10 nền kinh tế tệ nhất thế giới
Hai quốc gia sở hữu tài nguyên dầu lửa dồi dào là Venezuela và Iran cũng góp mặt trong danh sách này
Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách "Những nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới năm 2011", trong đó dẫn đầu là quốc gia châu Phi Madagascar.
Đáng chú ý là, hai quốc gia sở hữu tài nguyên dầu lửa dồi dào là Venezuela và Iran cũng góp mặt trong danh sách này.
Forbes cho biết, họ đưa ra danh sách này trên cơ sở nghiên cứu 177 nền kinh tế trên thế giới trên các phương diện tăng trưởng GDP bình quân và tốc độ lạm phát trong 3 năm, GDP bình quân đầu người, cán cân vãng lai…
Dưới đây là 10 nền kinh tế mà Forbes cho là đang ở trong tình trạng tệ nhất trên thế giới:
1. Madagascar
GDP bình quân đầu người: 387 USD
Lạm phát: 8,5%
Giá gạo bán lẻ ở Madagascar trong vòng 2 năm qua đã tăng gấp đôi, trong khi nước này mất nhiều ngàn việc làm trong ngành dệt may sau cuộc đảo chính quân sự hồi năm 1999. Cuộc đảo chính này buộc nước Mỹ loại Madagascar ra khỏi Đạo luật cơ hội tăng trưởng châu Phi, vốn cho phép các nước trong đạo luật được hưởng quyền tiếp cận ưu đãi với thị trường Mỹ. Trong bối cảnh bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn, Madagascar ít có cơ hội tăng vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay.
2. Armenia
GDP bình quân đầu người: 2.959 USD
Lạm phát: 7%
Với GDP sụt giảm 15% trong năm 2009 và được dự báo còn tăng trưởng èo uột trong vài năm tới, nền kinh tế Armenia đang trong thời kỳ chật vật. GDP bình quân đầu người của nước này chưa bằng 1/3 so với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Mức lạm phát 7% càng khiến người dân Armenia nghèo đi.
3. Guinea
GDP bình quân đầu người: 440 USD
Lạm phát: 17%
Quốc gia Tây Phi này sở hữu một nửa trữ lượng bauxite của thế giới, nhưng không thể thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài. Giới quan sát cho rằng, cơ sở hạ tầng yếu kém và thái độ kém thân thiện của Chính phủ Guinea với các nhà đầu tư đã cản trở sự tăng trưởng kinh tế ở đây. Tuy nhiên, sau khi ông Alpha Conde trúng cử Tổng thống Guinea vào năm 2010, giới đầu tư đã bớt “sợ” nước này hơn. Abu Dhabi và tập đoàn khai mỏ BHP Billiton đang xem xét đầu tư 5 tỷ USD vào một dự án nhôm ở Guinea.
4. Ukraine
GDP bình quân đầu người: 3.483 USD
Lạm phát: 10%
Ukraine có diện tích lớn đất nông nghiệp màu mỡ và nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nên có “cơ” trở thành một nền kinh tế hàng đầu ở châu Âu. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của nước này vẫn kém xa so với những nền kinh tế bị xem là yếu kém của lục địa già như Serbia và Bulgaria. Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, “luật pháp phức tạp, quản lý doanh nghiệp yếu kém, hiệu lực thực thi pháp luật hợp đồng không mạnh và đặc biệt là tham nhũng” là những lý do khiến kinh tế Ukraine trì trệ.
5. Jamaica
GDP bình quân đầu người: 5.473 USD
Lạm phát: 7%
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong mấy năm gần đây, tỷ lệ nghèo đói ở Jamaica đã giảm khoảng một nửa xuống còn 10% và tỷ lệ người dân biết chữ đã tăng lên 88%. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm quốc đảo này khốn đốn, với GDP sụt giảm 4% trong hai năm qua và được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng dưới 3% cho tới tận năm 2015. Lạm phát cao và thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài khiến việc tăng thu nhập cho người dân bình thường ở Jamaica ngày càng khó.
6. Venezuela
GDP bình quân đầu người: 9.886 USD
Lạm phát: 32%
Dù đất nước được ưu đãi nguồn tài nguyên cực kỳ giàu có, người dân Venezuela vẫn nghèo. Ưu điểm duy nhất của nền kinh tế này là thặng dư vãng lai nhờ xuất khẩu dầu lửa. Lạm phát cao ngất ngưởng khiến tăng trưởng GDP trở thành vô nghĩa.
7. Kyrgyzstan
GDP bình quân đầu người: 943 USD
Lạm phát: 12,6%
Nước cộng hòa Trung Á này xếp 164 trong số 178 quốc gia thuộc Chỉ số tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, đồng thời gánh tỷ lệ thất nghiệp 11%. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng Kyrgyztan không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án khai mỏ và luyện kim do môi trường kinh doanh quá kém hấp dẫn.
8. Swaziland
GDP bình quân đầu người: 3.109 USD
Lạm phát: 7,3%
Dân số tăng nhanh và tình trạng thiếu việc làm khiến tỷ lệ đói nghèo ở quốc gia châu Phi này đứng trên 60%, cho dù đất nông nghiệp ở đây dồi dào, lượng đường xuất khẩu lớn và ngành du lịch khá phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự tăng giá đồng nội tệ đã khiến ngành dệt may, nơi tạo việc làm cho 30.000 người dân Swaziland, điêu đứng.
9. Nicaragua
GDP bình quân đầu người: 1.197 USD
Lạm phát: 9%
Nicaragua là quốc gia nghèo thứ nhì ở Tây bán cầu, sau Haiti, với GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 so với nước láng giềng El Salvador. Tình trạng mất điện và thiếu nước như cơm bữa, cộng thêm giá năng lượng cao khiến người dân nước này đối mặt điều kiện sống khó khăn, đồng thời làm chùn chân giới đầu tư nước ngoài. Khoảng một nửa dân số Nicaragua sống dưới mức nghèo khổ, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
10. Iran
GDP bình quân đầu người: 5.493 USD
Lạm phát: 15%
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA), nước cộng hòa Hồi giáo này chiếm 10% trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của thế giới. Nhưng nền kinh tế Iran lại chỉ tăng trưởng với tốc độ bằng 1/3 mức bình quân toàn cầu, do sự kiểm soát chặt chẽ những ngành công nghiệp then chốt, các lệnh trừng phạt quốc tế và trình độ quản lý yếu kém. GDP bình quân đầu người của Iran chỉ nhỉnh hơn quốc gia điêu đứng vì chiến tranh Iraq, thay vì ngang tầm với các nước nhiều dầu lửa khác như Saudi Arabia hay Kuwait.
Đáng chú ý là, hai quốc gia sở hữu tài nguyên dầu lửa dồi dào là Venezuela và Iran cũng góp mặt trong danh sách này.
Forbes cho biết, họ đưa ra danh sách này trên cơ sở nghiên cứu 177 nền kinh tế trên thế giới trên các phương diện tăng trưởng GDP bình quân và tốc độ lạm phát trong 3 năm, GDP bình quân đầu người, cán cân vãng lai…
Dưới đây là 10 nền kinh tế mà Forbes cho là đang ở trong tình trạng tệ nhất trên thế giới:
1. Madagascar
Lạm phát: 8,5%
Giá gạo bán lẻ ở Madagascar trong vòng 2 năm qua đã tăng gấp đôi, trong khi nước này mất nhiều ngàn việc làm trong ngành dệt may sau cuộc đảo chính quân sự hồi năm 1999. Cuộc đảo chính này buộc nước Mỹ loại Madagascar ra khỏi Đạo luật cơ hội tăng trưởng châu Phi, vốn cho phép các nước trong đạo luật được hưởng quyền tiếp cận ưu đãi với thị trường Mỹ. Trong bối cảnh bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn, Madagascar ít có cơ hội tăng vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay.
2. Armenia
GDP bình quân đầu người: 2.959 USD
Lạm phát: 7%
Với GDP sụt giảm 15% trong năm 2009 và được dự báo còn tăng trưởng èo uột trong vài năm tới, nền kinh tế Armenia đang trong thời kỳ chật vật. GDP bình quân đầu người của nước này chưa bằng 1/3 so với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Mức lạm phát 7% càng khiến người dân Armenia nghèo đi.
3. Guinea
GDP bình quân đầu người: 440 USD
Lạm phát: 17%
Quốc gia Tây Phi này sở hữu một nửa trữ lượng bauxite của thế giới, nhưng không thể thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài. Giới quan sát cho rằng, cơ sở hạ tầng yếu kém và thái độ kém thân thiện của Chính phủ Guinea với các nhà đầu tư đã cản trở sự tăng trưởng kinh tế ở đây. Tuy nhiên, sau khi ông Alpha Conde trúng cử Tổng thống Guinea vào năm 2010, giới đầu tư đã bớt “sợ” nước này hơn. Abu Dhabi và tập đoàn khai mỏ BHP Billiton đang xem xét đầu tư 5 tỷ USD vào một dự án nhôm ở Guinea.
4. Ukraine
GDP bình quân đầu người: 3.483 USD
Lạm phát: 10%
Ukraine có diện tích lớn đất nông nghiệp màu mỡ và nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nên có “cơ” trở thành một nền kinh tế hàng đầu ở châu Âu. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của nước này vẫn kém xa so với những nền kinh tế bị xem là yếu kém của lục địa già như Serbia và Bulgaria. Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, “luật pháp phức tạp, quản lý doanh nghiệp yếu kém, hiệu lực thực thi pháp luật hợp đồng không mạnh và đặc biệt là tham nhũng” là những lý do khiến kinh tế Ukraine trì trệ.
5. Jamaica
GDP bình quân đầu người: 5.473 USD
Lạm phát: 7%
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong mấy năm gần đây, tỷ lệ nghèo đói ở Jamaica đã giảm khoảng một nửa xuống còn 10% và tỷ lệ người dân biết chữ đã tăng lên 88%. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm quốc đảo này khốn đốn, với GDP sụt giảm 4% trong hai năm qua và được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng dưới 3% cho tới tận năm 2015. Lạm phát cao và thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài khiến việc tăng thu nhập cho người dân bình thường ở Jamaica ngày càng khó.
6. Venezuela
GDP bình quân đầu người: 9.886 USD
Lạm phát: 32%
Dù đất nước được ưu đãi nguồn tài nguyên cực kỳ giàu có, người dân Venezuela vẫn nghèo. Ưu điểm duy nhất của nền kinh tế này là thặng dư vãng lai nhờ xuất khẩu dầu lửa. Lạm phát cao ngất ngưởng khiến tăng trưởng GDP trở thành vô nghĩa.
7. Kyrgyzstan
GDP bình quân đầu người: 943 USD
Lạm phát: 12,6%
Nước cộng hòa Trung Á này xếp 164 trong số 178 quốc gia thuộc Chỉ số tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, đồng thời gánh tỷ lệ thất nghiệp 11%. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng Kyrgyztan không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án khai mỏ và luyện kim do môi trường kinh doanh quá kém hấp dẫn.
8. Swaziland
GDP bình quân đầu người: 3.109 USD
Lạm phát: 7,3%
Dân số tăng nhanh và tình trạng thiếu việc làm khiến tỷ lệ đói nghèo ở quốc gia châu Phi này đứng trên 60%, cho dù đất nông nghiệp ở đây dồi dào, lượng đường xuất khẩu lớn và ngành du lịch khá phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự tăng giá đồng nội tệ đã khiến ngành dệt may, nơi tạo việc làm cho 30.000 người dân Swaziland, điêu đứng.
9. Nicaragua
GDP bình quân đầu người: 1.197 USD
Lạm phát: 9%
Nicaragua là quốc gia nghèo thứ nhì ở Tây bán cầu, sau Haiti, với GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 so với nước láng giềng El Salvador. Tình trạng mất điện và thiếu nước như cơm bữa, cộng thêm giá năng lượng cao khiến người dân nước này đối mặt điều kiện sống khó khăn, đồng thời làm chùn chân giới đầu tư nước ngoài. Khoảng một nửa dân số Nicaragua sống dưới mức nghèo khổ, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
10. Iran
GDP bình quân đầu người: 5.493 USD
Lạm phát: 15%
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA), nước cộng hòa Hồi giáo này chiếm 10% trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của thế giới. Nhưng nền kinh tế Iran lại chỉ tăng trưởng với tốc độ bằng 1/3 mức bình quân toàn cầu, do sự kiểm soát chặt chẽ những ngành công nghiệp then chốt, các lệnh trừng phạt quốc tế và trình độ quản lý yếu kém. GDP bình quân đầu người của Iran chỉ nhỉnh hơn quốc gia điêu đứng vì chiến tranh Iraq, thay vì ngang tầm với các nước nhiều dầu lửa khác như Saudi Arabia hay Kuwait.