Vốn hóa thị trường chứng khoán tăng hơn 15 tỷ USD năm 2016
UPCoM trở thành hiện tượng khi giá trị vốn hóa tăng tới 418% lên 313.400 tỷ đồng trong năm 2016
Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016 (30/12), VN-Index vẫn giữ được sắc xanh, đạt 664 điểm, tăng 95 điểm so với đầu năm 2015, tương ứng tăng trưởng 15% trong năm qua. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,2% lên mức 80,12 điểm.
Tổng vốn hoá của thị trường niêm yết trong năm 2016 đạt hơn 1,64 triệu tỷ đồng (72 tỷ USD), tăng 345.000 tỷ đồng (26,6%), tương ứng tăng khoảng hơn 15 tỷ USD so với cuối năm 2015.
Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sàn HOSE khi vốn hoá tăng lên 344.800 tỷ đồng, tăng trưởng 30,1% đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. Vốn hoá của HNX tăng nhẹ lên mức 151.702 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu có vốn hóa mạnh nhất trên thị trường niêm yết cũng như tại sàn HOSE đạt 906.000 tỷ đồng, chiếm 55% tổng vốn hóa.
Dẫn đầu vốn hóa trên sàn HOSE cũng như toàn thị trường niêm yết là cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, với hơn 182.300 tỷ đồng. Tiếp sau đó là cổ phiếu VCB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với giá trị vốn hóa đạt 127.500 tỷ đồng.
Đặc biệt, cổ phiếu SAB vừa mới chào sàn nhưng đã vươn mình trở thành cổ phiếu có mức vốn hoá lớn thứ 3 trên sàn.
Trong khi đó, GAS đã mất vị trí "công thần" tụt dốc xuống vị trí số 4 với vốn hoá 116.000 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup kết thúc phiên giao dịch của năm 2016 với mức vốn hoá 110.780 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (mã ACB) là doanh nghiệp có mức vốn hoá cao nhất, giá trị thị trường của cổ phiếu ACB đạt 17.350 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Đá Thạch Anh (mã VCS) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam có vốn hoá lần lượt ở mức 7.700 tỷ đồng và 7.300 tỷ đồng.
Đáng chú ý, sản UPCoM năm qua có một năm đầy sôi động với các tân binh mới lên sàn. Hàng loạt doanh nghiệp lớn của Nhà nước sau khi cổ phần hoá lên sàn đã khuấy động sự yên bình của UpCoM: Bia Hà Nội (BHN), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Mía đường Quảng Ngãi (QNS)…
Vốn hoá của UPCoM tính đến hết ngày 30/12 đã tăng lên mức 313.400 tỷ đồng, tăng tới gần 420% so với đầu năm 2016. Trong đó, ACV là cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất sàn, đạt 105.800 tỷ đồng, BHN đứng thứ hai với 76.700 tỷ đồng.
Tổng vốn hoá của thị trường niêm yết trong năm 2016 đạt hơn 1,64 triệu tỷ đồng (72 tỷ USD), tăng 345.000 tỷ đồng (26,6%), tương ứng tăng khoảng hơn 15 tỷ USD so với cuối năm 2015.
Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sàn HOSE khi vốn hoá tăng lên 344.800 tỷ đồng, tăng trưởng 30,1% đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. Vốn hoá của HNX tăng nhẹ lên mức 151.702 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu có vốn hóa mạnh nhất trên thị trường niêm yết cũng như tại sàn HOSE đạt 906.000 tỷ đồng, chiếm 55% tổng vốn hóa.
Dẫn đầu vốn hóa trên sàn HOSE cũng như toàn thị trường niêm yết là cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, với hơn 182.300 tỷ đồng. Tiếp sau đó là cổ phiếu VCB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với giá trị vốn hóa đạt 127.500 tỷ đồng.
Đặc biệt, cổ phiếu SAB vừa mới chào sàn nhưng đã vươn mình trở thành cổ phiếu có mức vốn hoá lớn thứ 3 trên sàn.
Trong khi đó, GAS đã mất vị trí "công thần" tụt dốc xuống vị trí số 4 với vốn hoá 116.000 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup kết thúc phiên giao dịch của năm 2016 với mức vốn hoá 110.780 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (mã ACB) là doanh nghiệp có mức vốn hoá cao nhất, giá trị thị trường của cổ phiếu ACB đạt 17.350 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Đá Thạch Anh (mã VCS) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam có vốn hoá lần lượt ở mức 7.700 tỷ đồng và 7.300 tỷ đồng.
Đáng chú ý, sản UPCoM năm qua có một năm đầy sôi động với các tân binh mới lên sàn. Hàng loạt doanh nghiệp lớn của Nhà nước sau khi cổ phần hoá lên sàn đã khuấy động sự yên bình của UpCoM: Bia Hà Nội (BHN), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Mía đường Quảng Ngãi (QNS)…
Vốn hoá của UPCoM tính đến hết ngày 30/12 đã tăng lên mức 313.400 tỷ đồng, tăng tới gần 420% so với đầu năm 2016. Trong đó, ACV là cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất sàn, đạt 105.800 tỷ đồng, BHN đứng thứ hai với 76.700 tỷ đồng.