1% nhân loại đã giàu hơn 99% còn lại
Nhóm 1% người giàu nhất thế giới đã kiểm soát phần lớn tài sản của thế giới
Tài sản thuộc sở hữu nhóm 1% người giàu nhất thế giới giờ đây đã vượt qua tài sản mà toàn bộ phần còn lại của nhân loại nắm giữ. Đây là thông tin được đưa ra trong một báo cáo mới của Oxfam - theo hãng tin Bloomberg.
Báo cáo trên được Oxfam, tổ chức phi chính phủ chống đói nghèo, công bố ngay trước thềm hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ. Oxfam dẫn số liệu từ ngân hàng Credit Suisse nói rằng, vào năm 2015, nhóm 1% người giàu nhất thế giới đã kiểm soát phần lớn tài sản của thế giới, sớm hơn một năm so với tổ chức này dự báo trước đó.
Oxfam cũng ước tính rằng, trong năm ngoái, 62 cá nhân giàu nhất thế giới nắm giữ khối tài sản tương đương với tài sản của nhóm 3,5 tỷ người là nửa dân số nghèo nhất, so với con số 80 người và năm 2014 và 85 người vào năm 2013.
Còn vào năm 2010, phải 388 cá nhân giàu nhất thế giới mới sở hữu tài sản ngang với tài sản của 3,5 tỷ người nghèo nhất.
Từ năm 2010 đến nay, khối tài sản của nhóm 62 người giàu nhất đã tăng 44%, đạt mức 1,76 nghìn tỷ USD. Trái lại, tổng tài sản của nhóm 3,5 tỷ người nghèo nhất giảm khoảng 41%, tương đương giảm hơn 1 nghìn tỷ USD.
Oxfam đã dùng những con số thống kê này để lập luận rằng khoảng cách giàu nghèo gia tăng đang đặt ra nguy cơ đối với phát triển kinh tế và gắn kết xã hội.
Những rủi ro này đã được ghi nhận ở các quốc gia từ Mỹ cho tới Tây Ban Nha - nơi cử tri dành sự ủng hộ ngày càng lớn cho các ứng cử viên chính trị với chủ trương chính sách được lòng dân; hay ở Mỹ La-tinh và Trung Đông, nơi các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra trên đường phố.
Oxfam cũng cho biết, trong năm ngoái, tài sản trung bình của mỗi người trong số 72 triệu người thuộc nhóm 1% giàu nhất thế giới là 1,7 triệu USD, so với mức khoảng 5.000 USD của mỗi người trong số 6,48 tỷ người thuộc nhóm 90% nghèo nhất.
“Không thể chấp nhận được việc nửa dân số nghèo nhất của thế giới lại sở hữu tài sản chỉ bằng vài chục cá nhân siêu giàu đủ để ngồi trên một chiếc xe bus”, Giám đốc điều hành Oxfam International, ông Winnie Byanima, phát biểu. “Mối lo ngại của các nhà lãnh đạo thế giới về tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng này đến nay vẫn chưa biến thành hành động cụ thể”.
Oxfam cho rằng, để thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo ngày càng lớn, một biện pháp mà các chính phủ cần thực hiện là mạnh tay chống hoạt động trốn thuế. Tổ chức này ước tính, các “thiên đường thuế” đang giúp giới nhà giàu cất giữ khối tài sản lên tới 7,6 nghìn tỷ USD.
Báo cáo trên được Oxfam, tổ chức phi chính phủ chống đói nghèo, công bố ngay trước thềm hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ. Oxfam dẫn số liệu từ ngân hàng Credit Suisse nói rằng, vào năm 2015, nhóm 1% người giàu nhất thế giới đã kiểm soát phần lớn tài sản của thế giới, sớm hơn một năm so với tổ chức này dự báo trước đó.
Oxfam cũng ước tính rằng, trong năm ngoái, 62 cá nhân giàu nhất thế giới nắm giữ khối tài sản tương đương với tài sản của nhóm 3,5 tỷ người là nửa dân số nghèo nhất, so với con số 80 người và năm 2014 và 85 người vào năm 2013.
Còn vào năm 2010, phải 388 cá nhân giàu nhất thế giới mới sở hữu tài sản ngang với tài sản của 3,5 tỷ người nghèo nhất.
Từ năm 2010 đến nay, khối tài sản của nhóm 62 người giàu nhất đã tăng 44%, đạt mức 1,76 nghìn tỷ USD. Trái lại, tổng tài sản của nhóm 3,5 tỷ người nghèo nhất giảm khoảng 41%, tương đương giảm hơn 1 nghìn tỷ USD.
Oxfam đã dùng những con số thống kê này để lập luận rằng khoảng cách giàu nghèo gia tăng đang đặt ra nguy cơ đối với phát triển kinh tế và gắn kết xã hội.
Những rủi ro này đã được ghi nhận ở các quốc gia từ Mỹ cho tới Tây Ban Nha - nơi cử tri dành sự ủng hộ ngày càng lớn cho các ứng cử viên chính trị với chủ trương chính sách được lòng dân; hay ở Mỹ La-tinh và Trung Đông, nơi các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra trên đường phố.
Oxfam cũng cho biết, trong năm ngoái, tài sản trung bình của mỗi người trong số 72 triệu người thuộc nhóm 1% giàu nhất thế giới là 1,7 triệu USD, so với mức khoảng 5.000 USD của mỗi người trong số 6,48 tỷ người thuộc nhóm 90% nghèo nhất.
“Không thể chấp nhận được việc nửa dân số nghèo nhất của thế giới lại sở hữu tài sản chỉ bằng vài chục cá nhân siêu giàu đủ để ngồi trên một chiếc xe bus”, Giám đốc điều hành Oxfam International, ông Winnie Byanima, phát biểu. “Mối lo ngại của các nhà lãnh đạo thế giới về tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng này đến nay vẫn chưa biến thành hành động cụ thể”.
Oxfam cho rằng, để thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo ngày càng lớn, một biện pháp mà các chính phủ cần thực hiện là mạnh tay chống hoạt động trốn thuế. Tổ chức này ước tính, các “thiên đường thuế” đang giúp giới nhà giàu cất giữ khối tài sản lên tới 7,6 nghìn tỷ USD.