10 công ty chứng khoán cho vay margin gần 20.000 tỷ
Cho vay ký quỹ (margin) trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức kỷ lục trong ba năm trở lại đây
Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các công ty chứng khoán trên thị trường đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2016. Đáng chú ý, dư nợ cho vay margin tăng mạnh, theo thống kê từ 10 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là quán quân cho vay margin, với dư nợ cho vay khoảng 3.983 tỷ đồng.
Với quy mô tổng tài sản 13.915 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 7.438 tỷ đồng - tương đương với một ngân hàng cỡ vừa, SSI nhiều năm dẫn đầu về lượng cho vay margin. Công ty này cũng đang giữ ngôi vương về thị phần môi giới trên hai sàn HOSE và HNX. Doanh thu từ cho vay margin đạt 320 tỷ đồng, doanh thu môi giới cũng tăng mạnh với 300 tỷ đồng.
Với 2.912 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC) xếp thứ hai. Doanh thu cho vay margin và môi giới của HSC lần lượt đạt 250 và 266 tỷ đồng.
Vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt thuộc về Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (VNDS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS).
Hai công ty này có lượng cho vay margin tăng trưởng mạnh, VNDS cho vay 2.096 tỷ đồng còn MBS là 1.862 tỷ - tăng gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm nay. Trong khi tổng doanh thu về môi giới và cho vay margin của VNDS đạt gần 290 tỷ đồng, thì MBS cũng đạt 235 tỷ đồng.
Đặc biệt, một công ty chứng khoán của Hàn Quốc là Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cũng có lượng cho vay margin lên tới 1.758 tỷ đồng, xếp vị trí thứ năm.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS) có lượng cho vay margin lần lượt đạt 1.755 và 1.669 tỷ đồng. VCSC, FPTS, MBKE đều cho vay margin vượt 1.000 tỷ đồng.
Tính bình quân, 10 công ty chứng khoán có lượng cho vay ký quỹ lớn nhất thị trường đạt 19.522 tỷ đồng. So với mức cho vay 16.238 đầu năm, lượng cho vay đã tăng 20,2%.
Trước việc giá một số cổ phiếu tăng nóng, một số công ty chứng khoán đã có động thái cắt giảm, thậm chí không cho vay ký quỹ với danh mục cổ phiếu tăng nóng, có tính đầu cơ cao.
Lượng cho vay margin tăng nhanh chủ yếu do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán từ giữa năm nay. Cụ thể, tính từ đầu năm 2016 đến 31/10, VN-Index đã tăng 101.4 điểm, tăng 17,7%. Đây cũng là mức tăng kỷ lục của chứng khoán Việt Nam kể từ năm 2008.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là quán quân cho vay margin, với dư nợ cho vay khoảng 3.983 tỷ đồng.
Với quy mô tổng tài sản 13.915 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 7.438 tỷ đồng - tương đương với một ngân hàng cỡ vừa, SSI nhiều năm dẫn đầu về lượng cho vay margin. Công ty này cũng đang giữ ngôi vương về thị phần môi giới trên hai sàn HOSE và HNX. Doanh thu từ cho vay margin đạt 320 tỷ đồng, doanh thu môi giới cũng tăng mạnh với 300 tỷ đồng.
Với 2.912 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC) xếp thứ hai. Doanh thu cho vay margin và môi giới của HSC lần lượt đạt 250 và 266 tỷ đồng.
Vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt thuộc về Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (VNDS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS).
Hai công ty này có lượng cho vay margin tăng trưởng mạnh, VNDS cho vay 2.096 tỷ đồng còn MBS là 1.862 tỷ - tăng gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm nay. Trong khi tổng doanh thu về môi giới và cho vay margin của VNDS đạt gần 290 tỷ đồng, thì MBS cũng đạt 235 tỷ đồng.
Đặc biệt, một công ty chứng khoán của Hàn Quốc là Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cũng có lượng cho vay margin lên tới 1.758 tỷ đồng, xếp vị trí thứ năm.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS) có lượng cho vay margin lần lượt đạt 1.755 và 1.669 tỷ đồng. VCSC, FPTS, MBKE đều cho vay margin vượt 1.000 tỷ đồng.
Tính bình quân, 10 công ty chứng khoán có lượng cho vay ký quỹ lớn nhất thị trường đạt 19.522 tỷ đồng. So với mức cho vay 16.238 đầu năm, lượng cho vay đã tăng 20,2%.
Trước việc giá một số cổ phiếu tăng nóng, một số công ty chứng khoán đã có động thái cắt giảm, thậm chí không cho vay ký quỹ với danh mục cổ phiếu tăng nóng, có tính đầu cơ cao.
Lượng cho vay margin tăng nhanh chủ yếu do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán từ giữa năm nay. Cụ thể, tính từ đầu năm 2016 đến 31/10, VN-Index đã tăng 101.4 điểm, tăng 17,7%. Đây cũng là mức tăng kỷ lục của chứng khoán Việt Nam kể từ năm 2008.