Giày dép xuất khẩu của Việt Nam bị Brazil điều tra
Giày dép xuất khẩu của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị Brazil điều tra
Cơ quan điều tra Brazil (DECOM) đã chính thức khởi xướng điều tra hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá đang bị áp dụng đối với giày dép Trung Quốc và từ các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam.
Thông tin trên đã được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố trên website của cơ quan này.
Biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Anti-Circumvention) là biện pháp sử dụng để chống lại hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của các hành vi cố ý lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà nhà xuất khẩu nước ngoài thực hiện dưới các hình thức khác nhau. Bản chất của biện pháp này nhằm mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để bao hàm thêm không chỉ các sản phẩm đã bị điều tra trong vụ kiện gốc mà cả những sản phẩm khác gần giống của doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn hoặc các sản phẩm tương tự nhưng đến từ các nước xuất khẩu khác.
Theo đó, DECOM sẽ tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế đối với linh kiện sản xuất giày dép xuất xứ từ Trung Quốc và điều tra giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia được sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Việc điều tra này được tiến hành theo sự khởi kiện của Abicalcados – Associacao Brasileira das Industrias de Calcados (Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil).
Sản phẩm điều tra gồm giày được sản xuất với mục đích bảo vệ bàn chân; mũi giày được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp; đế giày được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp, đối tượng sử dụng là nam và nữ hoặc trẻ em, sử dụng đi lại hàng ngày hoặc chơi thể thao.
Đối với Việt Nam và Indonesia sản phẩm bị điều tra mang mã HS từ 6402 đến 6405 nhập khẩu vào Brazil từ tháng 7/2005 đến tháng 12/2009, mức thuế áp dụng là 14% và tăng lên 18% vào tháng 1/2010.
Trước sự kiện này, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến nghị các doanh nghiệp đang xuất khẩu thuộc diện bị điều tra cần liên hệ ngay với DECOM để đăng ký là một bên liên quan trong vụ điều tra. Tiếp đến cần yêu cầu DECOM gửi bản câu hỏi và nhanh chóng điền đầy đủ vào bản câu hỏi gửi DECOM đúng hạn. Bên cạnh đó cần hợp tác chặt chẽ, cung cấp đầy đủ nhất các thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra để đảm bảo kết quả có lợi nhất.
Thông tin trên đã được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố trên website của cơ quan này.
Biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Anti-Circumvention) là biện pháp sử dụng để chống lại hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của các hành vi cố ý lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà nhà xuất khẩu nước ngoài thực hiện dưới các hình thức khác nhau. Bản chất của biện pháp này nhằm mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để bao hàm thêm không chỉ các sản phẩm đã bị điều tra trong vụ kiện gốc mà cả những sản phẩm khác gần giống của doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn hoặc các sản phẩm tương tự nhưng đến từ các nước xuất khẩu khác.
Theo đó, DECOM sẽ tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế đối với linh kiện sản xuất giày dép xuất xứ từ Trung Quốc và điều tra giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia được sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Việc điều tra này được tiến hành theo sự khởi kiện của Abicalcados – Associacao Brasileira das Industrias de Calcados (Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil).
Sản phẩm điều tra gồm giày được sản xuất với mục đích bảo vệ bàn chân; mũi giày được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp; đế giày được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp, đối tượng sử dụng là nam và nữ hoặc trẻ em, sử dụng đi lại hàng ngày hoặc chơi thể thao.
Đối với Việt Nam và Indonesia sản phẩm bị điều tra mang mã HS từ 6402 đến 6405 nhập khẩu vào Brazil từ tháng 7/2005 đến tháng 12/2009, mức thuế áp dụng là 14% và tăng lên 18% vào tháng 1/2010.
Trước sự kiện này, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến nghị các doanh nghiệp đang xuất khẩu thuộc diện bị điều tra cần liên hệ ngay với DECOM để đăng ký là một bên liên quan trong vụ điều tra. Tiếp đến cần yêu cầu DECOM gửi bản câu hỏi và nhanh chóng điền đầy đủ vào bản câu hỏi gửi DECOM đúng hạn. Bên cạnh đó cần hợp tác chặt chẽ, cung cấp đầy đủ nhất các thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra để đảm bảo kết quả có lợi nhất.