Xuất khẩu hàng lạ: “Đồ nhà quê” vượt biển
Những món hàng lâu nay từng bị xem là “đồ nhà quê”, nay đóng container xuất đi nước ngoài
Những món hàng lâu nay từng bị xem là “đồ nhà quê”, nay đóng container xuất đi nước ngoài. Người dùng xứ lạ biết rõ nguồn gốc xuất xứ của sản vật.
Tháng 7 này, Công ty TNHH MT Tiền Giang xuất sang thị trường Hàn Quốc một container 40 feet (20 tấn) gồm các loại trái cây: mít, xoài, khóm, đu đủ gọt vỏ xắt miếng 2,5cm, đóng hộp cấp đông. Gần 200 cán bộ, nhân viên công ty đang làm việc ngày đêm để có đủ hàng xuất theo yêu cầu của bạn hàng “xứ kim chi”.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó giám đốc Công ty TNHH MT, nói đây là thị trường mới nhất của MT.
Hàng phải đúng quê
Bà Hiền kể, hôm tháng 4/2009 mấy doanh nhân bên Hàn Quốc gởi mail sang công ty, đặt hàng các loại trái cây cấp đông đóng hộp. Một đoàn cán bộ của Công ty MT lập tức bay sang Hàn Quốc, tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu của thị trường, sau khi về Việt Nam gửi sang chào hàng mẫu: mười một loại trái cây xắt miếng, đóng hộp nhựa loại 250g và 500g, cấp đông. Phía Hàn Quốc sàng lọc tới lui, cuối cùng quyết định chỉ chọn mua bốn loại trái cây gồm mít, xoài, khóm, đu đủ, nhưng yêu cầu tiên quyết phải là trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
“Các bạn hàng phía Hàn Quốc nói xứ họ là xứ lạnh, không có trái cây nhiệt đới, nhưng trái cây tươi rất khó nhập khẩu, nên họ chọn hàng chế biến cấp đông. Sở dĩ họ chọn bốn loại trái cây nói trên là vì lâu nay du khách xứ Hàn đi du lịch Việt Nam, khi xuống miệt vườn sông nước miền Tây chỉ mê mấy trái này. Ngay như trái chôm chôm cấp đông, phía Hàn Quốc cũng ghi rõ trong đơn đặt hàng là chỉ chấp nhận trái chôm chôm của miền Tây, không mua trái chôm chôm của miền Đông Nam bộ vì bị chua, thịt không tróc khỏi hạt”, bà Hiền nói.
Chỉ mới thành lập hồi năm 2006, nhưng đến nay công ty MT đã mở được thị trường ở Mỹ, châu Âu, châu Úc và Hàn Quốc. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của MT là những “món nhà quê” của miền Tây độc đáo nhưng lâu nay chẳng ai chú ý, như bắp trái nguyên vỏ, bắp trái lột vỏ, bắp bào nhuyễn, khoai mì hấp, khoai mì luộc, khoai mì nghiền thành bột để nấu chè, chuối xiêm lột vỏ, chuối luộc, chuối bọc nếp nướng, chuối xắt lát…
Nhưng “độc chiêu” nhất có lẽ là mặt hàng sả bào khoanh, sả băm nhuyễn, sả để nguyên cây và… bạc hà xắt lát mỏng cung cấp cho thiên hạ nấu canh chua. Tất cả đều được vô bao nilông, hút chân không, cấp đông ở nhiệt độ âm 45oC, chuyển đi nước ngoài bằng tàu đông lạnh, đạt tiêu chuẩn HACCP và những quy định khắc nghiệt về vệ sinh an toàn thực phẩm của FDA Mỹ.
Bà Hiền cho biết, trung bình mỗi tháng MT xuất bốn container, khoảng 80 tấn nông sản các loại và hàng hoá có thể lưu giữ trong kho lạnh từ một năm rưỡi đến hai năm mà vẫn bảo đảm chất lượng.
Chuyện MT đưa “hàng nhà quê” xuất ngoại xuất phát từ cặp mắt tinh tường của ông Lâm Mac, Việt kiều Mỹ, hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Hồi sống ở Mỹ Tho, suốt một thời gian dài ông Lâm Mac là chủ vựa nông sản ở phường 2. Sang Mỹ định cư, khi mở siêu thị để kinh doanh, ông Mac phát hiện cộng đồng người Việt xa quê và Hoa kiều có nhu cầu ăn bắp, khoai, chuối, các loại nông sản nhiệt đới, nhu cầu rất lớn nhưng không có nguồn cung cấp ổn định và chất lượng.
Ông Mac quay về Mỹ Tho đầu tư nhà máy chế biến hàng nông sản cấp đông để xuất khẩu, bởi ông biết rõ hàng thô không thể nào vượt qua được các rào cản khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ.
Bắt đầu từ trái bắp nếp nổi tiếng của xứ Chợ Gạo, Gò Công (Tiền Giang), chỉ sau ba năm MT đã trở thành nhà cung cấp “quà quê” chủ yếu cho các siêu thị ở Mỹ, châu Âu, châu Úc. Ban đầu chỉ có người Việt, người Hoa xa quê ăn bắp, ăn khoai, trái cây cấp đông của MT, nhưng sau đó người bản xứ cũng không chê những món quà quê của miền Tây Nam bộ.
“Mặt hàng mới nhất mà chúng tôi đang chuẩn bị xuất sang thị trường Mỹ và châu Âu là xoài, khóm, mít, đu đủ, ổi xắt sợi cấp đông, đóng gói 60g/bịch, như một dạng thức ăn nhanh, trẻ em châu Âu và Mỹ rất thích. Sắp tới chúng tôi còn có đơn đặt hàng các loại khoai lang đã qua chế biến, cấp đông, nhu cầu rất lớn”, bà Hiền cho biết.
Nếu có vùng nguyên liệu lớn…
“Hiện nay nhu cầu tiêu thụ các loại nông sản bình dân như bắp, chuối, khoai và trái cây nhiệt đới rất lớn, nhưng năng lực sản xuất của chúng tôi có giới hạn. Hơn nữa, quá trình thu mua, tuyển lựa các loại nguyên liệu đúng quy cách, đủ tiêu chuẩn để chế biến cấp đông rất khó khăn vì không có vùng trồng tập trung”, ông Phan Quốc Nam, giám đốc điều hành công ty MT, cho biết.
Ông Nam nói, hiện nay công ty thu mua nguyên liệu qua trung gian: đưa ra mẫu mã, quy cách, chất lượng cho thương lái đi mua gom hàng ở nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp với giá cả cao hơn giá thị trường 30%. Nhưng một tấn nguyên liệu chỉ đưa vào chế biến được gần 70%, phải loại bỏ hơn 30%. Theo ông Nam, hiện nay nông dân vẫn chưa chú ý đến chuyện sản xuất hàng hoá làm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu mà còn canh tác theo thói quen thích gì trồng nấy chứ không trồng những sản phẩm thị trường cần.
“Lấy ví dụ cây bắp. Mặc dù vùng Tân Mỹ Chánh, Chợ Gạo, Gò Công là vùng chuyên trồng bắp nếp nổi tiếng của Tiền Giang, nhưng để có được nguyên liệu đủ chất lượng để chế biến, chúng tôi phải cung cấp giống cho các thương lái trung gian chuyển giao cho nông dân trồng, sau đó thu mua lại bắp trái. Còn những mặt hàng khác, phải nói thật là công ty không đủ khả năng để xây dựng vùng nguyên liệu”, ông Nam cho biết.
Hùng Anh (SGTT)
Tháng 7 này, Công ty TNHH MT Tiền Giang xuất sang thị trường Hàn Quốc một container 40 feet (20 tấn) gồm các loại trái cây: mít, xoài, khóm, đu đủ gọt vỏ xắt miếng 2,5cm, đóng hộp cấp đông. Gần 200 cán bộ, nhân viên công ty đang làm việc ngày đêm để có đủ hàng xuất theo yêu cầu của bạn hàng “xứ kim chi”.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó giám đốc Công ty TNHH MT, nói đây là thị trường mới nhất của MT.
Hàng phải đúng quê
Bà Hiền kể, hôm tháng 4/2009 mấy doanh nhân bên Hàn Quốc gởi mail sang công ty, đặt hàng các loại trái cây cấp đông đóng hộp. Một đoàn cán bộ của Công ty MT lập tức bay sang Hàn Quốc, tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu của thị trường, sau khi về Việt Nam gửi sang chào hàng mẫu: mười một loại trái cây xắt miếng, đóng hộp nhựa loại 250g và 500g, cấp đông. Phía Hàn Quốc sàng lọc tới lui, cuối cùng quyết định chỉ chọn mua bốn loại trái cây gồm mít, xoài, khóm, đu đủ, nhưng yêu cầu tiên quyết phải là trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
“Các bạn hàng phía Hàn Quốc nói xứ họ là xứ lạnh, không có trái cây nhiệt đới, nhưng trái cây tươi rất khó nhập khẩu, nên họ chọn hàng chế biến cấp đông. Sở dĩ họ chọn bốn loại trái cây nói trên là vì lâu nay du khách xứ Hàn đi du lịch Việt Nam, khi xuống miệt vườn sông nước miền Tây chỉ mê mấy trái này. Ngay như trái chôm chôm cấp đông, phía Hàn Quốc cũng ghi rõ trong đơn đặt hàng là chỉ chấp nhận trái chôm chôm của miền Tây, không mua trái chôm chôm của miền Đông Nam bộ vì bị chua, thịt không tróc khỏi hạt”, bà Hiền nói.
Chỉ mới thành lập hồi năm 2006, nhưng đến nay công ty MT đã mở được thị trường ở Mỹ, châu Âu, châu Úc và Hàn Quốc. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của MT là những “món nhà quê” của miền Tây độc đáo nhưng lâu nay chẳng ai chú ý, như bắp trái nguyên vỏ, bắp trái lột vỏ, bắp bào nhuyễn, khoai mì hấp, khoai mì luộc, khoai mì nghiền thành bột để nấu chè, chuối xiêm lột vỏ, chuối luộc, chuối bọc nếp nướng, chuối xắt lát…
Nhưng “độc chiêu” nhất có lẽ là mặt hàng sả bào khoanh, sả băm nhuyễn, sả để nguyên cây và… bạc hà xắt lát mỏng cung cấp cho thiên hạ nấu canh chua. Tất cả đều được vô bao nilông, hút chân không, cấp đông ở nhiệt độ âm 45oC, chuyển đi nước ngoài bằng tàu đông lạnh, đạt tiêu chuẩn HACCP và những quy định khắc nghiệt về vệ sinh an toàn thực phẩm của FDA Mỹ.
Bà Hiền cho biết, trung bình mỗi tháng MT xuất bốn container, khoảng 80 tấn nông sản các loại và hàng hoá có thể lưu giữ trong kho lạnh từ một năm rưỡi đến hai năm mà vẫn bảo đảm chất lượng.
Chuyện MT đưa “hàng nhà quê” xuất ngoại xuất phát từ cặp mắt tinh tường của ông Lâm Mac, Việt kiều Mỹ, hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Hồi sống ở Mỹ Tho, suốt một thời gian dài ông Lâm Mac là chủ vựa nông sản ở phường 2. Sang Mỹ định cư, khi mở siêu thị để kinh doanh, ông Mac phát hiện cộng đồng người Việt xa quê và Hoa kiều có nhu cầu ăn bắp, khoai, chuối, các loại nông sản nhiệt đới, nhu cầu rất lớn nhưng không có nguồn cung cấp ổn định và chất lượng.
Ông Mac quay về Mỹ Tho đầu tư nhà máy chế biến hàng nông sản cấp đông để xuất khẩu, bởi ông biết rõ hàng thô không thể nào vượt qua được các rào cản khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ.
Bắt đầu từ trái bắp nếp nổi tiếng của xứ Chợ Gạo, Gò Công (Tiền Giang), chỉ sau ba năm MT đã trở thành nhà cung cấp “quà quê” chủ yếu cho các siêu thị ở Mỹ, châu Âu, châu Úc. Ban đầu chỉ có người Việt, người Hoa xa quê ăn bắp, ăn khoai, trái cây cấp đông của MT, nhưng sau đó người bản xứ cũng không chê những món quà quê của miền Tây Nam bộ.
“Mặt hàng mới nhất mà chúng tôi đang chuẩn bị xuất sang thị trường Mỹ và châu Âu là xoài, khóm, mít, đu đủ, ổi xắt sợi cấp đông, đóng gói 60g/bịch, như một dạng thức ăn nhanh, trẻ em châu Âu và Mỹ rất thích. Sắp tới chúng tôi còn có đơn đặt hàng các loại khoai lang đã qua chế biến, cấp đông, nhu cầu rất lớn”, bà Hiền cho biết.
Nếu có vùng nguyên liệu lớn…
“Hiện nay nhu cầu tiêu thụ các loại nông sản bình dân như bắp, chuối, khoai và trái cây nhiệt đới rất lớn, nhưng năng lực sản xuất của chúng tôi có giới hạn. Hơn nữa, quá trình thu mua, tuyển lựa các loại nguyên liệu đúng quy cách, đủ tiêu chuẩn để chế biến cấp đông rất khó khăn vì không có vùng trồng tập trung”, ông Phan Quốc Nam, giám đốc điều hành công ty MT, cho biết.
Ông Nam nói, hiện nay công ty thu mua nguyên liệu qua trung gian: đưa ra mẫu mã, quy cách, chất lượng cho thương lái đi mua gom hàng ở nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp với giá cả cao hơn giá thị trường 30%. Nhưng một tấn nguyên liệu chỉ đưa vào chế biến được gần 70%, phải loại bỏ hơn 30%. Theo ông Nam, hiện nay nông dân vẫn chưa chú ý đến chuyện sản xuất hàng hoá làm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu mà còn canh tác theo thói quen thích gì trồng nấy chứ không trồng những sản phẩm thị trường cần.
“Lấy ví dụ cây bắp. Mặc dù vùng Tân Mỹ Chánh, Chợ Gạo, Gò Công là vùng chuyên trồng bắp nếp nổi tiếng của Tiền Giang, nhưng để có được nguyên liệu đủ chất lượng để chế biến, chúng tôi phải cung cấp giống cho các thương lái trung gian chuyển giao cho nông dân trồng, sau đó thu mua lại bắp trái. Còn những mặt hàng khác, phải nói thật là công ty không đủ khả năng để xây dựng vùng nguyên liệu”, ông Nam cho biết.
Hùng Anh (SGTT)