Vissan: Liên kết để khai thác tiềm năng
Năm 2010, Vissan đặt mục tiêu chiếm 50% thị phần thịt gia súc, gia cầm tươi sống của Tp.HCM
Nhiều năm liên tục được trao giải “Thương hiệu mạnh”, Vissan không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm hàng đầu mà còn tạo dấu ấn ở tinh thần kinh doanh năng động, liên kết, vì lợi ích của người Việt.
Trên các kệ hàng từ trong siêu thị đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ, từ lâu, nhiều loại sản phẩm như thịt nguội cao cấp, xúc xích, thịt quay, bò hầm, lạp xưởng Mai Quế Lộ… của Vissan đã trở thành thực phẩm quen thuộc của nhiều người tiêu dùng.
Hiện tại, sản phẩm mang thương hiệu Vissan có mặt khắp cả nước thông qua hệ thống phân phối với hơn 1.000 đại lý, 120 siêu thị lớn, khoảng 700 bếp ăn của trường học, công ty, xí nghiệp… Nhà máy giết mổ gia súc lớn nhất nước và trang bị máy móc hiện đại với 3 dây chuyền giết mổ heo công suất 2.400 con/ca 6 giờ, và 2 dây chuyền giết mổ trâu bò công suất 300 con/ca 6 giờ của Vissan luôn luôn hoạt động hết công suất, với năng lực chế biến có thể đạt tới công suất 30.000 tấn/năm.
Để tạo dựng và chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, một nguyên tắc trong quá trình hoạt động và phát triển mà Vissan luôn theo đuổi với giá trị cốt lõi là: “Vissan chất lượng, an toàn cho hôm nay và mai sau”. Với phương châm hoạt động này, tất cả các nguyên liệu chế biến đầu vào, thành phẩm trước khi đưa ra thị trường, các quy định về đóng gói... đều được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, quy trình kiểm soát chất lượng khép kín trong các khâu từ trang trại đến bàn ăn của người tiêu dùng. Trong đó, tất cả thành phẩm chỉ được nhập kho và đưa ra thị trường theo quyết định của Phòng KCS sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Để tạo nguồn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, đa dang phong phú về mẫu mã sản phẩm, Vissan đã liên tục đầu tư, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng trong công tác đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh. Riêng tổng số tiền mà công ty đã đầu tư vào trang thiết bị máy móc và xây dựng cơ sở để sản xuất kinh doanh trong 5 năm qua là hơn 126 tỷ đồng.
Năm 2009, lãnh đạo Vissan đã quyết định mở liên kết với hệ thống cửa hàng Foocomart của Công ty Foocosa. Từ đó, 60 cửa hàng của Vissan và 40 cửa hàng Foocomart của Công ty Foocosa đã tạo ra chuỗi 100 cửa hàng chung của hai thương hiệu là Foocomart-Vissan. Sự kết hợp của Foocosa và Vissan đã thỏa mãn cả hai yêu cầu quan trọng của người tiêu dùng là: kênh phân phối tốt và thương hiệu uy tín.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan phân tích, việc liên kết sẽ giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, vì khi mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước phải chia sẻ thị trường “sân nhà” với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã có tuổi đời hàng trăm năm. Trong khi đó, hệ thống bán lẻ của Việt Nam với quy mô không đồng đều, còn nhiều manh mún nên sức cạnh tranh còn yếu. Vì thế, hệ thống bán lẻ muốn phát triển tốt phải có vị trí mặt tiền thuận tiện, khu vực trung tâm và khả năng tài chính mạnh. Trong bối cảnh đó, liên kết đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp là tăng sức cạnh tranh.
Việc mở rộng với các doanh nghiệp trong nước khác cũng là một bước đi khởi đầu, năng động, nhạy bén và mạnh mẽ của doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm hàng đầu Vissan, đồng thời vượt qua nội tại hạn chế vốn tồn tại lâu nay của các doanh nghiệp Việt là tính liên kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp, trước “cơn lốc” của các đại lý, siêu thị và các mặt hàng ngoại đang “xâm lấn” thị trường Việt.
Nhờ liên kết trên, năm 2009, Vissan đã đạt tổng doanh thu 3.030 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2008. Các mặt hàng thịt heo, hàng chế biến, rau, củ, quả đều tăng từ 6% - 8% so với năm 2008. Ngoài ra, với mô hình liên kết này, người tiêu dùng có thể mua đủ sản phẩm phục vụ cho bữa ăn gia đình từ thịt heo, bò tươi sống, đồ hộp, xúc xích, thịt nguội… của Vissan cho đến mặt hàng thiết yếu như gạo và thực phẩm ăn liền của Foocosa như mì, miến, bún, cháo, bánh kẹo, hạt điều, tương cà, nước mắm… Tại các cửa hàng thí điểm mô hình liên kết của Vissan và Foocosa, doanh thu của cả hai đơn vị đã tăng đến 30% so với trước.
Hiện ngoài Foocosa, Vissan còn liên kết với các đơn vị trong cùng hệ thống Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) như Công ty Cầu Tre, Công ty Cổ phần APT, hệ thống siêu thị Sài Gòn, Thương xá Tax... Hay các doanh nghiệp ngoài SATRA như Công ty Kinh Đô, các siêu thị Metro, Big C, Maximark, Co.op Mart, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Harpro)…
Năm 2010, Vissan đặt mục tiêu chiếm 50% thị phần thịt gia súc, gia cầm tươi sống của Tp.HCM và chiếm 40% thị phần thực phẩm chế biến của cả nước, xuất khẩu chiếm 20% sản lượng.
Trong chiến lược dài hạn 10 năm giai đoạn 2010-2020, Vissan sẽ nỗ lực hoàn chỉnh cụm chế biến thực phẩm tại Bến Lức, Long An đạt tiêu chuẩn quốc tế; tổ chức vùng “chăn nuôi heo sạch và chất lượng cao” nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu; đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm mạng lưới phân phối và nâng cấp chuỗi “cửa hàng thực phẩm Vissan”.
Trên các kệ hàng từ trong siêu thị đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ, từ lâu, nhiều loại sản phẩm như thịt nguội cao cấp, xúc xích, thịt quay, bò hầm, lạp xưởng Mai Quế Lộ… của Vissan đã trở thành thực phẩm quen thuộc của nhiều người tiêu dùng.
Hiện tại, sản phẩm mang thương hiệu Vissan có mặt khắp cả nước thông qua hệ thống phân phối với hơn 1.000 đại lý, 120 siêu thị lớn, khoảng 700 bếp ăn của trường học, công ty, xí nghiệp… Nhà máy giết mổ gia súc lớn nhất nước và trang bị máy móc hiện đại với 3 dây chuyền giết mổ heo công suất 2.400 con/ca 6 giờ, và 2 dây chuyền giết mổ trâu bò công suất 300 con/ca 6 giờ của Vissan luôn luôn hoạt động hết công suất, với năng lực chế biến có thể đạt tới công suất 30.000 tấn/năm.
Để tạo dựng và chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, một nguyên tắc trong quá trình hoạt động và phát triển mà Vissan luôn theo đuổi với giá trị cốt lõi là: “Vissan chất lượng, an toàn cho hôm nay và mai sau”. Với phương châm hoạt động này, tất cả các nguyên liệu chế biến đầu vào, thành phẩm trước khi đưa ra thị trường, các quy định về đóng gói... đều được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, quy trình kiểm soát chất lượng khép kín trong các khâu từ trang trại đến bàn ăn của người tiêu dùng. Trong đó, tất cả thành phẩm chỉ được nhập kho và đưa ra thị trường theo quyết định của Phòng KCS sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Để tạo nguồn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, đa dang phong phú về mẫu mã sản phẩm, Vissan đã liên tục đầu tư, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng trong công tác đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh. Riêng tổng số tiền mà công ty đã đầu tư vào trang thiết bị máy móc và xây dựng cơ sở để sản xuất kinh doanh trong 5 năm qua là hơn 126 tỷ đồng.
Năm 2009, lãnh đạo Vissan đã quyết định mở liên kết với hệ thống cửa hàng Foocomart của Công ty Foocosa. Từ đó, 60 cửa hàng của Vissan và 40 cửa hàng Foocomart của Công ty Foocosa đã tạo ra chuỗi 100 cửa hàng chung của hai thương hiệu là Foocomart-Vissan. Sự kết hợp của Foocosa và Vissan đã thỏa mãn cả hai yêu cầu quan trọng của người tiêu dùng là: kênh phân phối tốt và thương hiệu uy tín.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan phân tích, việc liên kết sẽ giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, vì khi mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước phải chia sẻ thị trường “sân nhà” với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã có tuổi đời hàng trăm năm. Trong khi đó, hệ thống bán lẻ của Việt Nam với quy mô không đồng đều, còn nhiều manh mún nên sức cạnh tranh còn yếu. Vì thế, hệ thống bán lẻ muốn phát triển tốt phải có vị trí mặt tiền thuận tiện, khu vực trung tâm và khả năng tài chính mạnh. Trong bối cảnh đó, liên kết đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp là tăng sức cạnh tranh.
Việc mở rộng với các doanh nghiệp trong nước khác cũng là một bước đi khởi đầu, năng động, nhạy bén và mạnh mẽ của doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm hàng đầu Vissan, đồng thời vượt qua nội tại hạn chế vốn tồn tại lâu nay của các doanh nghiệp Việt là tính liên kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp, trước “cơn lốc” của các đại lý, siêu thị và các mặt hàng ngoại đang “xâm lấn” thị trường Việt.
Nhờ liên kết trên, năm 2009, Vissan đã đạt tổng doanh thu 3.030 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2008. Các mặt hàng thịt heo, hàng chế biến, rau, củ, quả đều tăng từ 6% - 8% so với năm 2008. Ngoài ra, với mô hình liên kết này, người tiêu dùng có thể mua đủ sản phẩm phục vụ cho bữa ăn gia đình từ thịt heo, bò tươi sống, đồ hộp, xúc xích, thịt nguội… của Vissan cho đến mặt hàng thiết yếu như gạo và thực phẩm ăn liền của Foocosa như mì, miến, bún, cháo, bánh kẹo, hạt điều, tương cà, nước mắm… Tại các cửa hàng thí điểm mô hình liên kết của Vissan và Foocosa, doanh thu của cả hai đơn vị đã tăng đến 30% so với trước.
Hiện ngoài Foocosa, Vissan còn liên kết với các đơn vị trong cùng hệ thống Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) như Công ty Cầu Tre, Công ty Cổ phần APT, hệ thống siêu thị Sài Gòn, Thương xá Tax... Hay các doanh nghiệp ngoài SATRA như Công ty Kinh Đô, các siêu thị Metro, Big C, Maximark, Co.op Mart, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Harpro)…
Năm 2010, Vissan đặt mục tiêu chiếm 50% thị phần thịt gia súc, gia cầm tươi sống của Tp.HCM và chiếm 40% thị phần thực phẩm chế biến của cả nước, xuất khẩu chiếm 20% sản lượng.
Trong chiến lược dài hạn 10 năm giai đoạn 2010-2020, Vissan sẽ nỗ lực hoàn chỉnh cụm chế biến thực phẩm tại Bến Lức, Long An đạt tiêu chuẩn quốc tế; tổ chức vùng “chăn nuôi heo sạch và chất lượng cao” nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu; đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm mạng lưới phân phối và nâng cấp chuỗi “cửa hàng thực phẩm Vissan”.