Xuất hàng vào EU: Cơ hội không thiếu nhưng cần chiến lược
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt gần 7 tỷ USD nhưng vẫn bị xếp vào nhóm khu vực xuất khẩu ít nhất vào thị trường này
Đưa hàng hoá thâm nhập thị trường Liên minh châu Âu (EU) là tham vọng của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và nhà xuất khẩu trên thế giới.
EU là khối thương mại chung lớn nhất thế giới gồm có 27 quốc gia, hoạt động giao thương buôn bán giữa các nước liên thông với nhau. Vì vậy, hàng hoá một khi thâm nhập vào được một thị trường bất kì nào trong khối sẽ dễ dàng tiếp cận được với các thị trường còn lại.
Như thông tin từ Vụ châu Âu, hàng năm, tổng giá trị giao dịch của thị trường EU đạt ở mức 8.000 tỷ Euro, trong đó lượng hàng hoá phải nhập khẩu mỗi năm luôn chiếm đến 10% tổng giá trị của thị trường tương ứng với khoản 800 tỷ Euro.
Cơ hội xuất khẩu sang EU không thiếu
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào các nước EU không ngừng tăng lên. Năm 2006 vừa qua, kết quả hoạt động giao thương 2 chiều của Việt Nam và các nước EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần so với thời gian năm 1999, trong đó tổng giá trị hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang các nước khu vực này chiếm 6,9 tỷ USD. Với đà tăng trưởng này cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO thì các hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hoá sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.
Theo ý kiến của ông Wybren Bouwes, chuyên gia của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt được gần 7 tỷ USD nhưng vẫn còn bị xếp vào nhóm khu vực có lượng hàng hoá xuất khẩu ít nhất vào thị trường này.
Hiện nay, Mỹ, Canada, Nhật Bản là những nước có lượng hàng hoá mà thị trường EU nhập khẩu nhiều nhất chiếm 34%, tiếp đến là các nước công nghiệp khác 21%, các nước được xem là những con rồng của châu Á như Hồng Kông, Singapore chiếm 12%, các nước ASEAN và vùng Caribbean (Việt Nam nằm trong nhóm này) chỉ chiếm có 3% trong tổng sản lượng hàng hoá xuất khẩu vào EU.
Trong khi đó, dựa vào một số đặc điểm về xã hội, con người ở các nước EU mà có thể khẳng định rằng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của thị trường EU còn rất lớn. Các nước trong khối Liên minh châu Âu hiện có tổng hơn 480 triệu dân. Những nước này được đánh giá là những nước giàu có nhất thế giới. Thu nhập của người dân châu Âu rất cao vì thế nhu cầu tiêu dùng cũng rất cao. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội để bán hàng hoá vào thị trường khu vực này. Đồng thời so với các khu vực khác, giá cả hàng hoá tại thị trường EU cũng rất đắt đỏ nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào được thị trường này sẽ có nhiều cơ hội bán được giá cao.
Dự báo năm 2007, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU sẽ tăng lên khoảng 8,3 tỷ USD, tăng 22% so với 2006. Các mặt hàng được đánh giá là có khả năng tăng mạnh là dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm nhựa...
Xây dựng quan hệ hợp tác nghiêm túc và lâu dài
Xác định làm ăn lâu dài đưa hàng hoá vào thị trường châu Âu ngoài việc phải tuân thủ các quy định thương mại chung của khu vực này đưa ra. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tìm hiểu nền văn hoá và thói quen kinh doanh của con người nơi đây. Trong quan hệ làm ăn, người châu Âu rất xem trọng chữ tín. Vì vậy, lời khuyên của chuyên gia xuất khẩu của CBI cho các doanh nghiệp Việt Nam là “hãy làm bằng được những gì mình đã hứa”.
Đừng nghĩ rằng, chỉ cần đảm bảo chất lượng cho một vài đơn hàng đầu tiên là có được khách hàng rồi sau đó chất lượng hàng hoá kém đi một tí cũng được. Nếu các doanh nghiệp thật sự muốn làm ăn tại thị trường EU thì phải đảm bảo hàng hoá luôn đạt được những tiêu chuẩn như đã thoả thuận ban đầu. Qua chất lượng của hàng hóa sẽ thể hiện được lòng thiện chí và sự nghiêm túc của doanh nghiệp vì người châu Âu rất thích những mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Trong kinh doanh người châu Âu không muốn thay đổi đối tác thường xuyên bởi như vậy phải tốn nhiều thời gian, công sức để đàm phán, thoả thuận. Không những thế, họ còn không muốn phải làm việc với quá nhiều đối tác khác nhau, xu hướng tìm kiếm chỉ 1 người nhưng có thể cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, việc các doanh nghiệp có dự định xuất khẩu vào thị trường EU liên kết để thành lập ra 1 tổ chức hoạt động chung.
Hàng hoá phải có những ưu thế vượt trội
Một điều quan trọng nữa là, muốn thâm nhập vào được thị trường này doanh nghiệp phải chịu “chi”. Việc làm đầu tiên là đầu tư cải tiến hệ thống sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hệ thống quản lý, tiếp đó là việc nghiên cứu thị trường. Các nhà xuất khẩu phải đi đến tận nơi để thấy tận mắt, thiết lập mối quan hệ, không thể ngồi nhà cứ tưởng tượng mà có được thành công.
Bên cạnh đó, nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nội địa không vững mạnh thì những doanh nghiệp ấy không nên nghĩ đến việc xuất khẩu hàng hoá vào châu Âu. Do không có đủ nguồn “lực” để nuôi sống doanh nghiệp trước những chi phí cho các hoạt động xúc tiến thâm nhập thị trường mới quá tốn kém.
Vì thế, doanh nghiệp phải “biết mình biết người” thì mới mong thắng lợi. Một sản phẩm thành công trên thị trường có nghĩa là sản phẩm ấy đã bắt được nhịp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc về tính năng của sản phẩm sao cho phù hợp với sở thích, gu tiêu dùng của người châu Âu.
Cuộc sống hàng ngày tại châu Âu rất vội vã. Ngày nay, phụ nữ châu Âu đều đi làm ở bên ngoài. Mọi người trong gia đình lại không sống chung với nhau, hình thành kiểu gia đình quy mô nhỏ ít thành viên. Vì quá bận rộn, người tiêu dùng ở đây rất chuộng những sản phẩm chế biến sẵn do đó họ rất quan tâm đến mùi vị, chất lượng sản phẩm, độ an toàn vệ sinh. Do đó, hàng hoá xuất khẩu vào thị trường EU cần đóng gói với trọng lượng nhỏ, gọn, sạch sẽ và tiện lợi.
EU là một thị trường rộng lớn nên mọi doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đều muốn tấn công khai phá thị trường này. Vì vậy ông Wybren Bouwes, chuyên gia của CBI đã nhận định là đến nay thị trường hàng hoá tại EU gần như bảo hoà, tình trạng hàng hoá luôn ở thế nguồn cung cao hơn cầu. 4 năm trở lại đây giá cả hàng hoá đã giảm xuống thấp hơn so với thời gian trước kia.
Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn xâm nhập vào thị trường khu vực EU sẽ phải chuẩn bị tâm lí để đối mặt với những cạnh tranh gay gắt. Đòi hỏi hàng hoá phải có điểm khác biệt vượt trội. Tuy nhiên, nói vậy nhưng không phải là không có cơ hội. Cơ hội còn rất nhiều nhưng thành công hay thất bại đều do bản thân các doanh nghiệp quyết định.
EU là khối thương mại chung lớn nhất thế giới gồm có 27 quốc gia, hoạt động giao thương buôn bán giữa các nước liên thông với nhau. Vì vậy, hàng hoá một khi thâm nhập vào được một thị trường bất kì nào trong khối sẽ dễ dàng tiếp cận được với các thị trường còn lại.
Như thông tin từ Vụ châu Âu, hàng năm, tổng giá trị giao dịch của thị trường EU đạt ở mức 8.000 tỷ Euro, trong đó lượng hàng hoá phải nhập khẩu mỗi năm luôn chiếm đến 10% tổng giá trị của thị trường tương ứng với khoản 800 tỷ Euro.
Cơ hội xuất khẩu sang EU không thiếu
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào các nước EU không ngừng tăng lên. Năm 2006 vừa qua, kết quả hoạt động giao thương 2 chiều của Việt Nam và các nước EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần so với thời gian năm 1999, trong đó tổng giá trị hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang các nước khu vực này chiếm 6,9 tỷ USD. Với đà tăng trưởng này cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO thì các hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hoá sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.
Theo ý kiến của ông Wybren Bouwes, chuyên gia của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt được gần 7 tỷ USD nhưng vẫn còn bị xếp vào nhóm khu vực có lượng hàng hoá xuất khẩu ít nhất vào thị trường này.
Hiện nay, Mỹ, Canada, Nhật Bản là những nước có lượng hàng hoá mà thị trường EU nhập khẩu nhiều nhất chiếm 34%, tiếp đến là các nước công nghiệp khác 21%, các nước được xem là những con rồng của châu Á như Hồng Kông, Singapore chiếm 12%, các nước ASEAN và vùng Caribbean (Việt Nam nằm trong nhóm này) chỉ chiếm có 3% trong tổng sản lượng hàng hoá xuất khẩu vào EU.
Trong khi đó, dựa vào một số đặc điểm về xã hội, con người ở các nước EU mà có thể khẳng định rằng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của thị trường EU còn rất lớn. Các nước trong khối Liên minh châu Âu hiện có tổng hơn 480 triệu dân. Những nước này được đánh giá là những nước giàu có nhất thế giới. Thu nhập của người dân châu Âu rất cao vì thế nhu cầu tiêu dùng cũng rất cao. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội để bán hàng hoá vào thị trường khu vực này. Đồng thời so với các khu vực khác, giá cả hàng hoá tại thị trường EU cũng rất đắt đỏ nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào được thị trường này sẽ có nhiều cơ hội bán được giá cao.
Dự báo năm 2007, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU sẽ tăng lên khoảng 8,3 tỷ USD, tăng 22% so với 2006. Các mặt hàng được đánh giá là có khả năng tăng mạnh là dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm nhựa...
Xây dựng quan hệ hợp tác nghiêm túc và lâu dài
Xác định làm ăn lâu dài đưa hàng hoá vào thị trường châu Âu ngoài việc phải tuân thủ các quy định thương mại chung của khu vực này đưa ra. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tìm hiểu nền văn hoá và thói quen kinh doanh của con người nơi đây. Trong quan hệ làm ăn, người châu Âu rất xem trọng chữ tín. Vì vậy, lời khuyên của chuyên gia xuất khẩu của CBI cho các doanh nghiệp Việt Nam là “hãy làm bằng được những gì mình đã hứa”.
Đừng nghĩ rằng, chỉ cần đảm bảo chất lượng cho một vài đơn hàng đầu tiên là có được khách hàng rồi sau đó chất lượng hàng hoá kém đi một tí cũng được. Nếu các doanh nghiệp thật sự muốn làm ăn tại thị trường EU thì phải đảm bảo hàng hoá luôn đạt được những tiêu chuẩn như đã thoả thuận ban đầu. Qua chất lượng của hàng hóa sẽ thể hiện được lòng thiện chí và sự nghiêm túc của doanh nghiệp vì người châu Âu rất thích những mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Trong kinh doanh người châu Âu không muốn thay đổi đối tác thường xuyên bởi như vậy phải tốn nhiều thời gian, công sức để đàm phán, thoả thuận. Không những thế, họ còn không muốn phải làm việc với quá nhiều đối tác khác nhau, xu hướng tìm kiếm chỉ 1 người nhưng có thể cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, việc các doanh nghiệp có dự định xuất khẩu vào thị trường EU liên kết để thành lập ra 1 tổ chức hoạt động chung.
Hàng hoá phải có những ưu thế vượt trội
Một điều quan trọng nữa là, muốn thâm nhập vào được thị trường này doanh nghiệp phải chịu “chi”. Việc làm đầu tiên là đầu tư cải tiến hệ thống sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hệ thống quản lý, tiếp đó là việc nghiên cứu thị trường. Các nhà xuất khẩu phải đi đến tận nơi để thấy tận mắt, thiết lập mối quan hệ, không thể ngồi nhà cứ tưởng tượng mà có được thành công.
Bên cạnh đó, nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nội địa không vững mạnh thì những doanh nghiệp ấy không nên nghĩ đến việc xuất khẩu hàng hoá vào châu Âu. Do không có đủ nguồn “lực” để nuôi sống doanh nghiệp trước những chi phí cho các hoạt động xúc tiến thâm nhập thị trường mới quá tốn kém.
Vì thế, doanh nghiệp phải “biết mình biết người” thì mới mong thắng lợi. Một sản phẩm thành công trên thị trường có nghĩa là sản phẩm ấy đã bắt được nhịp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc về tính năng của sản phẩm sao cho phù hợp với sở thích, gu tiêu dùng của người châu Âu.
Cuộc sống hàng ngày tại châu Âu rất vội vã. Ngày nay, phụ nữ châu Âu đều đi làm ở bên ngoài. Mọi người trong gia đình lại không sống chung với nhau, hình thành kiểu gia đình quy mô nhỏ ít thành viên. Vì quá bận rộn, người tiêu dùng ở đây rất chuộng những sản phẩm chế biến sẵn do đó họ rất quan tâm đến mùi vị, chất lượng sản phẩm, độ an toàn vệ sinh. Do đó, hàng hoá xuất khẩu vào thị trường EU cần đóng gói với trọng lượng nhỏ, gọn, sạch sẽ và tiện lợi.
EU là một thị trường rộng lớn nên mọi doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đều muốn tấn công khai phá thị trường này. Vì vậy ông Wybren Bouwes, chuyên gia của CBI đã nhận định là đến nay thị trường hàng hoá tại EU gần như bảo hoà, tình trạng hàng hoá luôn ở thế nguồn cung cao hơn cầu. 4 năm trở lại đây giá cả hàng hoá đã giảm xuống thấp hơn so với thời gian trước kia.
Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn xâm nhập vào thị trường khu vực EU sẽ phải chuẩn bị tâm lí để đối mặt với những cạnh tranh gay gắt. Đòi hỏi hàng hoá phải có điểm khác biệt vượt trội. Tuy nhiên, nói vậy nhưng không phải là không có cơ hội. Cơ hội còn rất nhiều nhưng thành công hay thất bại đều do bản thân các doanh nghiệp quyết định.