08:19 11/06/2015

10 đại biểu không biểu quyết thông qua ngân sách

Nguyễn Lê

Chiều 10/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013

Thừa nhân mức vượt là thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính và nghị quyết của Quốc hội chưa nghiêm, song với lý giải đây là số thực tế đã phát sinh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn xin Quốc hội cho phép quyết toán số tiền đã vượt dự toán.
Thừa nhân mức vượt là thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính và nghị quyết của Quốc hội chưa nghiêm, song với lý giải đây là số thực tế đã phát sinh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn xin Quốc hội cho phép quyết toán số tiền đã vượt dự toán.
Chiều 10/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013.

Theo nghị quyết, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.084.064 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2012, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.277.710 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2013 sang năm 2014.

Bội chi ngân sách nhà nước là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP, không bao gồm số kết dư ngân sách địa phương.

Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước: vay trong nước 180.347 tỷ đồng, vay ngoài nước 56.422 tỷ đồng.

Biểu quyết riêng nội dung này, có 386/416 vị đại biểu Quốc hội tán thành, 20 vị không tán thành và 10 vị không biểu quyết.

Khi biểu quyết toàn bộ dự thảo nghị quyết thì có 384/418 vị có mặt tán thành, 24 vị không tán thành và vẫn có 10 vị không biểu quyết. Tỷ lệ đại biểu không chọn nút tán thành như vậy là khá cao so với khi biểu quyết các nội dung khác tại Quốc hội.

Trước khi Quốc hội biểu quyết, tại báo cáo giải trình, tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến đại biểu cho rằng, bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 vượt 1,3% GDP so với mức đã được Quốc hội cho phép, chưa bảo đảm tính nghiêm minh trong chấp hành kỷ luật tài chính, nợ công có xu hướng tăng nhanh.

Thừa nhân mức vượt là thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính và nghị quyết của Quốc hội chưa nghiêm, song với lý giải đây là số thực tế đã phát sinh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn xin Quốc hội cho phép quyết toán số tiền đã vượt dự toán.

Việc tăng bội chi nêu trên đã đẩy nợ công tiếp tục tăng nhanh, song vẫn bảo đảm mức nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công, báo cáo giải trình nêu rõ.