Xuất khẩu sản phẩm nhựa có thể đạt 1 tỷ USD
Trong những tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm nhựa luôn đạt trên 80 triệu USD/tháng
Trong những tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm nhựa luôn đạt trên 80 triệu USD/tháng, dự báo kim ngạch năm 2010 lần đầu tiên sẽ đạt 1 tỷ USD.
Theo Bộ Công Thương, sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình 15-20% trong 10 năm trở lại đây. Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa trong tháng 7 ước đạt 86,4 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm 2010 đến nay kim ngạch đã đạt 554,1 triệu USD và xuất khẩu tới gần 70 thị trường trên thế giới. Gồm châu Á, Mỹ, châu Phi, châu Âu và Trung Đông. Trong đó 10 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines.
Hiện ngành nhựa sản xuất rất nhiều chủng loại như sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói vẫn là chủng loại sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất. Nhóm ngành bao bì nhựa đạt mức tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các dòng sản phẩm khác do nhu cầu tăng cao với tốc độ tăng trưởng dự báo khoảng 20% vào năm 2010. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ngành nhựa. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu tăng 16%/năm từ năm 2000. Chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước, trong khi phải nhập đến 1,6-1,7 triệu tấn/năm, cộng với hàng trăm các loại phụ gia. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất.
Cũng theo Hiệp hội Nhựa, một cản trở lớn khác là có tới 90% trên tổng số 2.000 doanh nghiệp sản xuất nhựa hiện nay đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Doanh nghiệp đã đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.
Bởi vậ, theo Hiệp hội , các doanh nghiệp nhựa cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ôtô, xe máy, điện tử và phục vụ xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng.
Trước mắt, các doanh nghiệp cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn mang tính chiến lược, tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường. Ap dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm nhựa Việt Nam đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn, vệ sinh và tác động môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, ngành cần có chiến lược đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia và khuôn mẫu. Phát triển, chế biến các chất thải từ sản phẩm nhựa và nhựa nguyên liệu; nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.
Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam đang tập trung vào các dự án sản xuất nguyên liệu nhựa, nhiều dự án nguyên vật liệu cho ngành nhựa được đầu tư xây dựng như: nhà máy sản xuất PP1, PP2, nhà máy sản xuất PE. Nếu các dự án thực hiện đúng tiến độ thì đến hết năm 2010 khi đi vào hoạt động, các nhà máy mới có thể nâng tổng công suất sản xuất thêm 1,2 triệu tấn/năm. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giảm rủi ro biến động giá nguyên liệu và rủi ro về tỷ giá.
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường nhập khẩu chủ yếu nhựa của Việt Nam là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia, các doanh nghiệp cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như: Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông.
Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và cũng là hướng đi cần thiết nhằm tránh tác động do những khó khăn từ các thị trường chủ yếu, đồng thời là cơ sở để ổn định thị trường xuất khẩu về lâu dài.
Theo Bộ Công Thương, sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình 15-20% trong 10 năm trở lại đây. Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa trong tháng 7 ước đạt 86,4 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm 2010 đến nay kim ngạch đã đạt 554,1 triệu USD và xuất khẩu tới gần 70 thị trường trên thế giới. Gồm châu Á, Mỹ, châu Phi, châu Âu và Trung Đông. Trong đó 10 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines.
Hiện ngành nhựa sản xuất rất nhiều chủng loại như sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói vẫn là chủng loại sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất. Nhóm ngành bao bì nhựa đạt mức tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các dòng sản phẩm khác do nhu cầu tăng cao với tốc độ tăng trưởng dự báo khoảng 20% vào năm 2010. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ngành nhựa. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu tăng 16%/năm từ năm 2000. Chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước, trong khi phải nhập đến 1,6-1,7 triệu tấn/năm, cộng với hàng trăm các loại phụ gia. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất.
Cũng theo Hiệp hội Nhựa, một cản trở lớn khác là có tới 90% trên tổng số 2.000 doanh nghiệp sản xuất nhựa hiện nay đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Doanh nghiệp đã đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.
Bởi vậ, theo Hiệp hội , các doanh nghiệp nhựa cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ôtô, xe máy, điện tử và phục vụ xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng.
Trước mắt, các doanh nghiệp cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn mang tính chiến lược, tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường. Ap dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm nhựa Việt Nam đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn, vệ sinh và tác động môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, ngành cần có chiến lược đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia và khuôn mẫu. Phát triển, chế biến các chất thải từ sản phẩm nhựa và nhựa nguyên liệu; nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.
Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam đang tập trung vào các dự án sản xuất nguyên liệu nhựa, nhiều dự án nguyên vật liệu cho ngành nhựa được đầu tư xây dựng như: nhà máy sản xuất PP1, PP2, nhà máy sản xuất PE. Nếu các dự án thực hiện đúng tiến độ thì đến hết năm 2010 khi đi vào hoạt động, các nhà máy mới có thể nâng tổng công suất sản xuất thêm 1,2 triệu tấn/năm. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giảm rủi ro biến động giá nguyên liệu và rủi ro về tỷ giá.
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường nhập khẩu chủ yếu nhựa của Việt Nam là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia, các doanh nghiệp cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như: Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông.
Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và cũng là hướng đi cần thiết nhằm tránh tác động do những khó khăn từ các thị trường chủ yếu, đồng thời là cơ sở để ổn định thị trường xuất khẩu về lâu dài.