Hàng loạt dự báo lạc quan về chứng khoán Việt Nam 2017
Lợi nhuận của các công ty thuộc VN-Index được dự báo tăng trưởng 23% trong 12 tháng tới
Đây là “thời điểm tuyệt vời” để đầu tư vào Việt Nam, bởi Chính phủ đã và đang đẩy nhanh tiến trình thoái vốn khỏi các công ty lớn, hãng tin Bloomberg trích lời ông Andy Ho, Giám đốc đầu tư của VinaCapital.
Theo nhà quản lý quỹ này, kế hoạch của Chính phủ Việt Nam về bán cổ phần tại các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) trong năm tới được xem là một bước đi “đầy khích lệ” đối với các nhà đầu tư.
“Có những công ty thực sự tốt mà Chính phủ hiện đang cho phép các doanh nghiệp nước ngoài, như các nhà đầu tư tổ chức giống chúng tôi, rót vốn vào đó”, ông Ho nói.
Trong khi đó, theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch công ty quản lý quỹ Dragon Capital, có trụ sở tại Tp.HCM, thị trường chứng khoán Việt Nam “còn dư địa để tăng”.
Ông nói, “chúng tôi dự báo mức tăng trưởng ròng lợi nhuận đạt 19% trong năm tới”, nhờ nền kinh tế tăng trưởng và lạm phát giữ ổn định.
Hệ số giá/thu nhập (P/E) của chỉ số VN-Index hiện ở mức 15,9 lần, so với mức 14,7 lần của chỉ số MSCI Đông Nam Á.
Mức tăng 15,9% của VN-Index từ đầu năm đến nay cũng vượt mức tăng của chỉ số MSCI Frontier Markets Index dành cho các thị trường sơ khai và chỉ số MSCI Đông Nam Á.
Theo ông AttilaVajda, Giám đốc điều hành công ty Project Asia Research and Consulting Pte, có trụ sở tại Tp.HCM, mức tăng điểm khả quan của chứng khoán Việt Nam năm nay có được “là nhờ môi trường kinh tế vĩ mô tích cực và sự ổn định chính trị, trong khi phần còn lại của khu vực trải qua những thay đổi về chính trị và điều kiện kinh tế khó khăn hơn”.
Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền trong năm nay, khiến giới đầu tư hoang mang vì những phát ngôn chỉ trích Mỹ và một cuộc chiến chống ma túy đẫm máu.
Trong khi đó, Thái Lan đã trải qua nhiều cuộc biểu tình lớn và các phiên tòa xét xử tham nhũng kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2014.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2016, nhờ hưởng lợi từ sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng đã giúp đưa chỉ số VN-Index lên mức cao nhất trong 4 năm, là 688,89 điểm vào hôm 19/10/2016.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2017, và nếu đạt được đây sẽ là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2007.
Lợi nhuận của các công ty thuộc VN-Index được dự báo tăng trưởng 23% trong 12 tháng tới, theo dữ liệu của Bloomberg.
Tuy nhiên, theo ông Andy Ho, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đối mặt với “trở ngại về thanh khoản”. Ông Ho đề xuất Chính phủ Việt Nam nới hạn chế trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu ngân hàng như một cách để tăng thanh khoản cho thị trường.
Năm ngoái, Việt Nam đã cho phép một số ngành nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, từ mức 49% trước đó, nhưng trần sở hữu đối với nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực ngân hàng vẫn giữ ở 30%.
Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tại sàn Tp.HCM đạt 109 triệu USD trong năm nay, so với mức 768 triệu USD của thị trường Singapore, theo dữ liệu của Bloomberg.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã huy động được khoảng 500 triệu USD từ việc bán 5,4% cổ phần của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong đợt bán cổ phần được chờ đợi từ lâu diễn ra vào ngày 12/12.
Ngoài cổ phần hóa, Chính phủ Việt Nam còn thúc đẩy các công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên “hấp dẫn hơn”, theo ông Vajda.
Trong thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón thêm những doanh nghiệp lớn niêm yết, như hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)…
Hồi tháng 11, Vietnam Airlines cho biết sẽ bắt đầu niêm yết trên sàn UPCoM trước ngày 31/12, còn Vinatex dự định sẽ niêm yết 500 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM vào tuần đầu tiên của tháng 1/2017.
“Một số cổ phiếu niêm yết mới sẽ thu hút đủ sự hưng phấn để đưa chỉ số [VN-Index] tăng trưởng vừa phải, nếu không có một cú sốc giao dịch nào từ bên ngoài do các chính sách bảo hộ thương mại từ Mỹ”, ông Vajda nói.
Theo nhà quản lý quỹ này, kế hoạch của Chính phủ Việt Nam về bán cổ phần tại các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) trong năm tới được xem là một bước đi “đầy khích lệ” đối với các nhà đầu tư.
“Có những công ty thực sự tốt mà Chính phủ hiện đang cho phép các doanh nghiệp nước ngoài, như các nhà đầu tư tổ chức giống chúng tôi, rót vốn vào đó”, ông Ho nói.
Trong khi đó, theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch công ty quản lý quỹ Dragon Capital, có trụ sở tại Tp.HCM, thị trường chứng khoán Việt Nam “còn dư địa để tăng”.
Ông nói, “chúng tôi dự báo mức tăng trưởng ròng lợi nhuận đạt 19% trong năm tới”, nhờ nền kinh tế tăng trưởng và lạm phát giữ ổn định.
Hệ số giá/thu nhập (P/E) của chỉ số VN-Index hiện ở mức 15,9 lần, so với mức 14,7 lần của chỉ số MSCI Đông Nam Á.
Mức tăng 15,9% của VN-Index từ đầu năm đến nay cũng vượt mức tăng của chỉ số MSCI Frontier Markets Index dành cho các thị trường sơ khai và chỉ số MSCI Đông Nam Á.
Theo ông AttilaVajda, Giám đốc điều hành công ty Project Asia Research and Consulting Pte, có trụ sở tại Tp.HCM, mức tăng điểm khả quan của chứng khoán Việt Nam năm nay có được “là nhờ môi trường kinh tế vĩ mô tích cực và sự ổn định chính trị, trong khi phần còn lại của khu vực trải qua những thay đổi về chính trị và điều kiện kinh tế khó khăn hơn”.
Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền trong năm nay, khiến giới đầu tư hoang mang vì những phát ngôn chỉ trích Mỹ và một cuộc chiến chống ma túy đẫm máu.
Trong khi đó, Thái Lan đã trải qua nhiều cuộc biểu tình lớn và các phiên tòa xét xử tham nhũng kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2014.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2016, nhờ hưởng lợi từ sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng đã giúp đưa chỉ số VN-Index lên mức cao nhất trong 4 năm, là 688,89 điểm vào hôm 19/10/2016.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2017, và nếu đạt được đây sẽ là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2007.
Lợi nhuận của các công ty thuộc VN-Index được dự báo tăng trưởng 23% trong 12 tháng tới, theo dữ liệu của Bloomberg.
Tuy nhiên, theo ông Andy Ho, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đối mặt với “trở ngại về thanh khoản”. Ông Ho đề xuất Chính phủ Việt Nam nới hạn chế trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu ngân hàng như một cách để tăng thanh khoản cho thị trường.
Năm ngoái, Việt Nam đã cho phép một số ngành nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, từ mức 49% trước đó, nhưng trần sở hữu đối với nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực ngân hàng vẫn giữ ở 30%.
Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tại sàn Tp.HCM đạt 109 triệu USD trong năm nay, so với mức 768 triệu USD của thị trường Singapore, theo dữ liệu của Bloomberg.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã huy động được khoảng 500 triệu USD từ việc bán 5,4% cổ phần của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong đợt bán cổ phần được chờ đợi từ lâu diễn ra vào ngày 12/12.
Ngoài cổ phần hóa, Chính phủ Việt Nam còn thúc đẩy các công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên “hấp dẫn hơn”, theo ông Vajda.
Trong thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón thêm những doanh nghiệp lớn niêm yết, như hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)…
Hồi tháng 11, Vietnam Airlines cho biết sẽ bắt đầu niêm yết trên sàn UPCoM trước ngày 31/12, còn Vinatex dự định sẽ niêm yết 500 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM vào tuần đầu tiên của tháng 1/2017.
“Một số cổ phiếu niêm yết mới sẽ thu hút đủ sự hưng phấn để đưa chỉ số [VN-Index] tăng trưởng vừa phải, nếu không có một cú sốc giao dịch nào từ bên ngoài do các chính sách bảo hộ thương mại từ Mỹ”, ông Vajda nói.