Xả cực mạnh, tự doanh tranh thủ bắt đáy tiếp, cá nhân bán ròng
Khối Tự doanh tiếp tục mua ròng 626,7 tỷ đồng hôm nay, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 515,4 tỷ đồng. Trong khi đó nhà đầu tư cá nhân bán ròng tổng cộng 448 tỷ đồng...
Thị trường rồi cũng đã có một phiên điều chỉnh được cho là cần thiết sau chuỗi ngày tăng vượt đỉnh với nhiều cổ phiếu mang lại mức sinh lời cao. VN-Index suốt phiên sáng vẫn duy trì đà tăng tốt, tuy nhiên sau 2g chiều lực xả ồ ạt trên diện rộng lực kéo ở một số trụ cũng không còn hiệu nghiệm nữa, chỉ số chính thức rớt 5,34 điểm về vùng giá 1.217 điểm.
Lực bán ồ ạt đưa thanh khoản tiếp tục lập mức kỷ lục mới trong vòng một năm trở lại với 32.400 tỷ đồng khớp trên ba sàn. Khối ngoại nay bán ròng 192 tỷ đồng chủ yếu xả VIC, HPG, VHM và CTD.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1456.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 419.5 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng, Hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: PNJ, DCM, HSG, MSN, VPB, FUEVFVND, HDB, DPM, SHB, VJC.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VIC, HPG, VHM, CTD, VCB, SSI, PVT, EIB, DGC.
Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 448.0 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 172.2 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VIC, CTD, HPG, VHM, KBC, EIB, PVT, VCB, GEX, DBC.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Hóa chất. Top bán ròng có: STB, VPB, VNM, DCM, MSN, ACB, HSG, FPT, HDB
Tự doanh ngược chiều tiếp tục ròng 626,7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 515,4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 15/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm E1VFVN30, STB, VPB, NLG, VHM, SSI, HPG, POW, FPT, TCB.
Top bán ròng là nhóm Truyền thông. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FUEVFVND, CTG, EIB, SHP, NKG, CHP, DPR, PHC, CKG, DXG.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 100,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 76,3 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng. Top bán ròng có PNJ, E1VFVN30, FUEVFVND, CTG, HAH, PVT, EIB, SBT, REE, TPB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có VNM, ACB, STB, DGC, VCG, SSB, NLG, VHM, PTB, HPG.
Giao dịch thỏa thuận chủ yếu của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Top giao dịch thỏa thuận trong phiên là MSB, SHB, HDB, VIC, ACB trong đó nhà đầu tư Tổ chức trong nước giao dịch liên quan đến ACB nhóm nhà đầu tư nước ngoài giao dịch liên quan đến MSB. Ngoài ra nước ngoài có giao dịch VPB, E1VFVN30, REE, VND, PNJ.
Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 18,24% tăng từ mức 11,64% phiên trước, chỉ số ngành tăng 0,37%, cho thấy dòng tiền tiếp tục tăng vào nhóm này sau khi chạm xuống mức thấp nhất 10 phiên ngày 28/7/2023 là 13,05%.
Top cổ phiếu giao dịch sôi động nhất phiên ngày hôm nay là STB, VPB, CTG, EIB, ACB, TCB, MSB, TPB, MBB, SHB trong đó 4/10 mã tăng điểm, 4 mã giảm cho thấy nhóm này tiếp tục có sự phân hóa tuy nhiên chỉ số chung vẫn tăng điểm. Đáng chú ý MSB, BID nằm trong nhóm vượt đỉnh 3 tháng với khối lượng giao dịch mạnh.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Ngân hàng tăng trong ngày hôm nay, tiến sát mức cao nhất trong vòng 12 tháng cho thấy dòng tiền vào nhóm này ròng và đang ở mức cao.
Chỉ số FMI-Rel của nhóm Ngân hàng tăng trong ngày hôm nay nhưng ở mức trung bình năm cho thấy nhóm này giao dịch sôi động hơn thị trường chung nhưng còn nhiều room để tăng tỉ trọng giá trị giao dịch so với toàn thị trường.
Nhóm cổ phiếu ngành Bất động sản ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 24,35%, ở mức trung bình 10 phiên gần nhất, chỉ số ngành tăng nhẹ 0,32%, một phần do ảnh hưởng tăng mạnh của VIC, một phần lực chốt lời không quá mạnh (tỉ trọng giá trị giao dịch giảm).
Các cổ phiếu giao dịch mạnh nhất là NVL, VIC, DIG, IDC, DXG, VHM, KBC, PDR, HDC, VRE trong đó 3/10 mã tăng điểm, 7 mã giảm, cho thấy có lực bán chốt lời nhóm này.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Bất động sản tăng MẠNH lên mức cao mới trong vòng 1 năm, cho thấy dòng tiền vào nhóm này ròng và đã tăng cao.
Chỉ số FMI-Rel của nhóm Bất động sản giảm trong ngày hôm nay nhưng vẫn đang ở vùng cao nhất của 1 năm cho thấy lực bán của nhóm này thấp hơn so với thị trường chung nhưng nhóm này vẫn đang giao dịch sôi động.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 tăng nhẹ lên 38,95% trên HOSE. Chỉ số VN30 giảm 0,7%. Dòng tiền tập trung vào cổ phiếu STB, NVL, HPG, VIC, VPB, SSI, VNM, CTG, VHM, MWG trong đó 7/10 mã giảm điểm cho thấy có áp lực bán ra ở nhóm này.
Đáng ghi nhận VIC tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, tạo đỉnh mới 6 tháng và CTG tăng sau và được nước ngoài mua ròng phiên thứ 2 liên tiếp, cắt đứt chuỗi bán ròng liên tục trước đó. Tính từ đầu năm VIC tăng 9,48%, CTG tăng 11,56%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của VNINDEX là 20,9%.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID giảm nhẹ xuống 45,78% chỉ số VNMID giảm 0,79%. Dòng tiền tập trung vào cổ phiếu GEX, VND, DIG, VCG, DGC, DXG, VIX, KBC, CII, EIB trong đó 6/10 mã giảm điểm cho thấy có lực bán chốt lời ở nhóm này. Đáng chú ý VCG đi ngược thị trường tăng trần sau khi thị trường lan truyền tin đồn liên quan đến “trúng thầu” xây dựng sân bay Long Thành
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa nhỏ VNSML tăng nhẹ lên 11,53% Chỉ số VNSML giảm 1,38%. Dòng tiền tập trung vào cổ phiếu LCG, KSB, DPG, HAH, BAF, IJC, KHG, TTF, HQC, FCN trong đó 7/10 mã giảm điểm cho thấy có lực chốt lời ở nhóm này.