Vladimir Makhlai, "ông trùm" hóa chất của Nga
“Tôi từng tự hỏi, mọi người xung quanh mình đều có điều kiện sống tốt, tại sao cuộc sống của mình lại cực khổ?”
“Tôi từng tự hỏi, mọi người xung quanh mình đều có điều kiện sống tốt, tại sao cuộc sống của mình lại cực khổ?”.
Đó là lời tâm sự đầy cảm động về bước khởi đầu đầy gian nan của ông trùm hóa chất người Nga, Vladimir Makhlai, đăng trên tờ The Wall Street Journal.
Từ hai bàn tay trắng, bằng nghị lực phi thường và tài năng kinh doanh trời phú, Vladimir Makhlai đã thực hiện những cú bứt phá hiếm thấy trên thương trường. Sau khi đưa Togliatti Azot thành một trong những công ty hóa chất hàng đầu tại Liên bang Nga, Vladimir Makhlai đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp với khối tài sản cá nhân lên đến 380 triệu USD.
Thật khó có thể miêu tả tài năng và nỗ lực của Vladimir Makhlai khi đưa doanh nghiệp quốc doanh TogliattiAzot từ thời Liên Xô cũ thành một tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp hóa chất của thế giới. Được thành lập từ những năm cuối thập niên 70, bắt đầu chuyển sang mô hình tư nhân hóa đầu thập niên 90, dưới sự điều hành của Vladimir Makhlai, Togliatti Azot từng bước được cải tổ và phát huy triệt để được thế mạnh của các sản phẩm hóa chất ammoniac, cachamit, metanola và cacbamit.
Tới nay, với một mạng lưới các chi nhánh đặt tại Nga và một số quốc gia khác, Togliatti Azot là một trong những nhà sản xuất và cung ứng hóa chất lớn nhất cho thị trường thế giới.
Sống sót sau cuộc khủng hoảng
Sinh năm 1937 trong một gia đình lao động tại Nga, bố của Vladimir Makhlai là thợ mỏ và mẹ làm nội trợ, vì thế cuộc sống của gia đình luôn trong tình trạng khó khăn. Năm 6 tuổi, cuộc sống gia đình Vladimir Makhlai bắt đầu rơi vào hoàn cảnh éo le do bố của Vladimir Makhlai mất trong một vụ sập hầm. Bắt đầu từ đây, cậu bé Vladimir Makhlai tội nghiệp phải bươn chải cùng mẹ cáng đáng công việc của cả gia đình.
Việc đầu tiên mà Vladimir Makhlai có thể làm trong thời điểm đó là nhận phân phối sữa cho công nhân tại các khu mỏ gần nhà.
Những thành công mà Vladimir Makhlai đạt được ngày nay không chỉ mang lại cho ông vinh quang cá nhân mà đó còn là những bài học được lưu truyền cho thế hệ trẻ. Khó khăn chồng chất thủa thiếu thời luôn đè nặng trên đôi vai của Vladimir Makhlai nhưng vẫn không thể ngăn cản được quyết tâm học tập của cậu.
Sau công việc giao sữa, Vladimir Makhlai xin vào làm nhân viên phụ việc trên tàu biển. Sau khi tốt nghiệp trung học, cậu thi đỗ vào Học viện sinh hóa Perm and Urals, một trong những lò đào tạo uy tín về lĩnh vực hóa học của Liên Xô. Vladimir Makhlai được làm quen với môi trường nghiên cứu và sản xuất hóa chất tại dự án Gubakhinsky Chemical Plant của chính phủ.
Được làm đúng chuyên ngành đào tạo cộng thêm tố chất thông minh và khả năng quản lý, từ vị trí là một kỹ sư hóa chất thử việc, tới năm 1974, Vladimir Makhlai chính thức được giao đảm trách vị trí giám đốc của Gubakhinsky Chemical Plant. Từ thời điểm này, tên tuổi của Vladimir Makhlai bắt đầu được biết tới trong lĩnh vực hóa chất của Liên Xô.
Điểm tạo ra sự khác biệt giữa Vladimir Makhlai với những kỹ sư hóa chất khác là ông vừa có tài trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học vừa có khả năng quản lý và hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách chính xác. Và những thành công lớn mà Gubakhinsky Chemical Plant thu được từ các sản phẩm hóa chất mới đã chứng minh điều này.
Với những thành công tại Gubakhinsky Chemical Plant, năm 1985, Vladimir Makhlai chuyển sang đảm nhiệm chức giám đốc của Togliatti Nitrogen Plant tại thành phố Togliatti. Đây là doanh nghiệp do chính phủ Liên Xô và Mỹ hợp tác, thành lập từ năm 1979 để sản xuất khí gas phục vụ cho chương trình phát triển các chất hóa học Amoniac.
Khi tiếp quản Togliatti Nitrogen Plant, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tương đối ổn định và Vladimir Makhlai chủ yếu tập trung vào phát triển dòng sản phẩm hóa chất thế mạnh Amoniac.
Tuy nhiên, toàn bộ nền kinh tế đất nước phải trải qua một cuộc khủng hoảng căn bản khi Nhà nước Liên Xô tan rã vào năm 1991. Hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh đồng loạt bị giải thể và doanh nghiệp Togliatti Nitrogen Plant do Vladimir Makhlai quản lý cũng phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Đứng trước tình huống ngàn cân treo sợi tóc đó, Vladimir Makhlai chủ động chuyển sang mô hình tư nhân hóa, cải tổ cơ cấu, chuyển đổi cách thức hoạt động, đồng thời đổi tên doanh nghiệp thành OAO Togliatti Azot.
Mặc dù chưa một lần làm việc trong lĩnh vực kinh tế tư nhân nhưng ngay trong giai đoạn đầu, Vladimir Makhlai đã nghiên cứu và kết hợp khéo léo phương pháp hoạt động cũ trước đây với mô hình kinh tế tư nhân nhằm đưa doanh nghiệp dần đi vào ổn định trong một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới mẻ.
Nhà cải cách điển hình
Trong cơn lốc của sự sụp đổ, hàng loạt các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ trước đây hầu hết đều bị giải thể, số doanh nghiệp sống sót cũng dần thoi thóp hoạt động do thiếu nguồn tài chính.
Quyết tâm vực dậy bằng được doanh nghiệp, Vladimir Makhlai tới gõ cửa các ngân hàng. Cuối cùng, những cố gắng của Vladimir Makhlai đã được đền đáp khi Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (Bank for Reconstruction and Development) đồng ý cho ông vay 40 triệu USD. Khoản tài chính này mặc dù không phải là lớn nhưng cũng đủ để Vladimir Makhlai không chỉ cứu sống mà hơn thế nữa là đưa OAO Togliatti Azot đi vào hoạt động ổn định.
Nhận xét về những nỗ lực của Vladimir Makhlai trong giai đoạn này, Phó chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp EBDR đã không quá lời khi nói “Vladimir Makhlai xứng đáng được tôn vinh chứ không phải chỉ dừng lại ở sự cảm phục của người Nga”.
Bước vào lĩnh vực kinh tế mở cửa đầy sức ép cạnh tranh, chủ trương của Vladimir Makhlai vẫn là duy trì các sản phẩm thế mạnh là khí gas. Tuy nhiên, kế hoạch của Vladimir Makhlai nhanh chóng bị phá sản do một số đối tác đã cắt hợp đồng khí gas và đẩy OAO Togliatti Azot vào tình trạng khó khăn.
Vladimir Makhlai, một lần nữa lại phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gần kề của nhân công. Bằng tầm nhìn của một “cựu binh” trong lĩnh vực hóa học, Vladimir Makhlai nghiên cứu và chuyển hướng sang sản xuất xà phòng với việc đầu tư 7 triệu USD mua dây chuyền công nghệ và xây dựng công xưởng.
Bên cạnh đó, Vladimir Makhlai vẫn tiếp tục chờ thời cơ để trở lại hoạt động sản xuất hóa chất quy mô lớn. Không lâu sau đó, cơ hội bắt đầu mở ra cho Vladimir Makhlai khi chính phủ Ukraina quyết định cắt giảm số đường ống dẫn amoniac qua biển Đen.
Điều này làm cho các nhà xuất khẩu amoniac ngoại quốc không còn duy trì được vị trí thống lĩnh trên thị trường hóa chất các nước thuộc Liên Xô cũ. Nắm lấy cơ hội ngàn năm có một, Vladimir Makhlai quyết định đầu tư xây dựng các đường ống dẫn Amoniac để chuyển sang khai thác thị trường đang bị bỏ ngỏ này.
Quyết tâm của Vladimir Makhlai lớn tới mức bất chấp sự thiếu tin tưởng của các ngân hàng khi không cho vay khoản tiền 150 triệu USD, ông đã không ngần ngại bán đi một số cơ sở và dồn hầu như toàn bộ vốn liếng vào thực hiện dự án. Thời gian này, nhờ xu thế phát triển mạnh của mặt hàng tiêu dùng sản xuất từ amoniac như phân bón, chất dẻo, sơn... chiến lược của Vladimir Makhlai đã thành công ngoài mong đợi.
Ngoài một đầu mối chính đặt tại Togliatti, ông còn tranh thủ mở thêm được một số chi nhánh sản xuất amoniac tại các tỉnh thành trong và ngoài nước.
Bước vào thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt; vì thế, năm 2005, Vladimir Makhlai quyết định ký hợp đồng liên kết với chi nhánh International Finance Corporation (IFC), một chi nhánh thuộc World Bank Group để chuyển OAO Togliatti Azot thành công ty cổ phần TogliattiAzot Joint Stock.
Theo nhận định của giám đốc phụ trách mảng khí gas, chất hóa học, dầu khí của TogliattiAzot thì “cổ phần hóa là cách tối ưu giúp công ty nâng cao lượng vốn dự trữ, tăng cường khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng sản xuất sang các loại sản phẩm giá trị cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cả thị trường trong và ngoài nước”. Còn theo chính lời của Vladimir Makhlai thì “mô hình cổ phần hóa còn tạo lợi thế quay vòng vốn của doanh nghiệp”.
Nhà tư bản giàu lòng nhân ái
Là một trong những doanh nghiệp cổ phần hoá đầu tiên ở Nga, dưới sự chèo lái tài tình của vị thuyền trưởng vĩ đại Vladimir Makhlai, tới thời điểm hiện tại, TogliattiAzot là một trong những nhà sản xuất hóa chất hàng đầu của Nga và thế giới với một nhà máy sản xuất axit carbon công suất 2 triệu tấn/năm và hai nhà máy sản xuất urê công suất 1 triệu tấn/năm.
Đặc biệt, với 7 nhà máy sản xuất amoniac đặt tại Togliatti, Samara, Nga, TogliattiAzot đạt công suất 2 triệu tấn/năm, đảm bảo cung cấp sản phẩm amoniac cho 7,6% thị trường toàn cầu. Bên cạnh các sản phẩm thế mạnh truyền thống, theo nhu cầu của thị trường, Vladimir Makhlai còn mở rộng TogliattiAzot sang sản xuất các loại gạch xây dựng, đồ gốm sứ, bảng nhựa, kính, đồ dùng gia dụng.
Song hành cùng những bước thăng trầm của lịch sử đất nước và vô số những khó khăn của TogliattiAzo, hơn ai hết, Vladimir Makhlai thấu hiểu những khó nhọc của người lao động. Do đó, mặc dù ông vẫn áp dụng cách trả lương cho công nhân theo kiểu Xô Viết cũ, nhưng mức lương luôn được ông nâng cao hơn 160 USD so với mức lương trung bình mà các doanh nghiệp khác vẫn áp dụng.
Cùng với đó, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, ông còn thường xuyên thưởng cho các lao động xuất sắc trong công ty bằng những món quà, tặng phẩm. Cách đây không lâu, Makhlai đã không ngần ngại bỏ tiền giành lại cổ phiếu cho công nhân khi một số ngân hàng đe dọa sẽ tìm cách mua hết cổ phần của họ. Sau sự kiện đó, Makhlai chính thức được tôn vinh là một nhà tư bản có tấm lòng nhân ái.
Đó là lời tâm sự đầy cảm động về bước khởi đầu đầy gian nan của ông trùm hóa chất người Nga, Vladimir Makhlai, đăng trên tờ The Wall Street Journal.
Từ hai bàn tay trắng, bằng nghị lực phi thường và tài năng kinh doanh trời phú, Vladimir Makhlai đã thực hiện những cú bứt phá hiếm thấy trên thương trường. Sau khi đưa Togliatti Azot thành một trong những công ty hóa chất hàng đầu tại Liên bang Nga, Vladimir Makhlai đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp với khối tài sản cá nhân lên đến 380 triệu USD.
Thật khó có thể miêu tả tài năng và nỗ lực của Vladimir Makhlai khi đưa doanh nghiệp quốc doanh TogliattiAzot từ thời Liên Xô cũ thành một tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp hóa chất của thế giới. Được thành lập từ những năm cuối thập niên 70, bắt đầu chuyển sang mô hình tư nhân hóa đầu thập niên 90, dưới sự điều hành của Vladimir Makhlai, Togliatti Azot từng bước được cải tổ và phát huy triệt để được thế mạnh của các sản phẩm hóa chất ammoniac, cachamit, metanola và cacbamit.
Tới nay, với một mạng lưới các chi nhánh đặt tại Nga và một số quốc gia khác, Togliatti Azot là một trong những nhà sản xuất và cung ứng hóa chất lớn nhất cho thị trường thế giới.
Sống sót sau cuộc khủng hoảng
Sinh năm 1937 trong một gia đình lao động tại Nga, bố của Vladimir Makhlai là thợ mỏ và mẹ làm nội trợ, vì thế cuộc sống của gia đình luôn trong tình trạng khó khăn. Năm 6 tuổi, cuộc sống gia đình Vladimir Makhlai bắt đầu rơi vào hoàn cảnh éo le do bố của Vladimir Makhlai mất trong một vụ sập hầm. Bắt đầu từ đây, cậu bé Vladimir Makhlai tội nghiệp phải bươn chải cùng mẹ cáng đáng công việc của cả gia đình.
Việc đầu tiên mà Vladimir Makhlai có thể làm trong thời điểm đó là nhận phân phối sữa cho công nhân tại các khu mỏ gần nhà.
Những thành công mà Vladimir Makhlai đạt được ngày nay không chỉ mang lại cho ông vinh quang cá nhân mà đó còn là những bài học được lưu truyền cho thế hệ trẻ. Khó khăn chồng chất thủa thiếu thời luôn đè nặng trên đôi vai của Vladimir Makhlai nhưng vẫn không thể ngăn cản được quyết tâm học tập của cậu.
Sau công việc giao sữa, Vladimir Makhlai xin vào làm nhân viên phụ việc trên tàu biển. Sau khi tốt nghiệp trung học, cậu thi đỗ vào Học viện sinh hóa Perm and Urals, một trong những lò đào tạo uy tín về lĩnh vực hóa học của Liên Xô. Vladimir Makhlai được làm quen với môi trường nghiên cứu và sản xuất hóa chất tại dự án Gubakhinsky Chemical Plant của chính phủ.
Được làm đúng chuyên ngành đào tạo cộng thêm tố chất thông minh và khả năng quản lý, từ vị trí là một kỹ sư hóa chất thử việc, tới năm 1974, Vladimir Makhlai chính thức được giao đảm trách vị trí giám đốc của Gubakhinsky Chemical Plant. Từ thời điểm này, tên tuổi của Vladimir Makhlai bắt đầu được biết tới trong lĩnh vực hóa chất của Liên Xô.
Điểm tạo ra sự khác biệt giữa Vladimir Makhlai với những kỹ sư hóa chất khác là ông vừa có tài trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học vừa có khả năng quản lý và hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách chính xác. Và những thành công lớn mà Gubakhinsky Chemical Plant thu được từ các sản phẩm hóa chất mới đã chứng minh điều này.
Với những thành công tại Gubakhinsky Chemical Plant, năm 1985, Vladimir Makhlai chuyển sang đảm nhiệm chức giám đốc của Togliatti Nitrogen Plant tại thành phố Togliatti. Đây là doanh nghiệp do chính phủ Liên Xô và Mỹ hợp tác, thành lập từ năm 1979 để sản xuất khí gas phục vụ cho chương trình phát triển các chất hóa học Amoniac.
Khi tiếp quản Togliatti Nitrogen Plant, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tương đối ổn định và Vladimir Makhlai chủ yếu tập trung vào phát triển dòng sản phẩm hóa chất thế mạnh Amoniac.
Tuy nhiên, toàn bộ nền kinh tế đất nước phải trải qua một cuộc khủng hoảng căn bản khi Nhà nước Liên Xô tan rã vào năm 1991. Hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh đồng loạt bị giải thể và doanh nghiệp Togliatti Nitrogen Plant do Vladimir Makhlai quản lý cũng phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Đứng trước tình huống ngàn cân treo sợi tóc đó, Vladimir Makhlai chủ động chuyển sang mô hình tư nhân hóa, cải tổ cơ cấu, chuyển đổi cách thức hoạt động, đồng thời đổi tên doanh nghiệp thành OAO Togliatti Azot.
Mặc dù chưa một lần làm việc trong lĩnh vực kinh tế tư nhân nhưng ngay trong giai đoạn đầu, Vladimir Makhlai đã nghiên cứu và kết hợp khéo léo phương pháp hoạt động cũ trước đây với mô hình kinh tế tư nhân nhằm đưa doanh nghiệp dần đi vào ổn định trong một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới mẻ.
Nhà cải cách điển hình
Trong cơn lốc của sự sụp đổ, hàng loạt các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ trước đây hầu hết đều bị giải thể, số doanh nghiệp sống sót cũng dần thoi thóp hoạt động do thiếu nguồn tài chính.
Quyết tâm vực dậy bằng được doanh nghiệp, Vladimir Makhlai tới gõ cửa các ngân hàng. Cuối cùng, những cố gắng của Vladimir Makhlai đã được đền đáp khi Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (Bank for Reconstruction and Development) đồng ý cho ông vay 40 triệu USD. Khoản tài chính này mặc dù không phải là lớn nhưng cũng đủ để Vladimir Makhlai không chỉ cứu sống mà hơn thế nữa là đưa OAO Togliatti Azot đi vào hoạt động ổn định.
Nhận xét về những nỗ lực của Vladimir Makhlai trong giai đoạn này, Phó chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp EBDR đã không quá lời khi nói “Vladimir Makhlai xứng đáng được tôn vinh chứ không phải chỉ dừng lại ở sự cảm phục của người Nga”.
Bước vào lĩnh vực kinh tế mở cửa đầy sức ép cạnh tranh, chủ trương của Vladimir Makhlai vẫn là duy trì các sản phẩm thế mạnh là khí gas. Tuy nhiên, kế hoạch của Vladimir Makhlai nhanh chóng bị phá sản do một số đối tác đã cắt hợp đồng khí gas và đẩy OAO Togliatti Azot vào tình trạng khó khăn.
Vladimir Makhlai, một lần nữa lại phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gần kề của nhân công. Bằng tầm nhìn của một “cựu binh” trong lĩnh vực hóa học, Vladimir Makhlai nghiên cứu và chuyển hướng sang sản xuất xà phòng với việc đầu tư 7 triệu USD mua dây chuyền công nghệ và xây dựng công xưởng.
Bên cạnh đó, Vladimir Makhlai vẫn tiếp tục chờ thời cơ để trở lại hoạt động sản xuất hóa chất quy mô lớn. Không lâu sau đó, cơ hội bắt đầu mở ra cho Vladimir Makhlai khi chính phủ Ukraina quyết định cắt giảm số đường ống dẫn amoniac qua biển Đen.
Điều này làm cho các nhà xuất khẩu amoniac ngoại quốc không còn duy trì được vị trí thống lĩnh trên thị trường hóa chất các nước thuộc Liên Xô cũ. Nắm lấy cơ hội ngàn năm có một, Vladimir Makhlai quyết định đầu tư xây dựng các đường ống dẫn Amoniac để chuyển sang khai thác thị trường đang bị bỏ ngỏ này.
Quyết tâm của Vladimir Makhlai lớn tới mức bất chấp sự thiếu tin tưởng của các ngân hàng khi không cho vay khoản tiền 150 triệu USD, ông đã không ngần ngại bán đi một số cơ sở và dồn hầu như toàn bộ vốn liếng vào thực hiện dự án. Thời gian này, nhờ xu thế phát triển mạnh của mặt hàng tiêu dùng sản xuất từ amoniac như phân bón, chất dẻo, sơn... chiến lược của Vladimir Makhlai đã thành công ngoài mong đợi.
Ngoài một đầu mối chính đặt tại Togliatti, ông còn tranh thủ mở thêm được một số chi nhánh sản xuất amoniac tại các tỉnh thành trong và ngoài nước.
Bước vào thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt; vì thế, năm 2005, Vladimir Makhlai quyết định ký hợp đồng liên kết với chi nhánh International Finance Corporation (IFC), một chi nhánh thuộc World Bank Group để chuyển OAO Togliatti Azot thành công ty cổ phần TogliattiAzot Joint Stock.
Theo nhận định của giám đốc phụ trách mảng khí gas, chất hóa học, dầu khí của TogliattiAzot thì “cổ phần hóa là cách tối ưu giúp công ty nâng cao lượng vốn dự trữ, tăng cường khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng sản xuất sang các loại sản phẩm giá trị cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cả thị trường trong và ngoài nước”. Còn theo chính lời của Vladimir Makhlai thì “mô hình cổ phần hóa còn tạo lợi thế quay vòng vốn của doanh nghiệp”.
Nhà tư bản giàu lòng nhân ái
Là một trong những doanh nghiệp cổ phần hoá đầu tiên ở Nga, dưới sự chèo lái tài tình của vị thuyền trưởng vĩ đại Vladimir Makhlai, tới thời điểm hiện tại, TogliattiAzot là một trong những nhà sản xuất hóa chất hàng đầu của Nga và thế giới với một nhà máy sản xuất axit carbon công suất 2 triệu tấn/năm và hai nhà máy sản xuất urê công suất 1 triệu tấn/năm.
Đặc biệt, với 7 nhà máy sản xuất amoniac đặt tại Togliatti, Samara, Nga, TogliattiAzot đạt công suất 2 triệu tấn/năm, đảm bảo cung cấp sản phẩm amoniac cho 7,6% thị trường toàn cầu. Bên cạnh các sản phẩm thế mạnh truyền thống, theo nhu cầu của thị trường, Vladimir Makhlai còn mở rộng TogliattiAzot sang sản xuất các loại gạch xây dựng, đồ gốm sứ, bảng nhựa, kính, đồ dùng gia dụng.
Song hành cùng những bước thăng trầm của lịch sử đất nước và vô số những khó khăn của TogliattiAzo, hơn ai hết, Vladimir Makhlai thấu hiểu những khó nhọc của người lao động. Do đó, mặc dù ông vẫn áp dụng cách trả lương cho công nhân theo kiểu Xô Viết cũ, nhưng mức lương luôn được ông nâng cao hơn 160 USD so với mức lương trung bình mà các doanh nghiệp khác vẫn áp dụng.
Cùng với đó, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, ông còn thường xuyên thưởng cho các lao động xuất sắc trong công ty bằng những món quà, tặng phẩm. Cách đây không lâu, Makhlai đã không ngần ngại bỏ tiền giành lại cổ phiếu cho công nhân khi một số ngân hàng đe dọa sẽ tìm cách mua hết cổ phần của họ. Sau sự kiện đó, Makhlai chính thức được tôn vinh là một nhà tư bản có tấm lòng nhân ái.