10 sự kiện và vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2010
Trong ngày cuối cùng của năm 2010, hãy cùng chúng tôi nhìn lại 10 sự kiện và vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam tiêu biểu năm qua
Trong ngày cuối cùng của năm 2010, hãy cùng chúng tôi nhìn lại 10 sự kiện và vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam tiêu biểu năm qua.
1. Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN
Năm 2010, năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, tiếp tục là năm thành công của khu vực ASEAN khi quan hệ đối ngoại của ASEAN có những bước phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn, vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội được nâng cao. Sự thành công của năm Chủ tịch ASEAN được nhìn nhận là đã ghi dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong việc chủ động đưa ra nhiều quyết sách quan trọng trong việc điều phối hoạt động chung của cả ASEAN; từ đó, khẳng định được năng lực đảm nhận công việc chung trong khu vực của Việt Nam, góp phần nâng cao thế và lực của nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế.
Suốt trong năm 2010, dồn dập các sự kiện đối ngoại của ASEAN đã được diễn ra. Một con số được coi là kỷ lục của ASEAN, đó là 14 cuộc họp cấp cao trong hai ngày rưỡi, trong đó lần đầu tiên có tới 8 cuộc họp cấp cao riêng ASEAN+1 với các đối tác trong một dịp hội nghị cấp cao ASEAN (cấp cao ASEAN-17, tháng 10/2010).
Bên cạnh đó, khoảng trên 40 hội nghị cấp bộ trưởng và quan chức suốt cả năm 2010 đều khắp trên cả 3 trụ cột chính là chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong nỗ lực chung trên, cộng đồng quốc tế đã đánh giá cao năng lực điều phối của Việt Nam trong việc đảm đương công việc chung của cả khu vực, cũng như quá trình nỗ lực chuẩn bị cho các hội nghị từ vấn đề an ninh, sắp xếp lịch họp đến nội dung bàn thảo và quyết sách chung cho cả khu vực.
Với chủ đề “Từ tầm nhìn tới hành động”, ngay từ đầu năm, chúng ta đã xác định rõ, và được các nước nhất trí cao về các trọng tâm ưu tiên của năm ASEAN 2010, bao gồm: đẩy mạnh thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng và triển khai Hiến chương ASEAN; tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác; thúc đẩy hợp tác vì hoà bình, an ninh, phát triển bền vững và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu; và tăng cường đoàn kết, nâng cao vị thế, và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Trên tinh thần đó, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Chủ tịch ASEAN với phương châm “Tích cực, chủ động và có trách nhiệm” và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
2. Quốc hội đã khẳng định được quyền lực tối cao
Trong một cuộc tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp diễn ra vào cuối tháng 11/2010, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết lại như vậy. Trước những diễn biến sôi động của Nghị trường năm 2010, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng còn chia sẻ tâm tư của mình rằng: “Qua nghe ý kiến của cử tri, tôi thấy, hình như bây giờ Quốc hội cũng đã bớt được cái tiếng Quốc hội chỉ quyết những vấn đề đã được quyết rồi, dân chủ không thực chất. Quốc hội bây giờ là bàn thật, từ những vấn đề về ngân sách nhà nước đến việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia...”.
Năm 2010, bên cạnh trách nhiệm rất nặng nề của công tác lập pháp là xem xét, cho ý kiến 15 dự án luật, thông qua 19 dự án luật, Quốc hội đã “mổ xẻ” hàng loạt vấn đề nóng khác, từ những vấn đề rất “gần gũi” với đời sống xã hội như tình hình thiếu điện, chuyện lạm phát, chuyện thiên tai bão lũ, chuyện được mùa mất giá của người nông dân... đến những vấn đề lớn tồn tại trong nền kinh tế như nhập siêu, bội chi, nợ công... Đặc biệt, Quốc hội cũng đã thêm một lần nữa khẳng định được quyền lực tối cao và trách nhiệm rất cao của mình trong việc chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Một loạt các vấn đề quan trọng khác của đất nước cũng đã được phân tích sâu sắc tại Quốc hội trong năm 2010 như xem xét báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về dự án Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất và đã thông qua nghị quyết về vấn đề này; đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thông qua Nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng; thực hiện giám sát tối cao hai chuyên đề “việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học” và “Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010”.
Có thể nói, năm 2010 cũng là năm ghi dấu ấn mạnh mẽ mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong sự phối hợp ngày càng hiệu quả hơn. Quốc hội giám sát Chính phủ nhưng cũng thể hiện trách nhiệm và sự chia sẻ của mình, không đứng ngoài cuộc để “phán xét”, các thảo luận ở Quốc hội đều trăn trở với tinh thần cầu thị và sự chia sẻ chân thành vì lợi ích chung của đất nước để cùng Chính phủ tìm ra cách thức và giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
3. Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Từ ngày mùng 1 đến 10/10/2010, khắp các đường phố Hà Nội đã chìm ngập trong cờ hoa của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và trên mỗi gương mặt người dân Thủ đô đều hiện rõ sự háo hức chào đón ngày sinh của đất “Rồng bay” này. Một nghìn năm mới có một lần và đây cũng là lần đầu tiên người dân Thủ đô được thưởng thức một màn diễu hành hoành tráng, một đêm đèn hoa rực rỡ và cũng... nghẹt thở đến như vậy.
Mọi con đường của Hà Nội dường như phải gồng mình hơn vào dịp Đại lễ để đón bước chân của gần 1 triệu khách trong và ngoài nước. Nhờ vào Đại lễ người dân Hà Nội có thêm được nhiều công trình có ý nghĩa như cầu Vĩnh Tuy, Bảo tàng Hà Nội, Công viên Hòa Bình, Đại lộ Thăng Long... cùng nhiều đường phố trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Nhờ Đại lễ nên ngành du lịch Hà Nội có những khởi sắc khi thu hút được 1,2 triệu lượt khách quốc tế và trên 10 triệu lượt khách trong nước trong năm 2010. Tuy nhiên cái được lớn nhất mà Đại lễ 1.000 năm đem lại là tạo dựng được cho thế hệ trẻ hiện nay hiểu thêm về Thăng Long xưa và Hà Nội nay.
Nhìn đi cũng phải nhìn lại, qua Đại lễ vẫn còn đọng lại nhiều dư âm. Đến nay Hà Nội vẫn như một “đứa trẻ” chưa chịu lớn dù đã 1.000 tuổi. Đó có lẽ là cảm nhận của tất cả các du khách đến Hà Nội và chứng kiến Thủ đô như một công trình xây dựng đang còn nhiều ngổn ngang. Mừng cho Hà Nội trong 1.000 năm tuổi, mong sao Thủ đô khi sang tuổi thứ 1.001 sẽ sạch đẹp, quyến rũ hơn và không còn nhà siêu mỏng, không còn tắc nghẽn giao thông, không còn ngập nước mỗi khi mùa mưa đến...
4. GDP vượt mốc 100 tỷ USD
GDP của năm 2010 khá dễ dàng “cán đích” sau một năm rơi vào ngưỡng thấp nhất trong 10 năm qua và hứa hẹn tốc độ tăng GDP sẽ còn nhanh hơn trong những năm tiếp theo. Nhưng, cũng chính vì lẽ đó, năm 2010 đã trở thành thời điểm mà hơn lúc nào hết, câu chuyện về chất lượng tăng trưởng trở nên rất nóng, nhất là khi CPI - một trong những chỉ số quan trọng đo chất lượng cuộc sống của người dân đã tăng vọt lên đến 11,75%, bỏ xa mức chỉ tiêu CPI cần khống chế là 7% - như là một bằng chứng sinh động của việc mặc dù luôn đề cao việc tập trung đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng nhưng chúng ta vẫn ham tăng tốc độ tăng trưởng GDP nhiều hơn.
Chính phủ cũng nghiêm túc nhìn nhận rằng, việc khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững vẫn là những thách thức lớn. Vì thế, mục tiêu tổng quát cho điều hành kinh tế - xã hội năm 2011 đã được Chính phủ xác định là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; trên cơ sở đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường ổn định chính trị xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.”
5. Ngành lúa gạo lập ba kỷ lục
Năm 2010, xuất khẩu của ngành nông lâm thủy sản đạt thắng lợi rực rỡ, với kim ngạch kỷ lục 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu được Đại hội Đảng X đề ra. Trong đó, có 6 mặt hàng lập kỷ lục về giá trị: gạo đạt 3,23 tỷ USD; cao su đạt 2,32 tỷ USD; điều đạt 1,14 tỷ USD; tiêu đạt 419 triệu USD; gỗ và đồ gỗ đạt 3,4 tỷ USD; tôm đạt hơn 2 tỷ USD.
Trong đó, tăng trưởng rực rỡ nhất chính là lúa gạo, đã lập kép 3 kỷ lục trong năm vừa qua, về cả sản lượng thu hoạch, khối lượng xuất khẩu và giá trị kim ngạch. Mặc dù năm 2010, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất lúa gạo ở nhiều địa phương, đặc biệt lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, nhưng sản lượng lương thực của nước ta vẫn đạt con số cao nhất từ trước tới nay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa thu hoạch trong năm vừa qua lên tới 39,8 triệu tấn, tăng 900 nghìn tấn so với năm 2009. Cũng chưa từng năm nào trước đây sản xuất lúa gạo lại đạt được mức tăng trưởng cao như vậy. Năm 2009 chỉ tăng 200 nghìn tấn so với năm 2008. Sản xuất lúa gạo tăng mạnh đã làm tiền đề cho xuất khẩu gạo tiếp tục cao, vượt hơn năm trước tới 0,7 triệu tấn mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Năm 2009, Việt Nam lập kỷ lục về khối lượng gạo xuất khẩu khi lần đầu tiên đạt tới con số 6 triệu tấn, tuy nhiên kim ngạch lại giảm so với năm 2008 bởi giá bán thấp.
Xuất khẩu gạo của nước ta năm 2010 đã đạt được thành tựu cao nhất từ trước tới nay cả về lượng và giá trị, với khối lượng xuất 6,7 triệu tấn, thu về 3,23 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu gạo tăng 12,3% về lượng và 17,8% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 467 USD/tấn tăng 4,6% so với giá gạo bình quân năm trước.
6. Trục vớt “con tàu” Vinashin
Ngay từ cuối năm 2008, Vinashin đã gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, không thu xếp được vốn để thực hiện các hợp đồng đã ký và lâm vào tình trạng thua lỗ. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều chủ tàu đã hủy hợp đồng (từ đơn hàng có giá trị gần 12 tỷ USD xuống chỉ còn trên 2 tỷ); song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Trước hết là do việc cố ý làm trái, báo cáo không trung thực và yếu kém của lãnh đạo Vinashin trong quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính và đầu tư, phát triển thêm quá nhiều doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh... Trong khi đó, một số cơ quan chức năng thuộc Chính phủ chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với Vinashin.
Tại phiên họp ngày 31/7/2010, Bộ Chính trị đã quyết định “trục vớt” con tàu này. Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ: “Từng bước củng cố uy tín thương hiệu tập đoàn Vinashin; cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường đầu tư của đất nước”.
Tiếp đó, ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu tập đoàn Vinashin với mục tiêu sớm ổn định sản xuất kinh doanh, củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, từng bước trả được nợ, tích lũy và phát triển; xây dựng Tập đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp tàu biển, là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện Chiến lược biển.
Với nhiều bài học được rút ra thì sau câu chuyện Vinashin, dư luận còn rất kỳ vọng vào điều mà Chính phủ hứa là sẽ kiên quyết thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra. Đồng thời sẽ sớm trình Quốc hội ban hành Luật về sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
7. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 25,2%
Theo Bộ Công Thương, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 12 đạt 143.893 tỷ đồng, tăng 1,34% so với tháng 11. Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội cả năm 2010 đạt 1.570.013 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2009.
Bộ Công Thương đánh giá, đây là mức tăng cao hơn hẳn so với dự kiến đầu năm, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng khoảng 15%, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường nội địa. Tính riêng thị trường Hà Nội, dự kiến cả năm 2010, tổng mức bán và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 30,5% so với năm 2009, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Hà Nội hiện là trung tâm bán buôn của khu vực phía Bắc với tỷ trọng bán buôn chiếm tới 77% trị giá trong tổng số bán ra. Hệ thống bán lẻ của Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng với mạng lưới 362 chợ, 70 trung tâm thương mại, siêu thị và một loạt các hệ thống cửa hàng tự chọn.
Một chuyên gia đã nhận định, không có gì đáng ngạc nhiên khi ngành bán lẻ tiếp tục là lĩnh vực thu hút đầu tư nhất với mức doanh số bán lẻ nội địa tăng trưởng 25%/năm. Kết quả khảo sát trong quí 4/2010 của công ty kiểm toán Grant Thornton Việt Nam với chủ đề “Đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam - quan điểm và triển vọng đầu tư” lấy ý kiến từ hơn 200 nhà ra quyết định đầu tư tại Việt Nam hoặc những người có quan tâm lớn tới đầu tư vào Việt Nam cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với 70% nhà đầu tư đánh giá bán lẻ là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn và có triển vọng, xếp trên giáo dục, bất động sản hay y tế.
Hiện nay, 62% người tiêu dùng ở các tầng lớp khác nhau vẫn mua hàng trực tiếp ở các chợ truyền thống. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển dịch từ phương thức mua sắm tại chợ truyền thống sang các phương thức thương mại hiện đại, điều này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư cơ hội phát triển thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần, gây dựng nền tảng phát triển trong tương lai.
8. Năm nổi loạn của vàng, tỷ giá và lãi suất
Trước lực đẩy giá vàng thế giới lên tới 1.411,6 USD/oz vào ngày 9/11, cộng với yếu tố đầu cơ và quan hệ luẩn quẩn “vàng – đô” giá vàng trong nước vọt lên mốc chưa từng có trong lịch sử: 38,2 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới và cao hơn mức giá trong nước trước đó vài tiếng đồng hồ trên 2 triệu đồng/lượng.
Cùng với vàng, tỷ giá được coi là vấn đề nóng bỏng của năm qua.
Trong khi hàng loạt quốc gia lo đối phó với sự tăng giá của bản tệ so với USD thì ở Việt Nam tiền đồng lại giảm giá, Ngân hàng Nhà nước phải hai lần điều chỉnh giảm giá trị VND so với USD.
Năm 2010 còn là năm của “dùng dằng lãi suất”. Năm 2008, đánh dấu sự can thiệp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường tiền tệ thông qua Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 nhằm ổn định dòng tiền lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Theo đó, mọi giao dịch gửi và vay đối với ngân hàng đều không vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố từng thời kỳ.
Bước sang 2009 và 2010, mặc dù tình hình đã khác nhưng “vòng kim cô” này nửa bỏ, nửa không. Cụ thể, ngày 14/4/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN chỉ cho phép tổ chức tín dụng “cho vay theo lãi suất thỏa thuận” và như thế, mặc nhiên lãi suất huy động vẫn phải tuân thủ Quyết định 16.
Tuy nhiên, thông tư này không ngăn được tình trạng “vốn chạy lòng vòng” mặc dù Hiệp hội ngân hàng nhiều lần vận động các tổ chức tín dụng đồng thuận huy động không quá 12%/năm hoặc 14%/năm. Cực chẳng đã, ngày 14/12/2010, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành Công văn số 9779/NHNN-CSTT, ấn định mức lãi suất huy động tối đa 14%/năm, những ngân hàng nào phá rào sẽ bị xử lý theo các chế tài nghiêm ngặt.
Dù vậy, các ngân hàng vẫn tìm mọi cách để lách cơ chế, làm trầm trọng thêm tình trạng “cơ chế hai giá” trong nền kinh tế.
9. Thiên tai, mưa lũ lớn hoành hành miền Trung
Thiệt hại do các đợt mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã làm 155 người chết, 29 người mất tích, gây thiệt hại về kinh tế 11.600 tỷ đồng.
Ước tính, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm đã làm hơn 260 người chết; 96 người mất tích; 491 người bị thương; hơn 6000 nhà bị đổ, sập, trôi; 471.985 nhà bị ngập, hư hại và tốc mái. Diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại là hơn 312.000 ha... Ước tính tổng thiệt hại về vật chất khoảng 16.055 tỷ đồng.
Trong cơn lũ dữ, các tỉnh miền Trung đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, khẩn trương của Nhà nước; huy động mọi lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; đồng thời có nhiều giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ các tỉnh, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau mưa lũ. Trực tiếp Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan... đã đến thăm và kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ, lụt tại các tỉnh.
Ngoài việc huy động các lực lượng cứu trợ, Chính phủ cũng hỗ trợ về vật chất hai đợt là: 730 tỷ đồng và 14.000 tấn gạo. Đồng thời Chính phủ đã tạm ứng cho các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên 110 tỷ đồng và 3.500 tấn gạo. Bên cạnh những mặt được về công tác phòng chống, ứng phó, cứu trợ, mưa lũ lịch sử đi qua, nhưng còn đó những vấn đề tồn tại, những bài học về sự chủ động ứng phó, phòng chống với thiên tai, lũ lụt; công tác chuẩn bị tại chỗ khi có mưa lũ lớn đảm bảo phương tiện và lương thực dự trữ; việc cứu trợ sau bão lụt; về việc quản lý vận hành các hồ, đập... ở miền Trung trong mùa mưa lũ.
10. Quốc tế ghi nhận mô hình giảm nghèo của Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo đã được triển khai và giành được những kết quả rất quan trọng, thành tựu xóa đói giảm nghèo đã góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Đây là một chương trình quan trọng nằm trong chương trình thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành chính sách giảm nghèo kịp thời, đúng thực tiễn.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh, từ 22% năm 2005 xuống còn 11,3% năm 2009 và còn 9,45% trong năm 2010. Những con số này vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Năm 2010, Chương trình 135 giai đoạn 2 kết thúc, các mục tiêu cơ bản đã đạt được: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% và tăng thu nhập lên 3,5 triệu đồng/hộ/năm, góp phần tạo nên diện mạo mới về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Những kết quả đó được Chính phủ và cộng đồng quốc tế ghi nhận của mô hình giảm nghèo ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế chương trình giảm nghèo giai đoạn 2001- 2010 chưa thật sự hiệu quả, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo còn có sự chồng chéo. Trong việc xây dựng chương trình giảm nghèo 5 năm và tầm nhìn 10 năm tới giai đoạn 2011-2020, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nghị quyết chung về giảm nghèo. Theo đó, sẽ thể hiện chủ trương giảm nghèo toàn diện trong lĩnh vực việc làm, đời sống, nhà ở, môi trường và điều quan trọng là phải hướng người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế và hạ tầng cơ sở tốt.
1. Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN
Năm 2010, năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, tiếp tục là năm thành công của khu vực ASEAN khi quan hệ đối ngoại của ASEAN có những bước phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn, vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội được nâng cao. Sự thành công của năm Chủ tịch ASEAN được nhìn nhận là đã ghi dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong việc chủ động đưa ra nhiều quyết sách quan trọng trong việc điều phối hoạt động chung của cả ASEAN; từ đó, khẳng định được năng lực đảm nhận công việc chung trong khu vực của Việt Nam, góp phần nâng cao thế và lực của nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế.
Suốt trong năm 2010, dồn dập các sự kiện đối ngoại của ASEAN đã được diễn ra. Một con số được coi là kỷ lục của ASEAN, đó là 14 cuộc họp cấp cao trong hai ngày rưỡi, trong đó lần đầu tiên có tới 8 cuộc họp cấp cao riêng ASEAN+1 với các đối tác trong một dịp hội nghị cấp cao ASEAN (cấp cao ASEAN-17, tháng 10/2010).
Bên cạnh đó, khoảng trên 40 hội nghị cấp bộ trưởng và quan chức suốt cả năm 2010 đều khắp trên cả 3 trụ cột chính là chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong nỗ lực chung trên, cộng đồng quốc tế đã đánh giá cao năng lực điều phối của Việt Nam trong việc đảm đương công việc chung của cả khu vực, cũng như quá trình nỗ lực chuẩn bị cho các hội nghị từ vấn đề an ninh, sắp xếp lịch họp đến nội dung bàn thảo và quyết sách chung cho cả khu vực.
Với chủ đề “Từ tầm nhìn tới hành động”, ngay từ đầu năm, chúng ta đã xác định rõ, và được các nước nhất trí cao về các trọng tâm ưu tiên của năm ASEAN 2010, bao gồm: đẩy mạnh thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng và triển khai Hiến chương ASEAN; tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác; thúc đẩy hợp tác vì hoà bình, an ninh, phát triển bền vững và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu; và tăng cường đoàn kết, nâng cao vị thế, và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Trên tinh thần đó, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Chủ tịch ASEAN với phương châm “Tích cực, chủ động và có trách nhiệm” và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
2. Quốc hội đã khẳng định được quyền lực tối cao
Trong một cuộc tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp diễn ra vào cuối tháng 11/2010, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết lại như vậy. Trước những diễn biến sôi động của Nghị trường năm 2010, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng còn chia sẻ tâm tư của mình rằng: “Qua nghe ý kiến của cử tri, tôi thấy, hình như bây giờ Quốc hội cũng đã bớt được cái tiếng Quốc hội chỉ quyết những vấn đề đã được quyết rồi, dân chủ không thực chất. Quốc hội bây giờ là bàn thật, từ những vấn đề về ngân sách nhà nước đến việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia...”.
Năm 2010, bên cạnh trách nhiệm rất nặng nề của công tác lập pháp là xem xét, cho ý kiến 15 dự án luật, thông qua 19 dự án luật, Quốc hội đã “mổ xẻ” hàng loạt vấn đề nóng khác, từ những vấn đề rất “gần gũi” với đời sống xã hội như tình hình thiếu điện, chuyện lạm phát, chuyện thiên tai bão lũ, chuyện được mùa mất giá của người nông dân... đến những vấn đề lớn tồn tại trong nền kinh tế như nhập siêu, bội chi, nợ công... Đặc biệt, Quốc hội cũng đã thêm một lần nữa khẳng định được quyền lực tối cao và trách nhiệm rất cao của mình trong việc chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Một loạt các vấn đề quan trọng khác của đất nước cũng đã được phân tích sâu sắc tại Quốc hội trong năm 2010 như xem xét báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về dự án Nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất và đã thông qua nghị quyết về vấn đề này; đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thông qua Nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng; thực hiện giám sát tối cao hai chuyên đề “việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học” và “Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010”.
Có thể nói, năm 2010 cũng là năm ghi dấu ấn mạnh mẽ mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong sự phối hợp ngày càng hiệu quả hơn. Quốc hội giám sát Chính phủ nhưng cũng thể hiện trách nhiệm và sự chia sẻ của mình, không đứng ngoài cuộc để “phán xét”, các thảo luận ở Quốc hội đều trăn trở với tinh thần cầu thị và sự chia sẻ chân thành vì lợi ích chung của đất nước để cùng Chính phủ tìm ra cách thức và giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
3. Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Từ ngày mùng 1 đến 10/10/2010, khắp các đường phố Hà Nội đã chìm ngập trong cờ hoa của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và trên mỗi gương mặt người dân Thủ đô đều hiện rõ sự háo hức chào đón ngày sinh của đất “Rồng bay” này. Một nghìn năm mới có một lần và đây cũng là lần đầu tiên người dân Thủ đô được thưởng thức một màn diễu hành hoành tráng, một đêm đèn hoa rực rỡ và cũng... nghẹt thở đến như vậy.
Mọi con đường của Hà Nội dường như phải gồng mình hơn vào dịp Đại lễ để đón bước chân của gần 1 triệu khách trong và ngoài nước. Nhờ vào Đại lễ người dân Hà Nội có thêm được nhiều công trình có ý nghĩa như cầu Vĩnh Tuy, Bảo tàng Hà Nội, Công viên Hòa Bình, Đại lộ Thăng Long... cùng nhiều đường phố trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Nhờ Đại lễ nên ngành du lịch Hà Nội có những khởi sắc khi thu hút được 1,2 triệu lượt khách quốc tế và trên 10 triệu lượt khách trong nước trong năm 2010. Tuy nhiên cái được lớn nhất mà Đại lễ 1.000 năm đem lại là tạo dựng được cho thế hệ trẻ hiện nay hiểu thêm về Thăng Long xưa và Hà Nội nay.
Nhìn đi cũng phải nhìn lại, qua Đại lễ vẫn còn đọng lại nhiều dư âm. Đến nay Hà Nội vẫn như một “đứa trẻ” chưa chịu lớn dù đã 1.000 tuổi. Đó có lẽ là cảm nhận của tất cả các du khách đến Hà Nội và chứng kiến Thủ đô như một công trình xây dựng đang còn nhiều ngổn ngang. Mừng cho Hà Nội trong 1.000 năm tuổi, mong sao Thủ đô khi sang tuổi thứ 1.001 sẽ sạch đẹp, quyến rũ hơn và không còn nhà siêu mỏng, không còn tắc nghẽn giao thông, không còn ngập nước mỗi khi mùa mưa đến...
4. GDP vượt mốc 100 tỷ USD
GDP của năm 2010 khá dễ dàng “cán đích” sau một năm rơi vào ngưỡng thấp nhất trong 10 năm qua và hứa hẹn tốc độ tăng GDP sẽ còn nhanh hơn trong những năm tiếp theo. Nhưng, cũng chính vì lẽ đó, năm 2010 đã trở thành thời điểm mà hơn lúc nào hết, câu chuyện về chất lượng tăng trưởng trở nên rất nóng, nhất là khi CPI - một trong những chỉ số quan trọng đo chất lượng cuộc sống của người dân đã tăng vọt lên đến 11,75%, bỏ xa mức chỉ tiêu CPI cần khống chế là 7% - như là một bằng chứng sinh động của việc mặc dù luôn đề cao việc tập trung đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng nhưng chúng ta vẫn ham tăng tốc độ tăng trưởng GDP nhiều hơn.
Chính phủ cũng nghiêm túc nhìn nhận rằng, việc khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững vẫn là những thách thức lớn. Vì thế, mục tiêu tổng quát cho điều hành kinh tế - xã hội năm 2011 đã được Chính phủ xác định là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; trên cơ sở đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường ổn định chính trị xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.”
5. Ngành lúa gạo lập ba kỷ lục
Năm 2010, xuất khẩu của ngành nông lâm thủy sản đạt thắng lợi rực rỡ, với kim ngạch kỷ lục 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu được Đại hội Đảng X đề ra. Trong đó, có 6 mặt hàng lập kỷ lục về giá trị: gạo đạt 3,23 tỷ USD; cao su đạt 2,32 tỷ USD; điều đạt 1,14 tỷ USD; tiêu đạt 419 triệu USD; gỗ và đồ gỗ đạt 3,4 tỷ USD; tôm đạt hơn 2 tỷ USD.
Trong đó, tăng trưởng rực rỡ nhất chính là lúa gạo, đã lập kép 3 kỷ lục trong năm vừa qua, về cả sản lượng thu hoạch, khối lượng xuất khẩu và giá trị kim ngạch. Mặc dù năm 2010, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất lúa gạo ở nhiều địa phương, đặc biệt lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, nhưng sản lượng lương thực của nước ta vẫn đạt con số cao nhất từ trước tới nay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa thu hoạch trong năm vừa qua lên tới 39,8 triệu tấn, tăng 900 nghìn tấn so với năm 2009. Cũng chưa từng năm nào trước đây sản xuất lúa gạo lại đạt được mức tăng trưởng cao như vậy. Năm 2009 chỉ tăng 200 nghìn tấn so với năm 2008. Sản xuất lúa gạo tăng mạnh đã làm tiền đề cho xuất khẩu gạo tiếp tục cao, vượt hơn năm trước tới 0,7 triệu tấn mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Năm 2009, Việt Nam lập kỷ lục về khối lượng gạo xuất khẩu khi lần đầu tiên đạt tới con số 6 triệu tấn, tuy nhiên kim ngạch lại giảm so với năm 2008 bởi giá bán thấp.
Xuất khẩu gạo của nước ta năm 2010 đã đạt được thành tựu cao nhất từ trước tới nay cả về lượng và giá trị, với khối lượng xuất 6,7 triệu tấn, thu về 3,23 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu gạo tăng 12,3% về lượng và 17,8% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 467 USD/tấn tăng 4,6% so với giá gạo bình quân năm trước.
6. Trục vớt “con tàu” Vinashin
Ngay từ cuối năm 2008, Vinashin đã gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, không thu xếp được vốn để thực hiện các hợp đồng đã ký và lâm vào tình trạng thua lỗ. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều chủ tàu đã hủy hợp đồng (từ đơn hàng có giá trị gần 12 tỷ USD xuống chỉ còn trên 2 tỷ); song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Trước hết là do việc cố ý làm trái, báo cáo không trung thực và yếu kém của lãnh đạo Vinashin trong quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính và đầu tư, phát triển thêm quá nhiều doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh... Trong khi đó, một số cơ quan chức năng thuộc Chính phủ chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với Vinashin.
Tại phiên họp ngày 31/7/2010, Bộ Chính trị đã quyết định “trục vớt” con tàu này. Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ: “Từng bước củng cố uy tín thương hiệu tập đoàn Vinashin; cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường đầu tư của đất nước”.
Tiếp đó, ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu tập đoàn Vinashin với mục tiêu sớm ổn định sản xuất kinh doanh, củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, từng bước trả được nợ, tích lũy và phát triển; xây dựng Tập đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp tàu biển, là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện Chiến lược biển.
Với nhiều bài học được rút ra thì sau câu chuyện Vinashin, dư luận còn rất kỳ vọng vào điều mà Chính phủ hứa là sẽ kiên quyết thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra. Đồng thời sẽ sớm trình Quốc hội ban hành Luật về sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
7. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 25,2%
Theo Bộ Công Thương, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 12 đạt 143.893 tỷ đồng, tăng 1,34% so với tháng 11. Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội cả năm 2010 đạt 1.570.013 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2009.
Bộ Công Thương đánh giá, đây là mức tăng cao hơn hẳn so với dự kiến đầu năm, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng khoảng 15%, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường nội địa. Tính riêng thị trường Hà Nội, dự kiến cả năm 2010, tổng mức bán và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 30,5% so với năm 2009, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Hà Nội hiện là trung tâm bán buôn của khu vực phía Bắc với tỷ trọng bán buôn chiếm tới 77% trị giá trong tổng số bán ra. Hệ thống bán lẻ của Hà Nội cũng tăng lên nhanh chóng với mạng lưới 362 chợ, 70 trung tâm thương mại, siêu thị và một loạt các hệ thống cửa hàng tự chọn.
Một chuyên gia đã nhận định, không có gì đáng ngạc nhiên khi ngành bán lẻ tiếp tục là lĩnh vực thu hút đầu tư nhất với mức doanh số bán lẻ nội địa tăng trưởng 25%/năm. Kết quả khảo sát trong quí 4/2010 của công ty kiểm toán Grant Thornton Việt Nam với chủ đề “Đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam - quan điểm và triển vọng đầu tư” lấy ý kiến từ hơn 200 nhà ra quyết định đầu tư tại Việt Nam hoặc những người có quan tâm lớn tới đầu tư vào Việt Nam cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với 70% nhà đầu tư đánh giá bán lẻ là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn và có triển vọng, xếp trên giáo dục, bất động sản hay y tế.
Hiện nay, 62% người tiêu dùng ở các tầng lớp khác nhau vẫn mua hàng trực tiếp ở các chợ truyền thống. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển dịch từ phương thức mua sắm tại chợ truyền thống sang các phương thức thương mại hiện đại, điều này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư cơ hội phát triển thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần, gây dựng nền tảng phát triển trong tương lai.
8. Năm nổi loạn của vàng, tỷ giá và lãi suất
Trước lực đẩy giá vàng thế giới lên tới 1.411,6 USD/oz vào ngày 9/11, cộng với yếu tố đầu cơ và quan hệ luẩn quẩn “vàng – đô” giá vàng trong nước vọt lên mốc chưa từng có trong lịch sử: 38,2 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới và cao hơn mức giá trong nước trước đó vài tiếng đồng hồ trên 2 triệu đồng/lượng.
Cùng với vàng, tỷ giá được coi là vấn đề nóng bỏng của năm qua.
Trong khi hàng loạt quốc gia lo đối phó với sự tăng giá của bản tệ so với USD thì ở Việt Nam tiền đồng lại giảm giá, Ngân hàng Nhà nước phải hai lần điều chỉnh giảm giá trị VND so với USD.
Năm 2010 còn là năm của “dùng dằng lãi suất”. Năm 2008, đánh dấu sự can thiệp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường tiền tệ thông qua Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 nhằm ổn định dòng tiền lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Theo đó, mọi giao dịch gửi và vay đối với ngân hàng đều không vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố từng thời kỳ.
Bước sang 2009 và 2010, mặc dù tình hình đã khác nhưng “vòng kim cô” này nửa bỏ, nửa không. Cụ thể, ngày 14/4/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN chỉ cho phép tổ chức tín dụng “cho vay theo lãi suất thỏa thuận” và như thế, mặc nhiên lãi suất huy động vẫn phải tuân thủ Quyết định 16.
Tuy nhiên, thông tư này không ngăn được tình trạng “vốn chạy lòng vòng” mặc dù Hiệp hội ngân hàng nhiều lần vận động các tổ chức tín dụng đồng thuận huy động không quá 12%/năm hoặc 14%/năm. Cực chẳng đã, ngày 14/12/2010, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành Công văn số 9779/NHNN-CSTT, ấn định mức lãi suất huy động tối đa 14%/năm, những ngân hàng nào phá rào sẽ bị xử lý theo các chế tài nghiêm ngặt.
Dù vậy, các ngân hàng vẫn tìm mọi cách để lách cơ chế, làm trầm trọng thêm tình trạng “cơ chế hai giá” trong nền kinh tế.
9. Thiên tai, mưa lũ lớn hoành hành miền Trung
Thiệt hại do các đợt mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã làm 155 người chết, 29 người mất tích, gây thiệt hại về kinh tế 11.600 tỷ đồng.
Ước tính, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm đã làm hơn 260 người chết; 96 người mất tích; 491 người bị thương; hơn 6000 nhà bị đổ, sập, trôi; 471.985 nhà bị ngập, hư hại và tốc mái. Diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại là hơn 312.000 ha... Ước tính tổng thiệt hại về vật chất khoảng 16.055 tỷ đồng.
Trong cơn lũ dữ, các tỉnh miền Trung đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, khẩn trương của Nhà nước; huy động mọi lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; đồng thời có nhiều giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ các tỉnh, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau mưa lũ. Trực tiếp Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan... đã đến thăm và kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ, lụt tại các tỉnh.
Ngoài việc huy động các lực lượng cứu trợ, Chính phủ cũng hỗ trợ về vật chất hai đợt là: 730 tỷ đồng và 14.000 tấn gạo. Đồng thời Chính phủ đã tạm ứng cho các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên 110 tỷ đồng và 3.500 tấn gạo. Bên cạnh những mặt được về công tác phòng chống, ứng phó, cứu trợ, mưa lũ lịch sử đi qua, nhưng còn đó những vấn đề tồn tại, những bài học về sự chủ động ứng phó, phòng chống với thiên tai, lũ lụt; công tác chuẩn bị tại chỗ khi có mưa lũ lớn đảm bảo phương tiện và lương thực dự trữ; việc cứu trợ sau bão lụt; về việc quản lý vận hành các hồ, đập... ở miền Trung trong mùa mưa lũ.
10. Quốc tế ghi nhận mô hình giảm nghèo của Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo đã được triển khai và giành được những kết quả rất quan trọng, thành tựu xóa đói giảm nghèo đã góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Đây là một chương trình quan trọng nằm trong chương trình thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành chính sách giảm nghèo kịp thời, đúng thực tiễn.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh, từ 22% năm 2005 xuống còn 11,3% năm 2009 và còn 9,45% trong năm 2010. Những con số này vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Năm 2010, Chương trình 135 giai đoạn 2 kết thúc, các mục tiêu cơ bản đã đạt được: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% và tăng thu nhập lên 3,5 triệu đồng/hộ/năm, góp phần tạo nên diện mạo mới về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Những kết quả đó được Chính phủ và cộng đồng quốc tế ghi nhận của mô hình giảm nghèo ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế chương trình giảm nghèo giai đoạn 2001- 2010 chưa thật sự hiệu quả, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo còn có sự chồng chéo. Trong việc xây dựng chương trình giảm nghèo 5 năm và tầm nhìn 10 năm tới giai đoạn 2011-2020, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nghị quyết chung về giảm nghèo. Theo đó, sẽ thể hiện chủ trương giảm nghèo toàn diện trong lĩnh vực việc làm, đời sống, nhà ở, môi trường và điều quan trọng là phải hướng người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế và hạ tầng cơ sở tốt.