Xung quanh Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật-Thái
Nhật Bản và Thái Lan vừa ký Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản - Thái Lan nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 3/4, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản - Thái Lan (JTEPA).
Hiệp định này góp phần quan trọng giúp cải thiện tình hình xuất khẩu của Thái Lan đang ảm đạm do bất ổn chính trị và đồng Baht tăng giá; đồng thời là bước đi của Nhật Bản nhằm thâm nhập sâu hơn thị trường ASEAN.
Trong tuyên bố chung được công bố sau lễ ký, Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Surayud Chulanont đều nhấn mạnh quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ giữa Nhật Bản và Thái Lan sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của hai nước cũng như góp phần xây dựng khả năng của khu vực.
Tận dụng tối đa lợi ích toàn cầu hoá
Hiệp định đối tác kinh tế Thái Lan-Nhật Bản nhằm loại bỏ thuế quan đối với hơn 90% khối lượng hàng hóa buôn bán giữa hai nước trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Theo Hiệp định trên, Nhật Bản sẽ loại bỏ 92% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan trong vòng 10 năm. Tương tự, 97% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản sang Thái Lan cũng được miễn thuế.
Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế đối với hầu hết các mặt hàng công nghiệp của Thái Lan, trong khi Thái Lan loại bỏ thuế đối với linh kiện ôtô của Nhật Bản (trừ 5 loại động cơ) trong vòng 5 năm đầu kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mức thuế đối với 5 loại động cơ trên sẽ được loại bỏ hai năm sau đó.
Trong 4 năm đầu, Thái Lan cũng sẽ giảm thuế đối với những loại ô tô Nhật Bản có dung tích động cơ từ 3.000 cc trở lên, từ mức 80% hiện nay xuống còn 60%. Hai bên sẽ tiếp tục thương lượng vào năm 2009 nhằm loại bỏ hoàn toàn thuế đối với mặt hàng ô tô vào giữa năm 2010.
Đối với mặt hàng nông sản, Nhật Bản loại bỏ thuế ngay lập tức đối với tôm chế biến và trái cây nhiệt đới như xoài, đu đủ và sầu riêng của Thái Lan.
Hai bên đã nhất trí loại trừ những mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm đối với Nhật Bản như gạo, lúa mì, bơ sữa trong các cuộc đàm phán song phương, trong khi Thái Lan cũng đề nghị loại hai mặt hàng tơ sống và thuốc lá khỏi danh sách những đối tượng được giảm thuế.
Hiệp định trên cũng nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở Thái Lan cho các nhà sản xuất Nhật Bản và công nhận lẫn nhau kết quả kiểm tra độ an toàn cũng như những đánh giá đặc biệt đối với chất lượng đồ điện gia dụng nhằm đơn giản hóa thủ tục trao đổi thương mại giữa hai nước.
Xuất khẩu nông sản, thu hút đầu tư của Thái sẽ tăng
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Thái Lan, chủ yếu là các mặt hàng nông sản.
Theo số liệu của Thái Lan, kim ngạch thương mại giữa hai nước từ tháng 1 đến tháng 12/2006 đạt 44,1 tỷ USD. Trong khi đó, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết năm 2006, xuất khẩu của Nhật Bản sang Thái Lan đạt 2,66 nghìn tỷ Yên (khoảng 22,1 tỷ USD), tăng 7,5% so với năm 2005, nhập khẩu của Nhật Bản từ Thái Lan đạt 1,96 nghìn tỷ Yên (khoảng 16,3 tỷ USD), tăng 14,3%.
Nhật Bản cũng là nhà tài trợ lớn nhất của Thái Lan với tổng số tiền viện trợ về mặt tài chính và kỹ thuật lên tới hơn 12,6 tỷ Yên (105 triệu USD).
Thái Lan hy vọng Hiệp định này sẽ giúp Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thu hút mạnh đầu tư trong lĩnh vực sản xuất ô tô, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển...
Tuy nhiên, việc Thái Lan ký kết JTEPA với Nhật Bản cũng vấp phải sự phản đối mạnh của nhiều nhà hoạt động xã hội cũng như một số tổ chức phi chính phủ ở Thái Lan.
Nhưng Hiệp định này là một tin vui đối với các nhà xuất khẩu Thái Lan, khi hàng hoá của họ có triển vọng cạnh tranh được tại một thị trường lớn như Nhật Bản, trong bối cảnh xuất khẩu đang khó khăn do giá đồng bath lên quá cao.
Giá đồng Baht đã đạt mức cao nhất trong khoảng chín năm nay, với mức 34,65 Baht/USD, tăng gần 15% kể từ tháng 1/2006.
Cuối tháng 2, các đại gia xuất khẩu Thái đã bán tống bán tháo USD vì sợ đồng Baht còn có thể tăng cao.
Hành động vội vàng này trên thực tế đã càng đẩy giá đồng Baht lên cao hơn, khiến hàng xuất khẩu Thái không còn đủ khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài trong khi thu nhập từ hàng xuất khẩu chiếm 60% GDP Thái.
Trước tình hình trên, Phó thủ tướng Thái Lan Kosit Panpiemras tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc họp với liên đoàn các ngành công nghiệp Thái, bàn về những tác động tiêu cực của việc tăng giá đồng Baht lên các nhà xuất khẩu Thái và tìm ra các giải pháp hỗ trợ các nhà xuất khẩu.
Ngân hàng Trung ương Thái đã tuyên bố một số qui định kiểm soát tiền tệ như miễn thuế cho các hoạt động mua bán chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng vẫn tiếp tục kiểm soát trái phiếu, nhằm làm “nguội bớt” tình hình.
Giới quan sát cho rằng, về phía Nhật Bản, Hiệp định JTEPA với Thái Lan cho thấy Nhật đang đẩy mạnh các cuộc thương lượng song phương nhằm ký kết các hiệp định tự do thương mại (FTA) với các nước ASEAN.
Trong bối cảnh các cuộc thương lượng về tự do thương mại WTO đang khó khăn và Mỹ, EU đang đẩy nhanh tiến trình thương lượng FTA; Trung Quốc đang thâm nhập sâu hơn vào thị trường ASEAN, thì các hoạt động nhằm mở rộng thị trường như trên của Nhật Bản cho thấy họ không muốn chậm trễ so với các nước lớn.
Hiệp định này góp phần quan trọng giúp cải thiện tình hình xuất khẩu của Thái Lan đang ảm đạm do bất ổn chính trị và đồng Baht tăng giá; đồng thời là bước đi của Nhật Bản nhằm thâm nhập sâu hơn thị trường ASEAN.
Trong tuyên bố chung được công bố sau lễ ký, Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Surayud Chulanont đều nhấn mạnh quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ giữa Nhật Bản và Thái Lan sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của hai nước cũng như góp phần xây dựng khả năng của khu vực.
Tận dụng tối đa lợi ích toàn cầu hoá
Hiệp định đối tác kinh tế Thái Lan-Nhật Bản nhằm loại bỏ thuế quan đối với hơn 90% khối lượng hàng hóa buôn bán giữa hai nước trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Theo Hiệp định trên, Nhật Bản sẽ loại bỏ 92% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan trong vòng 10 năm. Tương tự, 97% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản sang Thái Lan cũng được miễn thuế.
Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế đối với hầu hết các mặt hàng công nghiệp của Thái Lan, trong khi Thái Lan loại bỏ thuế đối với linh kiện ôtô của Nhật Bản (trừ 5 loại động cơ) trong vòng 5 năm đầu kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mức thuế đối với 5 loại động cơ trên sẽ được loại bỏ hai năm sau đó.
Trong 4 năm đầu, Thái Lan cũng sẽ giảm thuế đối với những loại ô tô Nhật Bản có dung tích động cơ từ 3.000 cc trở lên, từ mức 80% hiện nay xuống còn 60%. Hai bên sẽ tiếp tục thương lượng vào năm 2009 nhằm loại bỏ hoàn toàn thuế đối với mặt hàng ô tô vào giữa năm 2010.
Đối với mặt hàng nông sản, Nhật Bản loại bỏ thuế ngay lập tức đối với tôm chế biến và trái cây nhiệt đới như xoài, đu đủ và sầu riêng của Thái Lan.
Hai bên đã nhất trí loại trừ những mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm đối với Nhật Bản như gạo, lúa mì, bơ sữa trong các cuộc đàm phán song phương, trong khi Thái Lan cũng đề nghị loại hai mặt hàng tơ sống và thuốc lá khỏi danh sách những đối tượng được giảm thuế.
Hiệp định trên cũng nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở Thái Lan cho các nhà sản xuất Nhật Bản và công nhận lẫn nhau kết quả kiểm tra độ an toàn cũng như những đánh giá đặc biệt đối với chất lượng đồ điện gia dụng nhằm đơn giản hóa thủ tục trao đổi thương mại giữa hai nước.
Xuất khẩu nông sản, thu hút đầu tư của Thái sẽ tăng
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Thái Lan, chủ yếu là các mặt hàng nông sản.
Theo số liệu của Thái Lan, kim ngạch thương mại giữa hai nước từ tháng 1 đến tháng 12/2006 đạt 44,1 tỷ USD. Trong khi đó, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết năm 2006, xuất khẩu của Nhật Bản sang Thái Lan đạt 2,66 nghìn tỷ Yên (khoảng 22,1 tỷ USD), tăng 7,5% so với năm 2005, nhập khẩu của Nhật Bản từ Thái Lan đạt 1,96 nghìn tỷ Yên (khoảng 16,3 tỷ USD), tăng 14,3%.
Nhật Bản cũng là nhà tài trợ lớn nhất của Thái Lan với tổng số tiền viện trợ về mặt tài chính và kỹ thuật lên tới hơn 12,6 tỷ Yên (105 triệu USD).
Thái Lan hy vọng Hiệp định này sẽ giúp Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thu hút mạnh đầu tư trong lĩnh vực sản xuất ô tô, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển...
Tuy nhiên, việc Thái Lan ký kết JTEPA với Nhật Bản cũng vấp phải sự phản đối mạnh của nhiều nhà hoạt động xã hội cũng như một số tổ chức phi chính phủ ở Thái Lan.
Nhưng Hiệp định này là một tin vui đối với các nhà xuất khẩu Thái Lan, khi hàng hoá của họ có triển vọng cạnh tranh được tại một thị trường lớn như Nhật Bản, trong bối cảnh xuất khẩu đang khó khăn do giá đồng bath lên quá cao.
Giá đồng Baht đã đạt mức cao nhất trong khoảng chín năm nay, với mức 34,65 Baht/USD, tăng gần 15% kể từ tháng 1/2006.
Cuối tháng 2, các đại gia xuất khẩu Thái đã bán tống bán tháo USD vì sợ đồng Baht còn có thể tăng cao.
Hành động vội vàng này trên thực tế đã càng đẩy giá đồng Baht lên cao hơn, khiến hàng xuất khẩu Thái không còn đủ khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài trong khi thu nhập từ hàng xuất khẩu chiếm 60% GDP Thái.
Trước tình hình trên, Phó thủ tướng Thái Lan Kosit Panpiemras tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc họp với liên đoàn các ngành công nghiệp Thái, bàn về những tác động tiêu cực của việc tăng giá đồng Baht lên các nhà xuất khẩu Thái và tìm ra các giải pháp hỗ trợ các nhà xuất khẩu.
Ngân hàng Trung ương Thái đã tuyên bố một số qui định kiểm soát tiền tệ như miễn thuế cho các hoạt động mua bán chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng vẫn tiếp tục kiểm soát trái phiếu, nhằm làm “nguội bớt” tình hình.
Giới quan sát cho rằng, về phía Nhật Bản, Hiệp định JTEPA với Thái Lan cho thấy Nhật đang đẩy mạnh các cuộc thương lượng song phương nhằm ký kết các hiệp định tự do thương mại (FTA) với các nước ASEAN.
Trong bối cảnh các cuộc thương lượng về tự do thương mại WTO đang khó khăn và Mỹ, EU đang đẩy nhanh tiến trình thương lượng FTA; Trung Quốc đang thâm nhập sâu hơn vào thị trường ASEAN, thì các hoạt động nhằm mở rộng thị trường như trên của Nhật Bản cho thấy họ không muốn chậm trễ so với các nước lớn.