Xuất khẩu giày dép mang về gần 60 tỷ USD trong 6 năm
Tổng cộng trong 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép đã mang về 57,5 tỷ USD
Tổng cục Hải quan vừa có số liệu thống kê về xuất khẩu của ngành giày dép giai đoạn 2011 - 2016.
Theo đó, tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng giày dép các loại của các doanh nghiệp Việt Nam tăng liên tục các năm. Cụ thể, xuất khẩu giày dép năm 2011 là 6,5 tỷ USD, năm 2012 là 7,3 tỷ USD, năm 2013 là 8,4 tỷ USD, năm 2014 là 10,3 tỷ USD, năm 2015 là 12 tỷ USD và năm 2016 sơ bộ đạt 13 tỷ USD.
Tổng cộng trong 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép đã mang về 57,5 tỷ USD.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của giày dép thường bắt đầu tăng trưởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3. Trong năm 2016, xuất khẩu mặt hàng này đạt trung bình là 1,08 tỷ USD/tháng.
Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng giày dép của Việt Nam khi chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của cả nước, đồng thời chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.
Trong năm 2016, Mỹ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng giày dép từ Việt Nam với kim ngạch 4,48 tỷ USD, tăng 10% so với với năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch 904,9 triệu USD; tiếp theo là thị trường Bỉ với kim ngạch 825,4 triệu USD; thị trường Đức đạt 764,7 triệu USD và thị trường Nhật Bản đạt 674,9 triệu USD.
Đặc biệt, nếu tính theo khu vực, EU và Mỹ chính là hai thị trường lớn nhất của giày dép Việt Nam. Với việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), triển vọng xuất khẩu giày dép ngày càng mở rộng.
Ngành công nghiệp da giầy Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho kinh tế đất nước. Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa, năm 1992, ngành da giầy bắt đầu xuất khẩu được 5 triệu USD, đến nay đã góp tới 10% vào GDP cả nước.
Số liệu của Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho thấy, Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới về số lượng, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, giày dép của Việt Nam phần lớn vẫn là gia công cho nước ngoài, bản thân ngành này trong nước vẫn còn yếu kém do khả năng thiết kế, tự chủ nguyên liệu hạn chế.
Dù góp hàng chục tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu cả nước mỗi năm nhưng LEFASO cho rằng ngành nghề này vẫn chưa được chú trọng, đầu tư xứng đáng với tiềm năng.
Theo đó, tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng giày dép các loại của các doanh nghiệp Việt Nam tăng liên tục các năm. Cụ thể, xuất khẩu giày dép năm 2011 là 6,5 tỷ USD, năm 2012 là 7,3 tỷ USD, năm 2013 là 8,4 tỷ USD, năm 2014 là 10,3 tỷ USD, năm 2015 là 12 tỷ USD và năm 2016 sơ bộ đạt 13 tỷ USD.
Tổng cộng trong 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép đã mang về 57,5 tỷ USD.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của giày dép thường bắt đầu tăng trưởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3. Trong năm 2016, xuất khẩu mặt hàng này đạt trung bình là 1,08 tỷ USD/tháng.
Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng giày dép của Việt Nam khi chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của cả nước, đồng thời chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.
Trong năm 2016, Mỹ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng giày dép từ Việt Nam với kim ngạch 4,48 tỷ USD, tăng 10% so với với năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch 904,9 triệu USD; tiếp theo là thị trường Bỉ với kim ngạch 825,4 triệu USD; thị trường Đức đạt 764,7 triệu USD và thị trường Nhật Bản đạt 674,9 triệu USD.
Đặc biệt, nếu tính theo khu vực, EU và Mỹ chính là hai thị trường lớn nhất của giày dép Việt Nam. Với việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), triển vọng xuất khẩu giày dép ngày càng mở rộng.
Ngành công nghiệp da giầy Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho kinh tế đất nước. Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa, năm 1992, ngành da giầy bắt đầu xuất khẩu được 5 triệu USD, đến nay đã góp tới 10% vào GDP cả nước.
Số liệu của Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho thấy, Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới về số lượng, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, giày dép của Việt Nam phần lớn vẫn là gia công cho nước ngoài, bản thân ngành này trong nước vẫn còn yếu kém do khả năng thiết kế, tự chủ nguyên liệu hạn chế.
Dù góp hàng chục tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu cả nước mỗi năm nhưng LEFASO cho rằng ngành nghề này vẫn chưa được chú trọng, đầu tư xứng đáng với tiềm năng.
Thị trường xuất khẩu giày dép Việt Nam qua các năm - Đơn vị: triệu USD - Nguồn Tổng cục Hải quan