Xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng
Xuất siêu 6 tháng đầu năm 2010 của toàn ngành nông nghiệp đã đạt tới 2,2 tỷ USD
Phải đối mặt với không ít khó khăn do hạn hán, dịch bệnh, ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2010.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 103.387,7 tỷ đồng, tăng 5,34% so với nửa đầu năm 2009. Trong đó, nông nghiệp đạt 75.874,8 tỷ đồng (tăng 5,41%); lâm nghiệp đạt 3.400,5 tỷ đồng (tăng 4%); thuỷ sản đạt 24.112,4 tỷ đồng (tăng 5,32%).
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục đạt được tăng trưởng ấn tượng, kim ngạch tháng 6 ước đạt gần 1,5 tỷ USD, bao gồm: 860 triệu USD hàng nông sản; 260 triệu USD hàng lâm sản và 370 triệu USD thủy sản. Tính cả 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, và đã đạt 53,5% kế hoạch của cả năm 2010.
Tổng kim ngạch các mặt hàng nông sản chính đạt 4,6 tỷ USD, tăng trưởng 5,8%. Trong đó, gạo là mặt hàng cho giá trị lớn nhất trong nhóm hàng nông sản. Ước xuất khẩu gạo tháng 6 được 720 nghìn tấn, thu về 370 triệu USD; đưa tổng lượng gạo xuất khẩu nửa đầu năm lên 3,6 triệu tấn, giá trị 1,87 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu gạo tuy giảm 2,3% về sản lượng, nhưng tăng tới 7% về giá trị, nhờ giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt bình quân 513 USD/tấn (tăng 8,46% so với cùng kỳ). Hoạt động mua bán gạo trên thị trường quốc tế gia tăng sau khi có tin Philippines cần nhập 2 triệu tấn gạo. Bởi vậy, nhu cầu và giá gạo thế giới hiện nay đang trên đà tăng, nên rất có lợi cho Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu.
Trong các thị trường tiêu thụ gạo của nước ta từ đầu năm đến nay, Philippines vẫn là thị trường mua nhiều nhất với tỷ trọng giá trị chiếm tới 50,6%, vượt xa so với thị trường tiêu thụ lớn thứ hai là Singapore (chỉ chiếm tỷ trọng 7,2%). Trong số 10 thị trường đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, có 3 thị trường đã đạt tăng trưởng vượt bậc cả về khối lượng và giá trị: Singapore tăng gấp 2 lần; Đài Loan tăng gấp 4 lần; Hồng Kông tăng gấp 5 lần.
Hầu hết các mặt hàng nông sản khác đều có sự tăng trưởng mạnh về giá trị xuất khẩu, điển hình như cao su, chè, tiêu, điều. Xuất khẩu cao su đã trầm lắng hơn so với những tháng trước, ước tháng 6 chỉ được 25 nghìn tấn với 70 triệu USD. Tính cả 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 207 nghìn tấn, kim ngạch 565 triệu USD, giảm 18% về giá trị nhưng giá trị tăng tới 57,2% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cao su tháng 5 và tháng 6 đã khó khăn hơn so với 4 tháng đầu năm là do gặp trục trặc từ phía thị trường Trung Quốc, đây cũng là thị trường chủ lực hiện chiếm tới 63,6% tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam. Xuất khẩu chè tháng 6 ước đạt 8 nghìn tấn, kim ngạch 10 triệu USD, đưa lượng xuất khẩu nửa đầu năm lên 52 nghìn tấn, giá trị 70 triệu USD. xuất khẩu chè tăng mạnh về giá so với năm trước, giá xuất bình quân 6 tháng đầu năm đạt 1.362 USD/tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ.
Hầu hết lượng hàng xuất khẩu đi các nước đều tăng, riêng Mỹ vẫn đứng ở vị trí số 1 với tỷ trọng chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu hồ tiêu, tiếp đến là Đức. Xuất khẩu hạt điều cũng đã đạt 405 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng trưởng 20,2%. Cà phê xuất khẩu tuy sụt giảm mạnh, nhưng cũng đã đạt giá trị 925 triệu USD.
Đối với nhóm hàng thủy sản, ước kim ngạch tháng 6 đạt 370 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2010 lên 1,7 tỷ USD, tăng trưởng 13,1%. Thị trường tiêu thụ thủy sản số 1 của nước ta vẫn là EU với 420 triệu USD (chiếm 25,5%); tiếp theo là Nhật Bản (chiếm 18%), thứ ba là Mỹ (chiếm tỷ trọng 17,1%).
Xuất khẩu tôm đã tăng mạnh về giá trị với 27%, đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất với tổng giá trị 558 triệu USD. Mặt hàng cá tra, cá basa đứng ở vị trí thứ hai, với khối lượng xuất khẩu 250 nghìn tấn, thu về 536 triệu USD. Với gỗ và sản phẩm đồ gỗ, ước xuất khẩu 6 tháng đạt 240 triệu USD, tính cả 6 tháng là 1,48 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ.
Về nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, ước tháng 6 cả nước phải chi phí 950 triệu USD cho nhập khẩu. Trong đó: thuốc trừ sâu 50 triệu USD, phân bón hơn 70 triệu USD; gỗ nguyên liệu 90 triệu USD, lúa mì 50 triệu USD, 1,4 triệu tấn phân bón, trị giá 444 triệu USD.
Trong 6 tháng, cả nước đã phải chi 286 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng hợp cả 6 tháng đầu năm, tổng chi phí nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản đạt 6,38 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, xuất siêu nửa đầu năm 2010 của toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đã đạt tới 2,2 tỷ USD, đây là con số khá ấn tượng trong tình hình hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 103.387,7 tỷ đồng, tăng 5,34% so với nửa đầu năm 2009. Trong đó, nông nghiệp đạt 75.874,8 tỷ đồng (tăng 5,41%); lâm nghiệp đạt 3.400,5 tỷ đồng (tăng 4%); thuỷ sản đạt 24.112,4 tỷ đồng (tăng 5,32%).
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục đạt được tăng trưởng ấn tượng, kim ngạch tháng 6 ước đạt gần 1,5 tỷ USD, bao gồm: 860 triệu USD hàng nông sản; 260 triệu USD hàng lâm sản và 370 triệu USD thủy sản. Tính cả 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, và đã đạt 53,5% kế hoạch của cả năm 2010.
Tổng kim ngạch các mặt hàng nông sản chính đạt 4,6 tỷ USD, tăng trưởng 5,8%. Trong đó, gạo là mặt hàng cho giá trị lớn nhất trong nhóm hàng nông sản. Ước xuất khẩu gạo tháng 6 được 720 nghìn tấn, thu về 370 triệu USD; đưa tổng lượng gạo xuất khẩu nửa đầu năm lên 3,6 triệu tấn, giá trị 1,87 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu gạo tuy giảm 2,3% về sản lượng, nhưng tăng tới 7% về giá trị, nhờ giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt bình quân 513 USD/tấn (tăng 8,46% so với cùng kỳ). Hoạt động mua bán gạo trên thị trường quốc tế gia tăng sau khi có tin Philippines cần nhập 2 triệu tấn gạo. Bởi vậy, nhu cầu và giá gạo thế giới hiện nay đang trên đà tăng, nên rất có lợi cho Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu.
Trong các thị trường tiêu thụ gạo của nước ta từ đầu năm đến nay, Philippines vẫn là thị trường mua nhiều nhất với tỷ trọng giá trị chiếm tới 50,6%, vượt xa so với thị trường tiêu thụ lớn thứ hai là Singapore (chỉ chiếm tỷ trọng 7,2%). Trong số 10 thị trường đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, có 3 thị trường đã đạt tăng trưởng vượt bậc cả về khối lượng và giá trị: Singapore tăng gấp 2 lần; Đài Loan tăng gấp 4 lần; Hồng Kông tăng gấp 5 lần.
Hầu hết các mặt hàng nông sản khác đều có sự tăng trưởng mạnh về giá trị xuất khẩu, điển hình như cao su, chè, tiêu, điều. Xuất khẩu cao su đã trầm lắng hơn so với những tháng trước, ước tháng 6 chỉ được 25 nghìn tấn với 70 triệu USD. Tính cả 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 207 nghìn tấn, kim ngạch 565 triệu USD, giảm 18% về giá trị nhưng giá trị tăng tới 57,2% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cao su tháng 5 và tháng 6 đã khó khăn hơn so với 4 tháng đầu năm là do gặp trục trặc từ phía thị trường Trung Quốc, đây cũng là thị trường chủ lực hiện chiếm tới 63,6% tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam. Xuất khẩu chè tháng 6 ước đạt 8 nghìn tấn, kim ngạch 10 triệu USD, đưa lượng xuất khẩu nửa đầu năm lên 52 nghìn tấn, giá trị 70 triệu USD. xuất khẩu chè tăng mạnh về giá so với năm trước, giá xuất bình quân 6 tháng đầu năm đạt 1.362 USD/tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ.
Hầu hết lượng hàng xuất khẩu đi các nước đều tăng, riêng Mỹ vẫn đứng ở vị trí số 1 với tỷ trọng chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu hồ tiêu, tiếp đến là Đức. Xuất khẩu hạt điều cũng đã đạt 405 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng trưởng 20,2%. Cà phê xuất khẩu tuy sụt giảm mạnh, nhưng cũng đã đạt giá trị 925 triệu USD.
Đối với nhóm hàng thủy sản, ước kim ngạch tháng 6 đạt 370 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2010 lên 1,7 tỷ USD, tăng trưởng 13,1%. Thị trường tiêu thụ thủy sản số 1 của nước ta vẫn là EU với 420 triệu USD (chiếm 25,5%); tiếp theo là Nhật Bản (chiếm 18%), thứ ba là Mỹ (chiếm tỷ trọng 17,1%).
Xuất khẩu tôm đã tăng mạnh về giá trị với 27%, đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất với tổng giá trị 558 triệu USD. Mặt hàng cá tra, cá basa đứng ở vị trí thứ hai, với khối lượng xuất khẩu 250 nghìn tấn, thu về 536 triệu USD. Với gỗ và sản phẩm đồ gỗ, ước xuất khẩu 6 tháng đạt 240 triệu USD, tính cả 6 tháng là 1,48 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ.
Về nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, ước tháng 6 cả nước phải chi phí 950 triệu USD cho nhập khẩu. Trong đó: thuốc trừ sâu 50 triệu USD, phân bón hơn 70 triệu USD; gỗ nguyên liệu 90 triệu USD, lúa mì 50 triệu USD, 1,4 triệu tấn phân bón, trị giá 444 triệu USD.
Trong 6 tháng, cả nước đã phải chi 286 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng hợp cả 6 tháng đầu năm, tổng chi phí nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản đạt 6,38 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, xuất siêu nửa đầu năm 2010 của toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đã đạt tới 2,2 tỷ USD, đây là con số khá ấn tượng trong tình hình hiện nay.