Vingroup vào nhóm 100 công ty hàng đầu ASEAN
Có hai công ty Việt Nam đủ điều kiện lọt vào danh sách Top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là Vingroup và Vinamilk
Tập đoàn Vingroup vừa được Standard & Poor's (S&P) - một trong 3 tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập và uy tín nhất thế giới, bình chọn vào top 100 công ty hàng đầu ASEAN năm 2014. Đồng thời, Vingroup cũng được Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” Việt Nam trong công bố phát hành ngày 18/9 vừa qua.
Với tiêu chí chỉ số tín nhiệm tốt, giá trị vốn hóa thị trường, thông tin minh bạch và công ty đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ có 2 công ty Việt Nam đủ điều kiện lọt vào danh sách top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là Vingroup (mã VIC) và Vinamilk (mã VNM).
Trong đó, lần đầu tiên, một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam được S&P đưa vào danh sách lựa chọn và đánh giá với các tiêu chí của S&P.
Trên thị trường chứng khoán, Vingroup luôn thuộc top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường với giá trị ước tính đến ngày 22/8/2014 khoảng 3,4 tỷ USD. Vingroup cũng đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.
Về triển vọng chung, S&P đánh giá Vingroup ở mức “ổn định” dựa trên phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm và thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. Việc đánh giá tín nhiệm này thể hiện quan điểm của S&P về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ và đúng lúc. Xếp hạng tín dụng của S&P được xem là một chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sử dụng.
Ngay sau khi danh sách Top 100 công ty hàng đầu ASEAN của S&P công bố, ngày 18/9/2014, Vingroup tiếp tục được Tạp chí Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” - “Region's Best Borrower in Vietnam”.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Tập đoàn Vingroup vừa thông báo công văn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về chốt tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng ý chốt tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại Vingroup là 29%.
Khi kế hoạch chào bán, niêm yết cổ phiếu ra thị trường nước ngoài được thực hiện, Vingroup phải tính toán lại room đồng thời báo cáo lại cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để có điều chỉnh cần thiết.
Trước đó, ngày 11/9, Hội đồng Quản trị Vingroup thông qua việc tăng vốn điều lệ do phát hành thêm cổ phần để chuyển đổi trái phiếu quốc tế thành cổ phần với phần vốn tăng thêm là 169,879 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên hơn 14.203 tỷ đồng.
Ngày 25/9 tới, 472.559.419 cổ phiếu của Vingroup sẽ chính thức niêm yết trên HOSE do công ty phát hành trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu và chuyển đổi từ trái phiếu theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Vingroup ngày 24/7/2014 và ngày 22/3/2012, nâng tổng số lượng chứng khoán sau khi thay đổi niêm yết lên 1.403.323.314 cổ phiếu.
Với tiêu chí chỉ số tín nhiệm tốt, giá trị vốn hóa thị trường, thông tin minh bạch và công ty đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ có 2 công ty Việt Nam đủ điều kiện lọt vào danh sách top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là Vingroup (mã VIC) và Vinamilk (mã VNM).
Trong đó, lần đầu tiên, một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam được S&P đưa vào danh sách lựa chọn và đánh giá với các tiêu chí của S&P.
Trên thị trường chứng khoán, Vingroup luôn thuộc top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường với giá trị ước tính đến ngày 22/8/2014 khoảng 3,4 tỷ USD. Vingroup cũng đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.
Về triển vọng chung, S&P đánh giá Vingroup ở mức “ổn định” dựa trên phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm và thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. Việc đánh giá tín nhiệm này thể hiện quan điểm của S&P về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ và đúng lúc. Xếp hạng tín dụng của S&P được xem là một chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sử dụng.
Ngay sau khi danh sách Top 100 công ty hàng đầu ASEAN của S&P công bố, ngày 18/9/2014, Vingroup tiếp tục được Tạp chí Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” - “Region's Best Borrower in Vietnam”.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Tập đoàn Vingroup vừa thông báo công văn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về chốt tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng ý chốt tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại Vingroup là 29%.
Khi kế hoạch chào bán, niêm yết cổ phiếu ra thị trường nước ngoài được thực hiện, Vingroup phải tính toán lại room đồng thời báo cáo lại cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để có điều chỉnh cần thiết.
Trước đó, ngày 11/9, Hội đồng Quản trị Vingroup thông qua việc tăng vốn điều lệ do phát hành thêm cổ phần để chuyển đổi trái phiếu quốc tế thành cổ phần với phần vốn tăng thêm là 169,879 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên hơn 14.203 tỷ đồng.
Ngày 25/9 tới, 472.559.419 cổ phiếu của Vingroup sẽ chính thức niêm yết trên HOSE do công ty phát hành trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu và chuyển đổi từ trái phiếu theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Vingroup ngày 24/7/2014 và ngày 22/3/2012, nâng tổng số lượng chứng khoán sau khi thay đổi niêm yết lên 1.403.323.314 cổ phiếu.