160 nghìn tỷ tiền kho bạc đang "kê cao" tại ngân hàng
Tính đến cuối tháng 8/2017, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng là khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng tới 68% so với đầu năm
Theo báo cáo cập nhật của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, một lượng vốn lớn của Kho bạc Nhà nước đang gửi tại các ngân hàng thương mại, góp phần cải thiện chỉ báo tiền gửi và thanh khoản hệ thống.
Báo cáo cho biết, ước tính đến hết tháng 8/2017, tín dụng đã tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 10,2%).
Trong đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia lưu ý, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Cụ thể, ước tính đến cuối tháng 8/2017, tín dụng ngoại tệ đã tăng trưởng tới khoảng 11,5%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2016 (chỉ tăng 1,7%). Tín dụng ngoại tệ tập trung ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.
Trước tốc độ tăng tín dụng khá cao nói trên, huy động vốn của các tổ chức tín dụng cũng có mức tăng trưởng khá; đến cuối tháng 8/2017 ước tăng 9,1% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 11,4%).
Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng. Tính đến cuối tháng 8/2017, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước là khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng tới 68% so với đầu năm.
Sự gia tăng của loại tiền gửi trên cấu thành trạng thái thanh khoản hệ thống ngân hàng có diễn biến thuận lợi những tháng gần đây. Nhưng mặt khác, nó tiếp tục phản ánh tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm mà Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo xử lý.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng thuận lợi một phần phản ánh ở diễn biến giảm sâu của lãi suất trên thị trường ngân hàng, cùng hoạt động phát hành tín phiếu hút bớt tiền về của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.
Tuy nhiên, tuần qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên rõ rệt. Như ở lãi suất VND qua đêm, sau khi giảm sâu về sát mốc 0,5%/năm, đến cuối tuần qua đã phục hồi lên khoảng 0,83-0,9%/năm.
Ở một phản ánh khác, thanh khoản hệ thống ngân hàng và triển vọng lãi suất thấp đã có chiều hướng thay đổi ngược lại, trên kênh phát hành trái phiếu Chính phủ.
Cụ thể, các tuần cuối tháng 8 đã đánh dấu hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ gặp nhiều khó khăn. Như tuần vừa qua, Kho bạc Nhà nước chỉ gọi thầu 2.000 tỷ đồng cho bốn kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm, nhưng ngoại trừ kỳ hạn 10 năm huy động được 200/500 tỷ đồng gọi thầu, không có bất kỳ khối lượng phát hành nào ở ba kỳ hạn còn lại.
Khó khăn trên có thể lý giải từ biến chuyển về kỳ vọng lãi suất và thanh khoản hệ thống ngân hàng đã không còn nhiều thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trái phiếu của Kho bạc Nhà nước.
Báo cáo cho biết, ước tính đến hết tháng 8/2017, tín dụng đã tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 10,2%).
Trong đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia lưu ý, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Cụ thể, ước tính đến cuối tháng 8/2017, tín dụng ngoại tệ đã tăng trưởng tới khoảng 11,5%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2016 (chỉ tăng 1,7%). Tín dụng ngoại tệ tập trung ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.
Trước tốc độ tăng tín dụng khá cao nói trên, huy động vốn của các tổ chức tín dụng cũng có mức tăng trưởng khá; đến cuối tháng 8/2017 ước tăng 9,1% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 11,4%).
Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng. Tính đến cuối tháng 8/2017, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước là khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng tới 68% so với đầu năm.
Sự gia tăng của loại tiền gửi trên cấu thành trạng thái thanh khoản hệ thống ngân hàng có diễn biến thuận lợi những tháng gần đây. Nhưng mặt khác, nó tiếp tục phản ánh tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm mà Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo xử lý.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng thuận lợi một phần phản ánh ở diễn biến giảm sâu của lãi suất trên thị trường ngân hàng, cùng hoạt động phát hành tín phiếu hút bớt tiền về của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.
Tuy nhiên, tuần qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên rõ rệt. Như ở lãi suất VND qua đêm, sau khi giảm sâu về sát mốc 0,5%/năm, đến cuối tuần qua đã phục hồi lên khoảng 0,83-0,9%/năm.
Ở một phản ánh khác, thanh khoản hệ thống ngân hàng và triển vọng lãi suất thấp đã có chiều hướng thay đổi ngược lại, trên kênh phát hành trái phiếu Chính phủ.
Cụ thể, các tuần cuối tháng 8 đã đánh dấu hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ gặp nhiều khó khăn. Như tuần vừa qua, Kho bạc Nhà nước chỉ gọi thầu 2.000 tỷ đồng cho bốn kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm, nhưng ngoại trừ kỳ hạn 10 năm huy động được 200/500 tỷ đồng gọi thầu, không có bất kỳ khối lượng phát hành nào ở ba kỳ hạn còn lại.
Khó khăn trên có thể lý giải từ biến chuyển về kỳ vọng lãi suất và thanh khoản hệ thống ngân hàng đã không còn nhiều thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trái phiếu của Kho bạc Nhà nước.