Xăng, dầu đồng loạt xuống giá
Đồng USD tăng giá, chứng khoán Mỹ trượt dốc và sức khỏe của kinh tế toàn cầu, đã khiến giá xăng dầu tiếp tục suy giảm trong ngày 6/9
Đồng USD tăng giá, chứng khoán Mỹ trượt dốc và những lo lắng về tình trạng sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, đã khiến giới đầu cơ tin rằng triển vọng tiêu thụ vàng đen thời gian tới sẽ còn suy giảm, từ đó khiến giá các mặt hàng này đi xuống trong phiên giao dịch đêm qua (6/9).
Cụ thể, chốt phiên New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10/2011 giảm 43 xu Mỹ, tương ứng 0,5%, xuống 86,02 USD/thùng. Phiên giao dịch cuối tuần trước, dầu hợp đồng loại này đã giảm 2,8%, sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết nước này không tạo được thêm việc làm mới nào trong tháng 8.
Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 8 vừa qua số người thất nghiệp duy trì ở mức 14 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 9,1%.
Đóng cửa trước đó, tại châu Á, giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch kỳ hạn cũng đã lùi xuống dưới mức 85 USD/thùng, do nỗi lo về khủng hoảng nợ công tại châu Âu một lần nữa được đẩy lên cao, cùng với đó là thông tin yếu kém về tăng trưởng của ngành dịch vụ tại Trung Quốc.
Tâm trạng lo lắng của giới đầu tư về khả năng suy thoái toàn cầu lặp lại đã khiến giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10 tới giảm 2,53 USD so với phiên trước xuống 83,92 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 49 xu còn 110,57 USD/thùng trong phiên sáng cùng ngày trên sàn Singapore.
"Giới đầu tư đang thực sự lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu", Bill O'Neill, chuyên gia thuộc hãng tư vấn Logic ở New Jersey nhận xét. Những lo lắng đó, theo ông, bao gồm động thái tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu, sự tồn tại của đồng Euro và tình hình chính trị ở Đức.
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ trượt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư tin rằng, tình hình nợ công châu Âu khó bề giải quyết và những đồn đoán về khả năng tan vỡ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Điều này đã góp phần kéo lui giá xăng, dầu.
Triển vọng giá dầu cũng chịu tác động mạnh từ động thái can thiệp bảo vệ đồng nội tệ trước Euro của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ và việc đồng USD tăng giá. Hôm qua, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ quan trọng khác, tăng từ mức 75,69 điểm hôm 5/9 lên 75,99 điểm.
Tuy nhiên, mối quan ngại của nhà đầu cơ được xoa dịu khi thị trường có khả năng chịu sức ép nguồn cung từ các mỏ ở Vịnh Mexico trước ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Lee. Cơn bão này đã gây ra mưa xối xả ở Louisiana hôm Chủ nhật vừa qua và buộc công nhân tại các giàn khoan ở đây phải đi sơ tán.
Các quan chức Chính phủ Mỹ tính toán rằng, khoảng 60% sản lượng dầu hiện tại ở Vịnh Mexico sẽ bị ngưng lại, do ảnh hưởng của bão Lee. Mặc dù đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng cơn bão này vẫn gây thiệt hại đáng kể ở miền đông nam nước Mỹ.
Theo hãng nghiên cứu FactSet, mức giảm sâu nhất trong ngày hôm qua của giá dầu thô tương lai là 83,20 USD/thùng. Thị trường hồi phục vài nhịp sau khi chỉ số khu vực dịch vụ của Mỹ trong tháng 8 tăng lên 53,3%. Tuy nhiên, thị trường chốt phiên đi xuống.
Diễn biến cùng chiều với giá dầu thô, mặt hàng xăng hợp đồng tháng 10 cũng giảm 2 xu Mỹ, tương ứng 0,6%, xuống 2,82 USD/gallon. Trong khi, giá dầu sưởi giao cùng thời điểm tăng 1 xu, tương ứng 0,4%, lên 3,01 USD/gallon.
Cụ thể, chốt phiên New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10/2011 giảm 43 xu Mỹ, tương ứng 0,5%, xuống 86,02 USD/thùng. Phiên giao dịch cuối tuần trước, dầu hợp đồng loại này đã giảm 2,8%, sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết nước này không tạo được thêm việc làm mới nào trong tháng 8.
Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 8 vừa qua số người thất nghiệp duy trì ở mức 14 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 9,1%.
Đóng cửa trước đó, tại châu Á, giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch kỳ hạn cũng đã lùi xuống dưới mức 85 USD/thùng, do nỗi lo về khủng hoảng nợ công tại châu Âu một lần nữa được đẩy lên cao, cùng với đó là thông tin yếu kém về tăng trưởng của ngành dịch vụ tại Trung Quốc.
Tâm trạng lo lắng của giới đầu tư về khả năng suy thoái toàn cầu lặp lại đã khiến giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10 tới giảm 2,53 USD so với phiên trước xuống 83,92 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 49 xu còn 110,57 USD/thùng trong phiên sáng cùng ngày trên sàn Singapore.
"Giới đầu tư đang thực sự lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu", Bill O'Neill, chuyên gia thuộc hãng tư vấn Logic ở New Jersey nhận xét. Những lo lắng đó, theo ông, bao gồm động thái tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu, sự tồn tại của đồng Euro và tình hình chính trị ở Đức.
Hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ trượt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư tin rằng, tình hình nợ công châu Âu khó bề giải quyết và những đồn đoán về khả năng tan vỡ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Điều này đã góp phần kéo lui giá xăng, dầu.
Triển vọng giá dầu cũng chịu tác động mạnh từ động thái can thiệp bảo vệ đồng nội tệ trước Euro của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ và việc đồng USD tăng giá. Hôm qua, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ quan trọng khác, tăng từ mức 75,69 điểm hôm 5/9 lên 75,99 điểm.
Tuy nhiên, mối quan ngại của nhà đầu cơ được xoa dịu khi thị trường có khả năng chịu sức ép nguồn cung từ các mỏ ở Vịnh Mexico trước ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Lee. Cơn bão này đã gây ra mưa xối xả ở Louisiana hôm Chủ nhật vừa qua và buộc công nhân tại các giàn khoan ở đây phải đi sơ tán.
Các quan chức Chính phủ Mỹ tính toán rằng, khoảng 60% sản lượng dầu hiện tại ở Vịnh Mexico sẽ bị ngưng lại, do ảnh hưởng của bão Lee. Mặc dù đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng cơn bão này vẫn gây thiệt hại đáng kể ở miền đông nam nước Mỹ.
Theo hãng nghiên cứu FactSet, mức giảm sâu nhất trong ngày hôm qua của giá dầu thô tương lai là 83,20 USD/thùng. Thị trường hồi phục vài nhịp sau khi chỉ số khu vực dịch vụ của Mỹ trong tháng 8 tăng lên 53,3%. Tuy nhiên, thị trường chốt phiên đi xuống.
Diễn biến cùng chiều với giá dầu thô, mặt hàng xăng hợp đồng tháng 10 cũng giảm 2 xu Mỹ, tương ứng 0,6%, xuống 2,82 USD/gallon. Trong khi, giá dầu sưởi giao cùng thời điểm tăng 1 xu, tương ứng 0,4%, lên 3,01 USD/gallon.