Whey protein không thực sự giúp phục hồi cơ bắp?
Nếu bạn tìm đến một cốc whey protein sau một buổi tập tạ nặng tại phòng tập thể dục,nó có thể không thực sự giúp phục hồi cơ bắp như bạn nghĩ.
Nếu bạn là người mới tập gym, chơi thể thao nhiều để mong có một vóc dáng 6 múi, cơ bắp cuồn cuộn thì chắc hẳn sẽ có nhiều người khuyên bạn nên uống whey protein. Whey protein là một loạt thực phẩm được làm từ quá trình chuyển hóa sữa thành phô mai. Ở dạng cô đặc whey protein là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất so với những loại thực phẩm thông thường khác. Chúng là nguồn bổ sung các amino acid tốt nhất để duy trì và phát triển cơ bắp cho gymer.Whey protein là 1 trong hai thành phần cấu tạo trong sữa và chúng chiếm khoảng 20% lượng protein trong sữa còn là casein. Khi vào trong cơ thể chúng được hấp thu và chuyển hóa một cách nhanh chóng từ đó bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Từ xưa đến nay, những người tập thể hình đều cho rằng whey Protein giúp người tập gym nạp thêm vào cơ thể nhiều protein hơn để cung cấp năng lượng ngoài chế độ ăn thông thường. Chúng giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để xây dựng và phát triển cơ bắp, đồng thời giúp làm giảm đau nhức, tăng tốc độ phục hồi và giúp sửa chữa các cơ bị rách trong quá trình tập tạ... Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Đại học Lincoln (Anh) cho thấy, việc uống whey protein sẽ không thực sự hiệu quả cho việc tái tạo và đẩy mạnh phục hồi cơ bắp.Tham gia vào nghiên cứu của Đại học Lincoln có tổng cộng 30 nam thanh niên từ 20 – 30 tuổi với ít nhất một năm tập tạ. Sau đó, họ được chia thành 3 nhóm nhỏ với mỗi nhóm được chỉ định uống một loại thức uống là nước giàu carbohydrate, sữa và bột whey sau khi tập luyện.Sau khi tập luyện, những người tham gia sẽ được kiểm tra lại và yêu cầu đánh giá mức độ đau nhức cơ bắp của họ theo thang điểm từ 0 (không đau nhức) đến 200 (tình trạng đau nhức tồi tệ nhất có thể). Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu những người tham gia hoàn thành một loạt các bài đánh giá sức khỏe như ném bóng tạ khi ngồi, nhảy cao từ tư thế ngồi xổm.
Khi bắt đầu nghiên cứu, đa phần những người tham gia đều đánh giá mức độ đau nhức cơ bắp trong khoảng từ 19 đến 26, một số thấp hơn. Sau đó, họ sẽ đánh giá lại trong vòng 24 và 48 giờ sau buổi tập tạ. Tất cả những người tham gia đánh giá mức độ đau trên 90, mức khá cao. Bên cạnh đó, những người tham gia đều cho thấy sự giảm sức mạnh và chức năng cơ bắp trong các bài đánh giá sức khỏe.Tuy nhiên, không có sự khác biệt về đáp ứng phục hồi và đau nhức giữa ba nhóm nghiên cứu. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng không có lợi ích bổ sung nào trong việc sử dụng whey protein hoặc đồ uống vì mục đích phục hồi cơ bắp.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Thomas Gee cho biết: "Mặc dù protein và carbohydrate rất cần thiết sau khi tập luyện nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc bổ sung protein ngay sau khi tập luyện không ảnh hưởng quá nhiều đến phản ứng phục hồi hoặc giảm đau cơ. Vì vậy, chúng tôi đặt ra giả thuyết về việc chính chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới việc phục hồi".Những kết quả này có vẻ khác hoàn toàn so với các nghiên cứu và các kiến thức về whey protein trước đây. Nghiên cứu trước đây của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ cho thấy protein có thể làm giảm đau nhức, tăng tốc độ phục hồi và giúp làm lành các cơ bị rách trong quá trình tập tạ. Thêm vào đó, có nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc bổ sung protein sẽ giúp tăng cường đáng kể sức mạnh và kích thước cơ bắp trong quá trình luyện tập.
Giáo sư Melissa Morris của trường đại học Tampa (Florida, Mỹ) nhận định: "Việc phục hồi cơ bắp không chỉ bằng bổ sung protein mà còn phải xem xét nhiều yếu tố khác như chế độ luyện tập, nghỉ ngơi, dinh dưỡng tổng thể... Trên hết, nó sẽ phụ thuộc vào tổng số lượng và chất lượng protein bạn ăn trong ngày, thay vì lượng protein bạn nạp vào trong một mốc thời gian cụ thể".
(Theo Healthline)