so với kết quả thực hiện năm 2015. Nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, theo báo cáo Tài chính hợp nhất, Viglacera đạt 557 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng mạnh hơn 140 tỷ đồng so với cùng kỳ tương ứng mức tăng 44% và gần như hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm mà cổ đông giao (559 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế thu về 9 tháng đạt 455 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ là 362 tỷ đồng.
Với kết quả trên, Viglacera khẳng định sẽ sẽ thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận đã thông qua tại đại hội đồng cổ đông 2016.
Năm 2017, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.684 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 677 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,5% và 21,1% so với kế hoạch năm 2016. Mức cổ tức 2017 đề ra là 8%.
Giai đoạn 2015 - 2020, Viglacera đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình từ 10 - 20%/năm ở các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính. Sau khi chính thức lên sàn HNX, năm 2017 và các năm tiếp theo, Viglacera sẽ tập trung trong công tác đầu tư.
Riêng với lĩnh vực vật liệu xây dựng - lĩnh vực cốt lõi của tổng công ty, Viglacera cho biết sẽ ập trung đầu tư nhiều dự án mới với tầm vóc quy mô, công nghệ cao như: Dự án kính siêu trắng, dự án kính cán siêu trắng dùng cho sản xuất Pin năng lượng mặt trời; mở rộng quy mô, xây dựng mới các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát chất lượng cao, sử dụng khí thiên nhiên, bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm gạch ngói, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm có giá trị gia tăng cao/hiệu quả sử dụng tài nguyên, cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, tiếp tục đầu tư sản xuất gạch Clinker, đầu tư công nghệ sản xuất 100% ngói…
Với lĩnh vực bất động sản Viglacera hoàn tất đầu tư và đẩy mạnh đầu tư các dự án mới như: Khu công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình), Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng (Bắc Ninh), Khu công nghiệp Thuận Thành (Bắc Ninh), Khu công nghiệp Đồng Văn IV (Hà Nam).
Đầu tư các dự án khu đô thị - nhà ở mới như: Dự án Tổ hợp Thăng Long Number One giai đoạn 3 cùng nhiều dự án hợp tác đầu tư khác trong lĩnh vực khu đô thị - nhà ở, dự án nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội.
Bên cạnh đó, Viglacera cũng triển khai đầu tư dự án du lịch sinh thái tại Vân Hải (Quảng Ninh), các dự án liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng, hợp tác đầu tư khách sạn tại Cuba trong các năm tới.
Lên sàn HNX
Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của Viglacera sẽ chính thức giao dịch trên sàn HNX vào ngày 22/12 với mã chứng khoán VGC. Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết là hơn 65 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị tính theo mệnh giá là trên 650 tỷ đồng. Giá tham chiếu phiên chào sàn là 15.600 đồng/cổ phiếu.
Ngày 15/10/2015, sau hơn 1 năm kể từ ngày thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng, Viglacera đã đưa cổ phiếu VGC vào giao dịch trên thị trường UPCoM với giá tham chiếu 10.600 đồng/cổ phiếu.
VGC hiện tại có vốn điều lệ đăng ký 3.070 tỷ đồng, vốn điều lệ thực góp 3.070 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước (Bộ Xây dựng đại diện) chiếm 78,82 %, cổ đông nước ngoài chiếm 9,16%, các tổ chức, cá nhân trong nước chiếm 12,02%.
Tính đến ngày 13/12/2016, VGC giao dịch ở mức giá 15.900 đồng/cổ phiếu, tăng 5.300 so với thời điểm bắt đầu giao dịch tại UPCoM.
Nhìn lại hai lần phát hành cổ phiếu của Viglacera để thấy được sức hút của VGC đang tăng dần, khi lần đầu Viglacera bán được hơn 19,4 triệu cổ phần với mức 10.301 đồng/cổ phiếu, đáng chú ý là tổng số lượng cổ phần trúng giá của nhà đầu tư nước ngoài khá cao, tương đương hơn 50% cổ phần bán được.
Ở lần thứ hai đấu giá cổ phần Viglacera, lượng chào mua đạt gấp 3 lần lượng chào bán với 174 nhà đầu tư đăng ký mua, tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua là hơn 82 triệu cổ phần, trong khi Viglacera bán ra 30 triệu cổ phần.
Đặc biệt, VGC được bán với giá khởi điểm 11.700 đồng/cổ phiếu và kết quả có 5 nhà đầu tư đã mua hết với giá đấu thành công bình quân 13.923 đồng/cổ phần thu về gần 418 tỷ đồng.
Sẽ giảm vốn nhà nước xuống còn 56,6%
Viglacera là Tổng công ty hoạt động chủ yếu trong hai lĩnh vực chính: vật liệu xây dựng và bất động sản. Trải qua 42 năm hoạt động, Viglacera đã và đang giữ vị trí là doanh nghiệp hàng đầu về vật liệu xây dựng ở thị trường trong nước, nhà đầu tư khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc và xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Quy mô của Viglacera gồm Công ty mẹ và 40 đơn vị thành viên. Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, Viglacera đang có 3 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, 1 nhà máy sản xuất sen vòi, 5 nhà máy sản xuất gạch ốp lát, 3 nhà máy sản xuất kính cùng nhiều nhà máy sản xuất gạch ngói trải rộng tại miền Bắc.
Trong lĩnh vực bất động sản, Viglacera có 5 khu đô thị nhà ở, 4 khu trung tâm thương mại - văn phòng và 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.580ha.
Năm 2015, kết quả các chỉ tiêu chính mà Viglacera thực hiện được đều đạt và vượt so với kế hoạch đại hội đồng cổ đông 2015 đã thông qua: Lợi nhuận toàn Tổng công ty theo báo cáo Tài chính hợp nhất đạt 524,27 tỷ đồng tăng 80% so với kế hoạch cổ đông giao, riêng lợi nhuận của Công ty mẹ đạt 245,87 tỷ đồng tăng 67% so với kế hoạch cổ đông giao.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân Công ty mẹ là 8,5%, mức chia cổ tức là 4% theo đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Năm 2016, Viglacera đặt mục tiêu kinh doanh tăng từ 6 - 20% so với kết quả thực hiện năm 2015. Nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, theo báo cáo Tài chính hợp nhất, Viglacera đạt 557 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng mạnh hơn 140 tỷ đồng so với cùng kỳ tương ứng mức tăng 44% và gần như hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm mà cổ đông giao (559 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế thu về 9 tháng đạt 455 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ là 362 tỷ đồng.
Với kết quả trên, Viglacera khẳng định sẽ sẽ thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận đã thông qua tại đại hội đồng cổ đông 2016.
Năm 2017, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.684 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 677 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,5% và 21,1% so với kế hoạch năm 2016. Mức cổ tức 2017 đề ra là 8%.
Giai đoạn 2015 - 2020, Viglacera đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình từ 10 - 20%/năm ở các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính. Sau khi chính thức lên sàn HNX, năm 2017 và các năm tiếp theo, Viglacera sẽ tập trung trong công tác đầu tư.
Riêng với lĩnh vực vật liệu xây dựng - lĩnh vực cốt lõi của tổng công ty, Viglacera cho biết sẽ ập trung đầu tư nhiều dự án mới với tầm vóc quy mô, công nghệ cao như: Dự án kính siêu trắng, dự án kính cán siêu trắng dùng cho sản xuất Pin năng lượng mặt trời; mở rộng quy mô, xây dựng mới các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát chất lượng cao, sử dụng khí thiên nhiên, bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm gạch ngói, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm có giá trị gia tăng cao/hiệu quả sử dụng tài nguyên, cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, tiếp tục đầu tư sản xuất gạch Clinker, đầu tư công nghệ sản xuất 100% ngói…
Với lĩnh vực bất động sản Viglacera hoàn tất đầu tư và đẩy mạnh đầu tư các dự án mới như: Khu công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình), Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng (Bắc Ninh), Khu công nghiệp Thuận Thành (Bắc Ninh), Khu công nghiệp Đồng Văn IV (Hà Nam).
Đầu tư các dự án khu đô thị - nhà ở mới như: Dự án Tổ hợp Thăng Long Number One giai đoạn 3 cùng nhiều dự án hợp tác đầu tư khác trong lĩnh vực khu đô thị - nhà ở, dự án nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội.
Bên cạnh đó, Viglacera cũng triển khai đầu tư dự án du lịch sinh thái tại Vân Hải (Quảng Ninh), các dự án liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng, hợp tác đầu tư khách sạn tại Cuba trong các năm tới.